Đề tài Văn học nước ngoài trong chương trình tiểu học

. MỤC TIÊU
1. VỀ KIẾN THỨC
Trình bày được những kiến thức về văn học nước ngoài và những tác phẩm văn học nước ngoài được dạy trong nhà trường Tiểu học

ppt51 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 17206 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Văn học nước ngoài trong chương trình tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chống lại cái rét và rút ngắn quãng đường đến với lâu đài của bà Chúa Tuyết... Chuyện thứ bảy: Việc xảy ra trong lâu đài bà Chúa Tuyết ...Trải qua bao khó khăn và thử thách, cuối cùng hai em bé đã gặp nhau trong lâu đài của bà Chúa Tuyết. Em mừng quá và ôm chặt lấy Kay nhưng Kay vẫn đứng trơ ra, lạnh lùng, vô cảm. Gerda òa lên khóc làm cho những giọt lệ nóng hổi rơi vào ngực và thấm vào tim Kay. Nước mắt làm tan nước đá và đánh tan mảnh gương quỷ trong tim cậu bé. Kay nhìn Gerda và hai em hát lên bài hát các em thường hát. Kay cảm động quá, khóc nức nở làm mảnh gương trong mắt trôi ra ngoài. Giây phút ấy cảm động đến nỗi cả những mảnh băng vỡ cũng nhảy nhót vui mừng, cho đến lúc mệt nhoài chúng mới chịu nằm im. Nhưng kỳ diêu thay, chúng nằm im thì mặt đất hiện ra hai chữ "VĨNH CỬU" do bà chúa Tuyết đề ra. Các em bé đã thoát khỏi lâu đài của bà Chúa Tuyết. Khi về, họ gặp lại những người bạn cũ để cảm ơn và từ biệt để về nhà. Kết thúc câu chuyện, chúng mới hiểu ý nghĩa của câu thánh thi mà chúng đã thường hát hằng ngày: "Hồng mọc đầy trong thung lũng Nơi cậu bé Giêsu đang phán bảo ta". Sau cùng, hai đứa đã lớn nhưng tâm hồn chúng vẫn trẻ con. Mùa hạ vẫn sáng rực lên, mùa hạ nóng bức và nhân hậu. 2.2.2 Grim và tác phẩm Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn a) Đôi nét về tác giả Grim là họ của hai anh em nhà bác học và nhà văn người Đức: Jacob Grim (1785 - 1863) Wilhelm Grim (1786 - 1859). Họ là những người có hoạt động thống nhất trong cuộc đời và trong cả sự nghiệp. Họ cùng sinh trưởng trong một gia đình công chức, cùng tốt nghiệp đại học và cùng dành nhiều tâm lực cho nghiên cứu ngôn ngữ và văn học. Grim đã từng làm người trông coi thư viện cho nhà vua, làm giáo sư đại học tổng hợp Béclin, làm Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Béclin và từng làm thành viên của Nhóm lãng mạn chủ nghĩa Đức. Bộ sách do anh em nhà Grim sưu tập được có hơn hai trăm truyện, trong đó có những truyện nổi tiếng nhất như: Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, Người đẹp ngủ trong rừng, Lọ Lem, Con ngỗng vàng, Con yêu râu xanh, con mèo đi hia,... Anh em nhà Grim đã có công lớn đối với văn học Đức về các phương diện sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian, ngôn ngữ học,...và được coi là những người sáng lập Khoa ngữ văn Đức. Họ cũng được coi là những người đặt nền móng cho ngành phôclo của Đức vào hồi đầu thế kỉ XIX. b) Đôi nét về tác phẩm Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn - "Ở hiền gặp lành", "ác giả ác báo" là quan niệm phổ biến trong dân gian và cũng là điều mơ ước thiết tha nhất của những người lao động từ ngàn xưa cho đến bây giờ. Những điều ấy thường được phản ánh trong các truyện cổ tích hay nhất của dân tộc ta cũng như của các dân tộc khác trên thế giới. - Truyện xoay quanh sắc đẹp của Bạch Tuyết và lòng đố kị ghét ghen của mụ Hoàng hậu độc ác. + Bạch Tuyết xinh đẹp, ngây thơ, trong trắng. Bạch Tuyết được nhiều người giúp đỡ, chở che và cứu sống, đó là: người thợ săn nhân hậu, bảy chú lùn tốt bụng, chàng hoàng tử từ tâm và cả đến chim muông trong rừng cũng một lòng quí mến, phù trợ. + Mụ Hoàng hậu vô cùng độc ác, ghét ghen một cách hèn hạ, xấu xa. Mụ không muốn bất cứ ai trên đời này được đẹp hơn mụ, kể cả Bạch Tuyết là con của nhà vua, chồng của mụ. Mụ đã bốn lần dùng những quỉ kế để hãm hại Bạch Tuyết. - Lần thứ nhất: mụ sai người mang Bạch Tuyết vào rừng rồi giết đi. - Lần thứ hai: mụ giả trang làm một bà hàng xén, tự mình vượt bảy ngọn núi đến nhà các chú lùn để dụ cho Bạch Tuyết mua chiếc áo lót đẹp và buộc thắt thật chặt để Bạch Tuyết nghẹt thở mà chết. - Lần thứ ba: mụ giả làm một bà lão đến nhà bảy chú lùn dụ dỗ Bạch Tuyết để giết chết nàng. - Lần thứ tư: mụ cũng tự tay tẩm thuốc độc vào một nửa quả táo để lừa cho Bạch Tuyết ăn và chết. - Kết cấu của truyện: có kết cấu đơn giản, dễ theo dõi những diễn biến tâm lí của các nhân vật. + Nàng Bạch Tuyết ngây thơ, trắng trong, khờ dại. Bạch Tuyết cũng như bao cô gái trẻ khác đều dễ quên những việc đã qua, dễ bị lừa phỉnh bởi những lời đường mật, những món quà hấp dẫn,...mặc dù Bạch Tuyết đã được các chú lùn căn dặn rất kĩ càng, nhưng vì nhẹ dạ, cả tin nàng vẫn quên hẵng và bị lừa gạt. + Mụ hoàng hậu nham hiểm, biết lợi dụng những điểm yếu ở tuổi trẻ của Bạch Tuyết để đưa nàng vào mẹo lừa. Sắc đẹp của Bạch Tuyết tăng lên đến đâu thì nỗi ghét ghen, đố kị và sự ích kỉ trong lòng mụ hoàng hậu cũng tăng lên đến đó. Yếu tố kì diệu Đây là nét rất chung của các truyện cổ tích Đông sang Tây. Yếu tố kì diệu luôn được can thiệp để phù trợ cho cái thiện có nguy cơ bị cái ác đè bẹp. Ở truyện này, ít nhất có 3 lần yếu tố kì diệu đã xuất hiện để cứu sống Bạch Tuyết, cứu sống cái thiện, chống lại cái ác. Đó cũng là ước muốn chung của nhân dân trong các truyện dân gian. Tóm lại, truyện Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn đã đem lại cho người đọc những cảm nhận, những suy nghĩ về cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác,...một cách thật sâu sắc, đủ để làm những bài học quí ở đời. 2.2.3 Hécto Malô và tác phẩm Không gia đình a) Đôi nét về tác giả Hécto Malô (1830 - 1907) sinh ra trong một thời kì có những biến động lịch sử quan trọng. Đây là lúc nền kinh tế tư sản phát triển mạnh, giai cấp công nhân ngày càng đông, đời sống giai cấp công nhân vô cùng khổ cực, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và đại công nhân càng gay gắt đã dẫn tới cách mạng năm 1848. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng nòng cốt của cách mạng nhưng một lần nữa họ lại bị lừa dối. Vì thế giai cấp công nhân không ngừng đấu tranh giành lại quyền lợi của mình mà đỉnh cao là Công xã Pari năm 1871. Vào thế kỉ XIX ở Pháp xuất hiện chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực. Hai dòng văn học này đã để lại cho nhân loại những tên tuổi khổng lồ và những tác phẩm bất hủ. Sinh ra trong thời kì cách mạng 1830 và trưởng thành trong bầu không khí Công xã Pari năm 1871 đồng thời sống trong không khí văn học của đất nước. Hécto Malô đã có những yếu tố hết sức cần thiết cho bản thân mình. Ông là nhà văn chuyên viết tiểu thuyết, ông đã có trên 70 tác phẩm. Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là tác phẩm Không gia đình b) Đôi nét về tác phẩm Tiểu thuyết Không gia đình kể lại cuộc đời lưu lạc của chú bé Rêmi, qua đó ca ngợi lòng nhân ái cao đẹp của con người, một yếu tố quan trọng giúp con người có những ý nghĩ và hành động đúng đắn để đạt tới hạnh phúc suốt đời. Tiểu thuyết này có những điểm đáng chú ý sau: - Truyện phản ánh cuộc sống nghèo khó của người lao động: như bà Bácbơranh, bác Acanh và đàn con đều lao động cần cù mà không gặp may. Bà Bácbơranh phải đi bán con bò sữa để có tiền cho chồng đi hầu kiện. Nhà bác Acanh bị mưa đá tàn phá hoa màu, lâm vào cảnh vỡ nợ, bác phải đi ngồi tù, gia đình li tán. Những người công nhân mỏ bị tai nạn vì nổ khí độc và nạn lụt mỏ đã cướp đi hàng trăm con người, trong đó có Rêmi cũng là nạn nhân. Và người trí thức như thầy giáo thì phải kiếm sống bằng nghề đánh giầy, khâu vá; người nhạc sĩ phải làm thêm nghề thợ cạo; người ca sĩ đã nổi danh một thời phải đổi tên để làm chủ một đoàn xiếc chó và khỉ...Đó là một hiện thực đen tối của những người lao khổ. - Truyện ca ngợi tấm lòng nhân ái, biết đùm bọc lẫn nhau trong hoạn nạn, sống với nhau có thủy có chung. Bà Bácbơranh nuôi dạy Rêmi như con đẻ; gia đình bác Acanh luôn sẵn sàng sẵn lòng cưu mang Rêmi khi em gặp nạn; cụ Vitali thương yêu Rêmi với tấm lòng nhân từ của một nhà giáo dục,... Tất cả những tấm lòng ấy đã để lại cho Rêmi những ấn tượng không bao giờ phai và ghi ơn sâu đậm khi có điều kiện thì biết đền ơn, đáp nghĩa một cách xứng đáng. Truyện đã ca ngợi tình bạn thủy chung giữa Rêmi và Matchia. Lúc sang lúc hèn đều bên nhau, tôn trọng, cảm thông, hi sinh cho nhau. Quả thật tấm lòng nhân ái trong hoàn cảnh Không gia đình đã trở thành mái ấm chở che cho những mảnh hồn cô đơn,... 2.2.4. Mácxim Gorki và tác phẩm Thời thơ ấu a) Đôi nét về tác giả Mácxim Gorki (1868-1936) Alêcxây Macximôvits Pêscôv, sinh trong một gia đình lao động ở miền nam nước Nga. Là nhà văn Nga vĩ đại, nhà hoạt động văn hóa - xã hội nổi tiếng toàn thế giới. Ông là người khởi xướng trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Mồ côi cha mẹ sớm, làm nhiều nghề kiếm sống, rất ham học và ham đọc sách nhưng phải bỏ học sớm.Ông vừa sáng tác văn học vừa tham gia hoạt động cách mạng, nhiều lần bị bắt và bị đầy, bị Sa hoàng tử chối chọn làm viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học (1902). Ông gia nhập Đảng dân chủ - xã hội và tham gia các cuộc cách mạng(1905),sau đó ông gặp Lênin. Do thất bại của cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất và việc xuất bản tiểu thuyết "Người mẹ",M.Gorki không thể về nước hoạt động. Ông ở Ý bảy năm nhưng vẫn bám sát tình hình cách mạng của đất nước. Sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, M.Gorki được giao nhiều trọng trách văn hóa - xã hội.Năm 1934 ông tham gia thành lập Hội nhà văn Nga và làm Chủ tịch hội này. Cuộc đời và sự nghiệp văn học gắn liền với cách mạng của M.Gorki chia thành bốn giai đoạn chính : + Giai đoạn thứ nhất: Trước Cách Mạng Nga 1905 là giai đoạn M.Gorki đã viết nhiều tác phẩm nổi tiếng: Bài ca chim ưng, Bài ca chim báo bão, Chuyện vui Ba người,... + Giai đoạn thứ hai: Những năm ở Mĩ( 1905-1907) là thời kì M.Gorki viết những tác phẩm như: Những cuộc phỏng vấn của tôi ở Mĩ, cũng trong giai đoạn này ông viết tác phẩm bất hủ: Người mẹ và vở kịch Những kẻ thù. + Giai đoạn thứ ba: Trước Cách mạng tháng Mười Nga (1907-1917) là giai đoạn M.Gorki viết Những chuyện nước Ý và các cuốn tự truyện Thời thơ ấu, Kiếm sống cùng nhiều truyện ngắn, tùy bút khác. + Giai đoạn thứ tư: Sau Cách mạng tháng Mười Nga (1917-1936) là giai đoạn M.Gorki viết những tác phẩm nổi tiếng: Những trường đại học của tôi (1922), Sự nghiệp của gia đình Ac-tamônôv (1925),...Bên cạnh những sáng tác ông còn viết hàng loạt bài lí luận có ý nghĩa chỉ đạo sâu sắc vào thời kì chuẩn bị cho Đại hội nhà văn Liên Xô lần thứ nhất (1934) như: Bàn về văn xuôi, Bàn về kịch, Bàn về ngôn ngữ,... M.Gorki đã lao động sáng tạo trong suốt hơn bốn mươi năm vì sự nghiệp giải phóng nhân dân và đất nước, vì lí tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội. Tiểu chủ đề 3 TẬP PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÁC PHẨM (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIỂU HỌC

File đính kèm:

  • pptVan hoc.ppt