Đề tài Xây dựng bài tập nhận thức cho sách giáo khoa địa lí 10 - Ban cơ bản trung học phổ thông

Hịên nay, đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề được ngà nh

giáo dục l ấy làm nhiệm vụ trọng tâm. Và đặc bi ệt là vấn đề đổi mới phương pháp dạ y

học trong các trường trung học nói chung và dạy Địa lí nói riêng. Để đóng góp một

phần nhỏ vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí, trong báo cáo khoa học

lần này, chúng em xây dựng các bài tập nhận thức - một công cụ sử dụng có hiệu qủa

trong dạy học- cho sách giáo khoa Địa lí 10 - BCB - Trung học phổ thông.

pdf5 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3030 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng bài tập nhận thức cho sách giáo khoa địa lí 10 - Ban cơ bản trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 XÂY DỰNG BÀI TẬP NHẬN THỨC CHO SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 10 - BAN CƠ BẢN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hằng, K56TN Nguyễn Thị Yến, K56TN Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng ĐẶT VẤN ĐỀ Hịên nay, đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề được ngành giáo dục lấy làm nhiệm vụ trọng tâm. Và đặc biệt là vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong các trường trung học nói chung và dạy Địa lí nói riêng. Để đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí, trong báo cáo khoa học lần này, chúng em xây dựng các bài tập nhận thức - một công cụ sử dụng có hiệu qủa trong dạy học- cho sách giáo khoa Địa lí 10 - BCB - Trung học phổ thông. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1.Cơ sở lí luận của đổi mới phương pháp dạy học Địa lí trong trường THPT và đổi mới bằng việc sử dụng các bài tập nhận thức Hiện nay, trong ngành giáo dục và đào tạo đang tíên hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, năng động, chủ động, sáng tạo của học sinh, trên cơ sở lấy người học làm trung tâm. Vậy tại sao phái đổi mới phương pháp giảng dạy? Và làm như thế nào để đổi mới có hiệu quả. Trong bài tập nghiên cứu này, các tác giả xin đưa ra một công cụ dạy học có vai trò rất quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học: đó là xây dựng các bài tập nhận thức cho học sinh lớp 10, ban cơ bản, trường trung học phổ thông. Phải tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy vì: Đặc điểm cơ bản của quá trình dạy học hiện nay ở trường phổ thông là: Hoạt động học của học sinh ngày càng được tích cực hoá trên cơ sở nội dung ngày càng hiện đại hoá; học sinh có vốn sống và năng lực nhận thức phát triển hơn so với học sinh cùng lứa tuổi trong thời kì trước; học sinh có xu hướng vượt ra khỏi nội dung kiến thức và kĩ năng mà chương trình qui định. Hơn nữa quá trình học tập hiện nay được tiến hành trong điều kiện vật chất và phương tiện ngày càng hiện đại. Với những đặc điểm trên, quá trình dạy học trong nhà trường nói chung hay quá trình dạy học địa lí nói riêng không thể giữ cách dạy học truyền thống. Các mục đích, nội dung và chương trình sách giáo khoa ở các bậc phổ thông đã được đổi mới. Động lực cực kì quan trọng đối với việc đổi mới, đóng góp quan trọng đưa sự nghiệp đổi mới vào hiện thực, đó là lực lượng giáo viên và học sinh- mà người đầu tiên phải kể đến là giáo viên. Có sự thay đổi, tiến bộ về cơ sở vật chất và các phương tiện để dạy học địa lí. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục: thông qua tích cực, tự giác hoạt động, học sinh nắm bài học một cách chủ động, đồng thời, học sinh biết cách liên hệ, kết hợp với các kiến thức đã có để khai thác bài mới, tức là đã rèn luyện khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp của học sinh. 2 Một trong những con đường đổi mới phương pháp dạy học địa lí trong nhà trường phổ thông có hiệu quả là tổ chức cho học sinh tích cực, độc lập giải các bài tập nhận thức trong các giờ giải trên lớp. Đây là một thay đổi căn bản trong quá trình dạy học ở phổ thông, là một trong các biện pháp tích cực hoá người học. Mục đích của bài tập nhận thức là tạo ra những cơ hội, tình huống dạy học địa lí để học sinh phải động não, phải tư duy, làm việc một cách chủ động, tích cực, độc lập và hợp tác với các bạn cùng lớp để tiếp thu kiến thức mới, củng cố kiến thức đã học, phát triển các thao tác tư duy và hình thành các nhận thức, tư tưởng, thế giới quan khoa học. Như vậy về thực chất, dạy địa lí bằng bài tập nhận thức là sự phối hợp thống nhất giữa hoạt động chỉ đạo, điều khiển của thầy và hoạt động tích cực, sáng tạo, chủ động của trò trong quá trình giải các bài tập nhận thức, nhằm đạt được các mục đích dạy học đã định. Nói một cách đơn giản, đây là việc tổ chức dạy học điạ lí theo kiểu thầy thiết kế, trò thi công. Đổi mới dạy học địa lí trong nhà trường phổ thông bằng các bài tập nhận thức. Thành công của việc hướng dẫn học sinh giải các bài tập nhận thức không chỉ phát triển tư duy mà còn phát triển những phẩm chất trí tuệ, trước hết đó là tính tích cực, độc lập nhận thức. Đây là hai đặc trưng quan trọng của dạy học hiện nay, trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão. Những điều kiện cơ bản để tổ chức cho học sinh giải các bài tập nhận thức. - Để hướng dẫn học sinh giải các bài tập nhận thức một cách có hiệu quả thì việc đầu tiên là soạn thảo một hệ thống các bài tập nhận thức: giáo viên cần nắm vững các kiểu, loại và các dạng bài tập nhận thức. Biến hoá các nội dung của bài tập nhận thức. Để đạt hiệu quả cao hơn thì cần phân hoá các bài tập để cá thể hoá các hoạt động tích cực của học sinh, điều đó cần phải có hệ thống các bài học với mức độ khó dễ khác nhau. Các đối tượng học sinh có trình độ khác nhau (học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu) thì cần có các bài tập nhận thức với mức độ yêu cầu phù hợp, đảm bảo tính vừa sức. - Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học tích cực. Trong từng điều kiện cụ thể: khả năng của giáo viên, trình độ nhận thức của học sinh, phương tiện và đồ dùng dạy học mà quyết định hình thức tổ chức dạy học thích hợp. Tạo đủ nguồn thông tin để học sinh giải bài tập nhận thức. - Các yêu cầu để đưa hệ thống các bài tập nhận thức vào trong chương trình giảng dạy địa lí lớp 10 ban cơ bản, trung học phổ thông: Đảm bảo tính cơ bản và tính tổng hợp của hệ thống các bài tập nhận thức; Đảm bảo tính kế thừa và phụ thuộc lẫn nhau của các bài tập nhận thức; Đảm bảo tính thực tiễn và có hiệu quả của hệ thống các bài tập nhận thức. 2. Xây dựng và biến hóa các bài tập nhận thức ở lớp 10 của học sinh THPT Bài tập nhận thức với tư cách là một bài toán, thường bao gồm các thành tố cơ bản là: cái cho, cái tìm, và chương trình giải (algorit). Nếu kí hiệu các điều kiện của bài 3 tập nhận thức là ĐK, các yêu cầu là YC, và chương trình giải là Alg, ta có bảng phân loại các bài tập nhận thức như sau: Kiểu bài tập nhận thức Cái cho Cái tìm 1. Chấp hành ĐK và Alg YC 2. Tái lập YC và Alg ĐK 3. Biến đổi ĐK và YC Alg 4. Xây dựng YC ĐK và Alg Kiểu bài tập chấp hành: dựa vào đặc điểm của ngành nông nghiệp, bằng cách so sánh, hãy xác lập các đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp? Kiểu bài tập xây dựng: dựa vào hình 15, bài 15, sách giáo khoa địa lí 10 (ban cơ bản), em hãy trình bày vòng tuần hoàn lớn và nhỏ trên Trái đất? Kiểu bài tập biến đổi: Dựa vào sách giáo khoa, em hãy xác định nội dung cơ bản của mối quan hệ cung-cầu và hoàn thành bảng sau: Đây là bài tập áp dụng đối với học sinh trung bình Tác động Quan hệ cung- cầu Giá cả Nhà sản xuất Người tiêu dùng 1. Cung > cầu ………. …………. ……….. 2. …………. Giá đắt …………… …………. 3…………. ……………… cả 2 cùng có lợi Kiểu bài tập tái lập: Sơ đồ hoá các nhân tố hình thành đất? Hoàn thành sơ đồ sau Đá mẹ Địa hình Khí hậu Sinh vật Đóng vai trò chủ đạo ĐẤT Thời gian Con người hoạt động sản xuất Các bài tập củng cố dành sau bài học cho phần II, bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Và hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất Câu 1. Nguyên nhân gây nên hiện tượng ngày và đêm? Câu 2. Một chuyến bay từ Bắc Kinh đến Hà Nội mất 2 giờ đồng hồ. Lúc cất cánh là 6h (giờ Bắc Kinh). Hỏi khi đến Hà Nội là mấy giờ? (giờ Hà Nội) Bài tập nhận thức cho bài 9: Tác động của ngoại lực đến bề mặt Trái Đất Dựa vào SGK phần II.1 và sự hiểu biết của bản thân, em hãy hoàn thành phiếu học tập sau: 4 Tiêu chí Phong hoá hoá học Phong hoá vật lí Phong hoá sinh học Khái niệm Nguyên nhân Kết quả Bài tập nhận thức của bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp Câu 1: Chọn đáp án đúng Luyện kim màu sản xuất ra: a.Thép, nhôm, đồng c.Gang, thiếc, kẽm b.Đồng, nhôm, vàng d.Cả b và c đều đúng 12 Câu 2: Nối các ý ở cột A với cột B sao cho hợp lí: A B Ti vi Công nghiệp cơ khí Máy bơm Phân bón Điện thoại Công nghiệp điện tử-tin học Công nghiệp hoá chất 5 KẾT LUẬN Trên cơ sở lí luận của dạy học địa lí, đề tài đã tập trung đi sâu vào việc xây dựng các bài tập nhận thức trong sách giáo khoa địa lí 10, ban cơ bản, nhằm đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 10. Các bài tập nhận thức trên được sử dụng với các mục đích là: khai thác tri thức trong giảng dạy bài mới và dùng làm bài tập củng cố sau mỗi bài học, có thể sử dụng trong các bài ôn tập, hoặc để kiểm tra, đánh giá sự nhận thức của học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Văn Đức, 2005. Lí luận dạy học Địa lí phần đại cương. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Hà Nội. [2] Trần Đức Tuấn, 2007. Hướng dẫn biên soạn và giải bài tập Địa lí 11. NXB Giáo dục. [3] Lê Thị Đào. Tổ chức cho học sinh giải bài tập nhận thức trong các giờ học trên lớp 10, ban cơ bản. Luận án tiến sĩ.

File đính kèm:

  • pdfXay dung bai nhan thuc cho SGK Dia li 10.pdf