Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của việc dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học:
Giáo dục hiện đại chú ý nhiều đến chức năng phát triển bên cạnh chức năng giáo dưỡng và giáo dục ở phương pháp dạy học nhằm phát triền nhân cách học sinh một cách toàn diện. Riêng môn Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua các phân môn: Tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập viết, học vần, kể chuyện, tập làm văn. Trong đó phân môn tập làm văn là một trong những phân môn có giá trị đặc biệt quan trọng nó góp phần rèn luyện các hiểu biết, kỹ năng vận dụng Tiếng Việt và từng bước hoàn thiện cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
19 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Về dạy tập làm văn “ kể lại chuyện đã nghe , đã đọc ” cho học sinh lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bay đến đậu lại trên cây khế . Nó ăn hết trái này đến trái khác, người em buồn rầu nói với chim : Chim ăn hết khế ta lấy gì sinh sống .Nghe vậy đại bàng liền nói. Ăn một quả trả cục vàng may túi ba gang mang đi mà đựng".
Nghe lời chim dặn, người em may một cái túi ba gang . Hôm sau đại bàng bay đến chở người em ra một đảo xa tít ngoài khơi. Đây là một hòn đảo có nhiều vàng bạc châu báu. Người em lấy đầy túi vàng rồi cưỡi lên lưng chim bay về. Từ đó người em trở nên giàu sang phú quý .
Thấy em mình trở nên giàu có, người anh tìm đến lân la dò hỏi. Người em kể hết sự tình cho anh mình nghe. Máu tham bốc lên, người anh đòi đổi cả gia tài của mình để lấy cây khế. Thương anh, người em bằng lòng đổi.
Ngày ngày cả hai vợ chồng người anh thay nhau túc trực bên cây khế. Đại bàng đến ăn khế . Người anh giả vờ kêu nghèo kể khổ. Đại bàng cũng dặn người anh như nói với người em trước đây . Hắn về nhà may sẵn một cái túi mười hai gang . Chim đến chở hắn ra đảo . Hắn hoa mắt trước đảo vàng, cố nhét thật đầy vàng bạc vào cái túi rồi khệ nệ kéo túi vàng lên lưng chim bay về .
Dọc đường do túi vàng quá nặng , đại bàng không thể bay nổi , liền nghiêng cánh hất túi vàng và người anh xuống biển. Kết thúc số phận của một kẻ tham lam .
B. PHƯƠNG PHÁP KỂ LẠI CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC CÓ THAY ĐỔI NGÔI KỂ SO VỚI VĂN BẢN TRUYỆN .
a) Học sinh cần hiểu thế nào là thay đổi ngôi kể .
- Bình thường mở đầu chuyện “Cây tre trăm đốt ”được kể như sau “Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có một anh trai cày tên là Khoai. Anh đi làm cho một phú ông ....”
- Lại có học sinh mở đầu câu truyện khác đi :
“ Tôi là Khoai, là một anh nông dân hiền lành. Tôi sống từ rất lâu rồi, từ ngày xửa ngày xưa ấy. Nhà tôi nghèo, không có ruộng nên tôi phải làm cho phú ông.... ”
Tiếp sau đó anh Khoai đứng ra kể lại câu chuyện của mình bị phú ông lừa ra sao? Bụt cho câu thần chú thế nào để tạo thành cây tre trăm đốt? Cảnh phú ông và gia đình bị dính vào cây tre trăm đốt ra sao và kết cục anh lấy được con gái phú ông.
+ Hai cách kể này giống nhau là cùng cốt truyện, khác nhau ở ngôi kể .
Cách kể thứ nhất là dùng lời người dẫn chuyện .
Cách kể thứ hai là dùng lời của nhân vật chính trong truyện : Anh Khoai ở sách giáo khoa lớp 4( trang 142) “ Kiểu bài chuyển đổi ngôi kể ”.
Ví dụ : Kể lại câu chuyện “ Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi ” bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa có thể viết như sau :
Tôi là một chủ tàu người Pháp, đã từng bán tàu của mình cho Bạch Thái Bưởi. Bị thua lỗ, tôi rất buồn nhưng dẫu sao cũng phải kính phục người đã hạ gục mình .Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ ...
* Một chuyện có nhiều nhân vật, có thể kể lại chuyện đó bằng lời của bất kỳ nhân vật nào trong truyện nhưng đặc biệt nhất là nhân vật chính, nhân vật quan trọng biết nhiều việc, nhiều người, nhiều cảnh .
b) Những nét đặc sắc khi thay đổi ngôi kể .
Cách thay đổi ngôi kể làm cho mỗi lần kể câu chuyện lại có nét riêng .Nghe anh Khoái, nhân vật chính kể lại câu chuyện “Cây tre trăm đốt ” ta thấy như không phải nghe một chuyện cổ tích mà nghe lời tâm sự của anh về những cảnh ngộ mình trải qua. Bởi thế anh xưng “tôi”và đổi chỗ có điều kiện bộc bạch tâm trạng của mình .
Ví dụ : Tôi đi hết ngày này sang ngày khác trong rừng đếm mãi mà chẳng có cây tre nào đủ trăm đốt cả. Tôi buồn chán quá, thấy mình thua cuộc rồi bật khóc. Tôi đang nức nở khóc bỗng có ai đặt tay lên vai tôi và một giọng êm ái cất lên “ Tại sao con lại ngồi khóc giữa rừng ? ”
Đối với dạng bài này, giáo viên cần giúp cho học sinh xác định ngôi kể, chuyển từ người dẫn chuyện sang lời nhân vật kể khi mà nhân vật kể thì phải điều chỉnh ngôi kể ( dùng đại từ tôi ). Trong quá trình kể cần bộc bạch tâm trạng của nhân vật.
c) Các bước làm một bài văn kể lại chuyện đã nghe, đã đọc có thay đổi ngôi kể so với văn bản truyện .
Bước 1: Chuẩn bị kể lại chuyện.
+ Học sinh đọc hoặc nhớ lại cốt truyện.
+ Xác định ngôi kể, điều chỉnh khi thay đổi ngôi kể, dùng đại từ “Tôi”
Bước 2 : Ghi lại các ý chính.
Bước 3 : Học sinh kể lại bằng lời kể của mình.
Bước 4 : Hoàn chỉnh bài văn ( đọc lại bài, chỉnh sửa ...)
Ví dụ : “ Kể lại chuyện búp bê của ai ” bằng lời kể của búp bê lớp 4.
Bước 1 : Chuẩn bị kể lại chuyện .
- Học sinh nhớ lại chuyện.
- Xác định ngôi kể : Chuyển từ lời của người dẫn chuyện sang lời của búp bê. Búp bê đứng ra kể nên phải dùng đại từ tôi .
Bước 2 : Ghi các ý chính của từng đoạn.
Mở bài : Đoạn 1: Giới thiệu câu chuyện .
Thân bài : Đoạn 2: Búp bê trở thành bạn của cô bé Nga.
Đoạn 3: Thái độ hờ hững của cô bé Nga làm mọi người dận và bỏ đi .
Đoạn 4: Búp bê buồn và cũng bỏ đi . Búp bê gặp và được sống trong vòng tay ấm áp của cô chủ mới.
Kết bài : Suy nghĩ của búp bê
Đoạn 3 : - Học sinh kể lại ( viết bài )
Đoạn 4 : - Học sinh đọc lại bài, khảo lại bài .
Tóm lại: Khi thay đổi ngôi kể cần có sự sắp xếp lại truyện ( về trình tự các sự việc đã xẩy ra, về thời gian , địa điểm về lời xưng hô giữa các nhân vật ... )Nhưng điều quan trọng là không được thay đổi cốt truyện, nhân vật và ý nghĩa của truyện và cần tả kỹ tâm trạng của nhân vật .
4. Hiệu quả:
Từ cách làm trên tôi đã thu được kết quả tiến hành khảo sát chất lượng với đề bài như sau : Kể lại chuyện “ Búp bê của ai ” bằng lời kể của búp bê .
Thời gian làm bài 40 phút
Sau khi cùng chấm bài chúng tôi thu được kết quả như bảng sau :
Lớp
Số lượng học sinh
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
4A
27 em
10
37%
15
55,6%
2
7,4%
0
Qua kết quả khảo sát chúng tôi thấy rằng “ Phương pháp luyện tập viết bài văn kể lại chuyện đã nghe, đã đọc ” cho học sinh lớp 4 đã có kết quả rõ rệt. Đặc biệt không có em nào bị điểm yếu. Mặt khác học sinh không những kể lại đầy đủ nội dung cốt truyện mà lời văn trôi chảy, biết dừng đoạn, biết sáng tạo biết bộc lộ nội tâm nhân vật. Nói chung là bài văn khá hấp dẫn.
Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng: “Phương pháp luyện tập viết bài văn kể lại chuyện đọc đã nghe” đã có kết quả. Nhiều em đã phát triển năng lực viết văn bộc lộ năng khiếu của mình. Đặc biệt với phương pháp này đã rèn kĩ năng nhớ lại các chi tiết , nhân vật , diễn biến chính của câu chuyện, rèn kỹ năng sắp xếp chi tiết , biết nhấn mạnh chi tiết chính, lướt qua các tình tiết phụ. Học sinh biết dùng từ đặt câu và đặc biệt rèn kỹ năng đọc lại bài , sửa chữa bài văn của mình để bài văn hấp dẫn người đọc .
III. KẾT LUẬN:
Nội dung, ý nghĩa, hiệu quả của đề tài:
- Trang bị kiến thức và rèn luyện các kỹ năng làm văn .
- Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống , rèn luyện tư duy lô gic , tư duy hình tượng ; bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ hình thành nhân cách cho học sinh .
- Học sinh chủ động hơn, hứng thú hơn, kết quả làm bài của học sinh tốt hơn so với trước dẫn đến kết quả học tập đạt cao hơn.
- Giáo viên xác định được mục tiêu dạy học theo phương pháp mới, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học. Giáo viên đóng đúng vai trò người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động.
- Xác định đúng đặc trưng bộ môn, vị trí, mục tiêu theo chuẩn kiến thức kỹ năng.
- Hình thành phương pháp và kỹ năng quan sát gắn với từng kiểu bài để học sinh có đủ ý. Sau đó giúp các em hình thành dàn ý chi tiết, mạch lạc, hợp lý làm cơ sở cho học sinh viết đoạn, viết bài tốt.
- Có tinh thần trách nhiệm cao “Vì sự nghiệp giáo dục toàn diện trẻ”, có lòng tận tụy, yêu thương học sinh. Nghiên cứu bài dạy, chuẩn bị chu đáo các hoạt động dạy học cũng như các dụng cụ trực quan hỗ trợ cho tiết học đạt hiệu quả cao.
- Luôn động viên, khen ngợi kịp thời các em học sinh yếu dù là tiến bộ nhỏ nhất. Không áp đặt, không chê bai khi học sinh viết sai, viết thiếu ý hoặc diễn đạt câu chưa đúng.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Sau khi nghiên cứu về dạy tập làm văn “kể lại chuyện đã nnghe, đã đọc ”cho học sinh lớp 4 và tiến hành thực nghiệm trên học sinh và đã thu được kết quả. Chúng tôi rút ra kết luận như sau :
+ Đối với bài kể chuyện. Kể lại chuyện đã nghe, đã đọc theo ngôi kể của văn bản truyện hay kể lại truyện đã đọc đã nghe có thay đổi ngôi kể so với văn bản truyện thì giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ lại chuyện hoặc nhớ lại một cách đầy đủ, chính xác chuyện.
+ Sau đó liệt kê ra giấy các chi tiết chính tạo nên cốt truyện, nhân vật chính của chuyện. Nguyên tắc là không để thiếu chi tiết chính, các nhân vật chính . Sau
khi nắm được các sự việc và chi tiết chính, cần sắp xếp chúng theo trình tự của văn bản và học sinh đã có dàn ý của câu truyện sẽ kể.
+ Học sinh kể lại câu truyện bằng ngôn ngữ của mình và trí tưởng tượng để sáng tạo thêm các chi tiết hấp dẫn tạo sự mới mẻ, sinh động cho câu chuyện.
+ Sau cùng là bắt buộc học sinh phải đọc lại bài văn kể chuyện của mình để phát hiện ra lối như lỗi về cách dùng từ, lỗi về dấu câu ... để hoàn chỉnh bài văn.
Nói tóm lại: để bài văn kể chuyện của học sinh được hấp dẫn và hay thì giáo viên yêu cầu học sinh phải tôn trọng bốn bước ( 4 nhiệm vụ ) mà chúng tôi đã trình bày .
- Trong quá trình giảng dạy kiểu bài kể, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh cách dùng từ, đặt câu đặc biệt là cách mở bài, kết bài hợp lý. Tập cho học sinh cách dựng đọan văn có sẵn mở đầu và kết thúc đoạn, có sự liên kết giữa đoạn này với đoạn khác để tạo sự minh bạch của bài văn , tránh sự lặp đi lặp lại một chi tiết nào đó. Đặc biệt giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết kể xen với tả , biết bộc bạch tâm sự, suy nghĩ nội tâm nhân vật hoặc là lời nhận xét của bản thân trước tình huống của câu chuyện để kích thích trí tưởng tượng phong phú của các em.Tuy nhiên giáo viên không yêu cầu quá cao với tất cả học sinh mà phải xác định rõ mục tiêu dạy học , mục tiêu kiến thức của từng bài để từ đó nâng cao dần năng lực viết văn của các em .
- Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng để dạy tập làm văn kiểu bài “ Kể lại truyện đã nghe, đã đọc ’’ cho học sinh lớp 4 và đã đạt được kết quả tương đối tốt. Vậy tôi xin mạnh dạn viết lên kinh nghiệm này, kính mong quý thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp góp ý thêm.
XÁC NHẬN CỦA BGH NGƯỜI VIẾT SKKN
Lưu Thị Hồng Ngân
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem 4A.doc