Đề tài Vận dụng các phương pháp đặc trưng trong dạy học địa lí

Môn địa lí của trường THCS có rất nhiều kiến thức về tự nhiên cũng như sự thay đổi của các hiện tượng kinh tế , xã hội đòi hỏi người giáo viên không ngừng học hỏi , mở rộng kiến thức đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp vói đối tượng học sinh là một việc rất cần thiết.

Trải qua nhiều năm đổi mới phương pháp giảng dạy môn địa lí , tất cả giáo viên của chúng ta đã học tập và bồi dưỡng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và tích lũy cho mình những phương pháp đặc trưng , làm thế nào đó để có biện pháp hữu hiệu trong dạy học môn địa lí. Vận dụng những điều đã học vào thực tiển dạy học địa lí ở trường THCS.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2947 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng các phương pháp đặc trưng trong dạy học địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên cả kênh hình và kênh chữ , những tranh ảnh, hình vẽ trong SGk không chỉ minh họa cho bài giảng mà còn gắn bó hữu cơ với bài học , là một bộ phận không thể thiếu được của nội dung bài học. -Nhiều nội dung chương trình không được trình bày trọn vẹn mà thay vào đó là những câu hỏi để học sinh khai thác từ kênh hình ,hoặc vốn hiểu biết của bản thân . Nắm chắc những điều đó thì mỗi giáo viên của chúng ta mới có thể vận dụng tốt các phương pháp đặc trưng vào dạy học môn địa lí ở trường THCS. Sau đây, tôi xin trình bày một số biện pháp đặc trưng của dạy học môn địa lí ở trường THCS. Thư nhất là phương pháp trực quan: Quy luật nhận thức tự nhiên của con người là “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Đối tượng học sinh của chúng ta khả năng tư duy từ một yếu tố địa lí còn hạn chế , vì vậy để cung cấp một lượng kiến thức cụ thể nào đó thì giáo viên của chúng ta đều phải sử dụng dụng cụ trực quan như: Bảng đồ, biểu đồ, mô hình, quả địa cầu, tranh ảnh...để cho học sinh quan sát và rút ra kết luận , hính thành một khái niệm nào đó. Ví dụ như: Để cho học sinh biết được vận động tự quay của trái đất, hiện tượng ngày và đêm, các kinh tuyến, vĩ tuyến...Nếu chúng ta không sử dụng cụ trực quan thì học sinh rất mơ hồ chỉ hiểu chung chung mà khó hình thành kiến thức sâu sắc được. Phương pháp trực quan là một phương pháp kinh điển dùng suốt trong quá trình toàn cấp, nó có giá trị khắc sâu kiến thức và học sinh nhớ lâu hơn. Ngoài ra, để kết hợp tốt cho phương pháp trực quan, ta cần sử dụng “ phương pháp vấn đáp”. Trong giảng dạy môn địa lí, người giáo viên cần phải nắm rỏ và phân biệt được các biện pháp: Phương pháp vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích minh họa và vấn đáp tìm tòi phát hiện.Đặc biệt là biết cách thảo luận câu hỏi để đạt hiệu quả cao. Nếu vận dụng khéo léo sẽ đạt những hiệu quả: -Kích thích tính tích cực,độc lập, sáng tạo trong học tập của học sinh. -Bồi bưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt những vấn đề khoa học . -Gây hứng thú học tập cho học sinh bằng lời nói, không khí lớp học sôi nổi. -Thường xuyên thu được những thông tin ngược từ kết quả học tập của học sinh để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học nhằm đạt chất lượng, hiệu quả học tập ở mức độ cao. * Các yêu cầu kỉ thuật khi đặt câu hỏi: -Kích thích học sinh vận dụng tài liệu đã lỉnh hội trước đây, vạch ra ý nghĩa cơ bản của tri thức đã học. -Câu hỏi không đơn thuần yêu cầu học sinh tái hiện tài liệu đã lỉnh hội mà phải vận dụng những tri thức đã nắm được trước đây để giải quyết vấn đề mới. -Câu hỏi phải hướng trí tuệ của học sinh vào mặt bản chất của những sự vật ,hiện tượng cần nghiên cứu ,phải hình thành tư duy biện chứng cho học sinh. -Câu hỏi phải được đặt theo quy tắc logic. -Câu hỏi phải có nội dung chính xác rỏ ràng , dễ hiểu, thống nhất không thể có hai câu hỏi trả lời đều đúng, về hình thức phải gọn gàn , sáng sủa. Nắm được yêu cầu và vận dụng tổ chức hoạt động vấn đáp sẽ làm cho lớp sinh động và sôi nổi. Nhằm phát huy khả năng tiếp nhận và sáng tạo của học sinh , giáo viên cần vận dụng “ phương pháp dạy học tích cực” trong môn địa lí. Đặc trưng của phương pháp tích cực là tính hoạt động cao của chủ thể giáo dục,tính nhân văn của giáo dục . Phương pháp tích cực còn mang bản chất khai thác động lực học tập của bản thân người học , coi trọng lợi ích , nhu cầu của cá nhân người học, đảm bảo cho họ thích ứng với đời sống xã hội . Các đặc điểm cơ bản của phương pháp tích cực: -Tập trung vào hoạt động của học sinh. -Giáo viên là ngưới thiết kế , tổ chức, hướng dẫn các hoạt đông của học sinh. -Học sinh chủ động tích cực , tham gia hoạt động học tập. -Giáo viên huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của học sinh để xây dựng bài . -Quan hệ thầy – trò , trò- trò, hợp tác với bạn , học bạn. -Khuyến khích học sinh nêu những ý kiến cá nhân về vấn đề đang học . -Học sinh tự xác định vấn đề và giải quyết vấn đề. -Khuyến khích học sinh nêu thắc mắc trong khi nghe giảng. -Giáo viên khuyến khích học sinh nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn, tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Làm được những điều đó , chúng ta thấy được chất lượng giờ giảng nâng cao.Học sinh sẽ rất hứng thú trong học tập môn địa lí. Tiếp theo tôi trình bày vận dụng “phương pháp giải quyết vấn đề” trong giảng dạy môn địa lí. *Mục tiêu của việc dạy học giải quyết vấn đề là: -HS thấy rỏ trách nhiệm về việc học tập của bản thân. -HS phát triển các kĩ năng viết và diễn đạt. -Phát triển các kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định. - Phát triển năng lực giao tiếp xã hội. * Phương pháp giải quyết vấn đề còn có ý nghĩa: -Giúp cho việc liên hệ và sử dụng những tri thức đã có của người học trong việc tiếp thu tri thức mới cũng như tạo được mối liên hệ giữa các tri thức khác nhau mà trước đó thường được nghiên cứu học tập. -Người học có thể thường xuyên hơn giải thích được các sự sai khác giữa lí thuyết và thực tiển, những mâu thuẩn nhận thức được tìm thấy. -Sự tham gia tích cực của ngưới học trong quá trình dạy học làm tăng cườn niềm vui cũng như khả năng cá thể hoá đối với nội dung học tập, do đó làm tăng cường động cơ học tập. -Dạy học định hướng giải quyết vấn đề hổ trợ việc phát triển năng lực giao tiếp xã hội. Người giáo viên muốn vận dụng tốt phương pháp giải quyết vấn đề còn phải nắm các đặc trưng cơ bản của nó. Các đặc trưng cơ bản: -1/Đặc trưng 1: Tình huống có vấn đề. Tình huống học tập 2/ Đặc trưng 2: của phương pháp giải quyết có vấn đề là đưa quá trình thực hiện thành những đoạn , những bước có mục đích chuyên biệt. Theo tôi chúng ta có thể đưa bước này thành 5 giai đoạn: -Tìm hiểu vấn đề. -Xác định vấn đề. -Đưa ra những giả thuyết khác nhau để giải quyết vấn đề. -Xem xét hệ quả của từng giả thuyết dưới ánh sáng của những kinh nghiệm trước đây. Thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất. 3/Đặc trưng 3: của giải quyết vấn đề là tổ chức đa dạng: -Làm việc theo nhóm, trao đổi ý kiến , khuyến khích tìm tòi... -Yêu cầu người học suy nghĩ , đi tìm ra những ý hoặc giải đáp ở mức độ tối đa có thể. -Sắm vai -Mô phỏng Áp dụng giải quyết vấn đề muốn có hiệu quả cần chú ý những điểm sau: -HS phải có khả năng phân tích hiệu quả các vấn đề đã nêu . -GV phải lên kế hoạch hình thành các nhóm và giao nhiệm vụ , cho các nhóm giải quyết vấn đề một cách cụ thể. -Cần có hạn định về thời gian giải quyết vấn đề của các nhóm. -Có thể chia sẽ hết quả với cả lớp. Cấu trúc một bài học giải quyết vấn đề : 1/ Đặt vấn đề , xây dựng bài toán nhận thức . -Tạo tình huống có vấn đề. -Phát hiện và nhận dạng vấn đề nãy sinh. -Phát biểu vấn đề cần giải quyết. -2/Giải quyết vấn đề đặt ra : -Đề xuất các giả quyết . -Lập kế hoạch giải quyết vấn đề. -Thực hiện kế hoạch cần giải quyết. 3/Kết luận: -Thảo luận kết quả đánh giá. -Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu. -Phát biểu kết luận. -Đề xuất vấn đề mới. Giải quyết vấn đề là một phương pháp khó ,tốn nhiều thời gian, nó đòi hỏi người giáo viên phải nhạy bén , vững chuyên môn, lập kế hoạch trước , dự kiến tình huống xãy ra , thì mới đạt kết quả cao được . Một vấn đề nữa ,chúng tôi muốn trao đổi với các đồng nghiệp là một giáo viên giỏi có trình độ chuyên môn về bộ môn của mình là chưa đủ mà còn có một số kiến thức tổng hợp của nhiều bộ môn khác , hơn nữa hiện nay những vấn đề của xã hội đang đặt lên vai ngành giáo dục Như: Vấn nạn giao thông, môi trường bị suy thoái, sự nóng lên của trái đất ,thiên tai.... lÀm thế nào giáo dục cho các em hiểu ,để các em trở thành chủ nhân tương lai của đất nước,hoà vào môi sống cuả thế giới “ Vấn đề tích hợp trong dạy học địa lí” là một vấn đề cần thiết. Vậy tích hợp là gì? Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự liên kết các thành phần , các bộ phận khác một cách hoà hợp , tương thích trong một tổng thể. Tích hợp trong dạy học địa lí là sự vận đông tổng hợp các kiến thức ,kĩ năng của các phân môn địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế ,xã hội vào việc nghiên cứu tổng hợp về địa lí một châu lục, một khu vực quốc gia... Mặt khác ,tích hợp cũng còn là việc sử dụng các kiến thức ,kĩ năng của các môn học khác có liên quan như: sinh học, lịch sử,hoá học,vật lí... Vào việc dạy học địa lí, giúp học sinh hiểu và nắm vững các nội dung học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học.Sự cần thiết phải tích hợp các môn học trong dạy học địa lí. Tích hợp các môn học trong dạy học địa lí Sẽ: -Giúp học sinh hiểu và nắm vững nội dung học tập. -Tránh sự trùng lập, chồng chéo giữa các phân môn .Do đó, tích hợp sẽ giúp cho việc tiết kiệm được thời gian học tập và chông sự nhàm chán trong học tập của học sinh. -Giúp cho học sinh phát huy tư duy,năng lực hành động ,năng lực vận dụng kiến thức,kĩ năng vào thực tiển một cách hiệu quả trên cơ sở hiểu được bản chất của vần đề. -Làm cho nội dung sinh động và hấp dẫn hơn. -Giúp học sinh nhận thức thế giới một cáhc tổnh thể toàn diện. Để tích hợp tốt giáo viên cần chú ý các mức độ tích hợp như sau; -Tích hợp “ trong nội bộ môn học” -Tích hợp “Đa môn” -Tích hợp : “Liên Môn” -Tích hợp “ xuyên môn” Một vấn đề trước mắt hiện nay,chúng ta cần tích hợp với môi trường ,tạo cho các em có sự nhìn nhận thế giới một cách tổng quát hơn. Khi thiết kế bài học theo hướng tích hợp , các đồng chí cần trả lời các câu hỏi sau: -Mục tiêu của bài là gì? -Cần vận dụng những kiến thức,kĩ năng nào tương ứng? -Cần phối hợp các kiến thức ,kĩ năng như thế nào ? -Điều kiện về cơ sở vật chất,thiết bị dạy học? -Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp? -Cần tổ chức hoạt động của học sinh như thế nào? III/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Việc vận dụng linh hoạt các phương pháp vào dạy học bộ môn địa lí ở nhà trương THCS là một việc rất cần thiết .Mỗi giáo viên cần phải vận dụng một cách nhuần nhuyễn ,linh hoạt,tạo cho lớp học sinh động , sôi nổi , các em hào hứng học ,chứ không nên để “ quá khô như môn địa” mà nhiều người nhận xét. Trên đây là một số vấn đề tôi trình bày với các đồng nghiệp, trong một thời gian ngắn chuẩn bị chưa thật sự chu đáo, tất nhiên có nhiền hạn chế,mong các đồng chí đóng góp cho bài tham luận của tôi hoàn thiện hơn.

File đính kèm:

  • docTong ket bo mon Dia.doc