Đề tài Vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay

Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.

Định nghĩa chung nhất cho sự biến đổi khí hậu là sự thay đổi các đặc điểm mang tính thống kê của hệ thống khí hậu khi xét đến những chu kỳ dài hoặc hàng thập kỷ hoặc lâu hơn, mà không kể đến các nguyên nhân. Theo đó, những thay đổi bất thường trên những chu kỳ ngắn hơn một vài thập kỷ, như El Niño, không thể hiện sự thay đổi khí hậu.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt độ, lượng mưa trung bình hằng năm tăng không đáng kể, nhưng tần suất cũng như lượng mưa hằng tháng thay đổi. Mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khô lượng mưa giảm đi dẫn tới các sự kiện thời tiết bất thường có xu hướng tăng lên. Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình tại VN đã tăng 0,7 độ C, mực nước biển dâng 20cm. Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai bão lụt hạn hán đã diễn ra khốc liệt hơn trước. Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam theo những xu hướng sau:  - Giảm mưa dông; - Giảm sương mù; - Hạn hán tăng cả về tần suất và cường độ; - Mùa lạnh thu hẹp; - Bão tăng về tần suất, nhất là vào cuối năm và ảnh hưởng đến các tỉnh Nam Trung Bộ. Theo các mô hình dự báo biến đổi khí hậu, với các kịch bản khác nhau dựa trên các kịch bản phát thải khí nhà kính toàn cầu ở 3 mức: mức thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2, A1FI), trong đó Việt Nam ưu tiên và lấy kịch bản trung bình làm định hướng. Kết quả dự báo đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở nước ta sẽ tăng cao từ 1,2 đến 2,5°C, mực nước biển dâng tương ứng từ 38 đến 55cm.  Nhiệt độ sẽ tăng đáng kể ở các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và cao nguyên Trung Bộ. Trong mùa mưa, lượng mưa sẽ tăng đáng kể ở các khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Vào nửa sau thế kỷ XXI, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và khốc liệt do nước biển dâng.  Những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH ở Việt Nam Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn tài nguyên nước. Nguồn nước mặt khan hiếm trong mùa khô gây hạn hán, và quá dư thừa trong mùa mưa gây lũ lụt. Nguồn nước ngầm bị suy giảm dẫn đến cạn kiệt do khai thác quá mức và thiếu nguồn bổ sung.  Ngành nông nghiệp cũng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của BĐKH. Do nhiệt độ tăng cao, vùng trồng cây nhiệt đới có xu hướng di chuyển về phía Bắc. Vùng trồng cây ôn đới có xu hướng giảm về diện tích. Hạn hán và lũ lụt góp phần ảnh hưởng đến diện tích canh tác.  Ngành lâm nghiệp bị ảnh hưởng do diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp bởi nước biển dâng. Đa dạng sinh học giảm do các loài kém chịu hạn hán, ngập lụt có xu hướng bị tuyệt chủng, các loài có khả năng chống chịu hạn hán, lũ lụt sẽ phát triển. Bên cạnh đó cháy rừng và sâu bệnh sẽ ảnh hưởng đến ngành lâm nghiệp.  Các ngành khác cũng chịu ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau: - Vận tải và năng lượng - Dầu khí và kinh tế biển - Sức khỏe cộng đồng - Thủy sản  Trong báo cáo mới đây, ADB đã rút ra một số kết luận và khuyến cáo cho Chính phủ Việt Nam:  Việt Nam đã và đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trong thế kỷ XXI, những ảnh hưởng này còn trầm trọng và khốc liệt hơn nữa. Theo ủy ban liên chính phủ về BĐKH, nếu không có các biện pháp mạnh mẽ để giảm lượng khí thải toàn cầu thì đến 2100, nhiệt độ Trái đất có thể tăng đến 4,8°C so với năm 1990.  Cuộc chiến chống lại BĐKH đòi hỏi nỗ lực toàn cầu nhằm tìm ra giải pháp toàn cầu mang tính xây dựng và trách nhiệm.  Là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do BĐKH, Việt Nam cần đóng góp vào nỗ lực chung của thế giới bằng các chính sách nhằm giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH. Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc thích ứng với các ảnh hưởng của BĐKH, nhưng vẫn cần phải cố gắng hơn nữa để thích ứng, nhất là trong các lĩnh vực lập kế hoạch, tăng cường khả năng thích ứng của cộng đồng, nhất là cho người nghèo. Thi hành những chính sách tích cực trong các ngành kinh tế chịu ảnh hưởng của BĐKH.  Đối với Việt Nam, ưu tiên thích ứng với BĐKH, nhưng cần tăng cường các nỗ lực làm giảm nhẹ tác nhân gây BĐKH. Chính điều này cũng mang lại sức mạnh và tính cạnh tranh cho nền kinh tế. Xây dựng nền kinh tế phát thải thấp với công nghệ tiên tiến, giảm phát thải do phá rừng.  Các nguồn vốn tài trợ và chuyển giao công nghệ là rất cần thiết, góp phần thực hiện thành công các chính sách thích ứng và giảm nhẹ tác động BĐKH ở Việt Nam. Vì vậy Chính phủ cần tăng cường khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay của nước ngoài.  Hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm tạo điều kiện cho việc đối phó có hiệu quả với các ảnh hưởng mang tính khu vực như nguồn nước, dịch bệnh.  Các ảnh hưởng của BĐKH tác động đến nhiều ngành kinh tế quốc dân, đòi hỏi nỗ lực phối hợp liên ngành, liên bộ để đối phó.  Cần có các nguồn vốn cấp thiết dành cho nghiên cứu, nhằm hiểu rõ hơn những ảnh hưởng của BĐKH, đặc biệt là nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương. Phát hiện các biện pháp hiệu quả và rẻ tiền nhằm thích ứng và giảm nhẹ ảnh hưởng của BĐKH.  Khủng hoảng kinh tế là cơ hội để tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát thải thấp trên cơ sở đổi mới công nghệ. V. Các giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu GS.TSKH Trương Quang Học đã đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới đa dạng sinh học. Trong đó tập trung vào vấn đề nghiên cứu và chủ động xây dựng giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học cần phải được quán triệt một cách toàn diện trong tất cả các cấp, các ngành. Trong kế hoạch đa dạng sinh học quốc gia và các địa phương, cơ quan chức năng cần đặc biệt lưu ý các giải pháp ứng phó phù hợp với các kịch bản của biến đổi khí hậu để trước hết bảo vệ và duy trì nguồn gen trong hệ sinh thái nông, lâm nghiệp, quản lý bền vững và phát triển rừng dầu nguồn, các phương án phù hợp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các giống phù hợp, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch cho các khu bảo tồn ở vùng đất thấp... Công tác trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng cũng cần phải được đẩy mạnh để có được hiệu quả về nhiều mặt trong đó có tác dụng là giảm thiểu thiên tai, bảo tồn tài nguyên nước và đất. Đối với công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đặc biệt liên quan tới biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học cách tiếp cận tổng hợp, liên ngành và dựa vào cộng đồng, dựa trên hệ sinh thái cần phải được quán triệt trong tất cả các khâu từ hoạch định chính sách đến lập và triển khai kế hoạch về cả nội dung và tổ chức. Các giải pháp cần toàn diện và đồng bộ từ thể chế, chính sách tới quy hoạch, kế hoạch, công nghệ, trong đó xây dựng năng lực, nâng cao nhận thức và hợp tác quốc tế cần được ưu tiên ở mức phù hợp. VI. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới đời sống bộ đội và cách ứng phó Đối với môi trường quân đội, biến đổi khí hậu cũng gây ra những tác động trực tiếp, ảnh hưởng đến kết quả huấn luyện, sức chiến đấu của bộ đội. Các hoạt động của bộ đội thường diễn ra ngoài trời, nên chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thời tiết, khí hậu. Hoạt động huấn luyện thích hợp nhất trong môi trường có nhiệt độ không khí nằm trong khoảng từ 15-310C và độ ẩm tương đối từ 60-80%. Nếu thấp quá, hoặc cao quá, sẽ gây ra những rối loạn nghiêm trọng về điều nhiệt trong cơ thể người, dẫn đến mệt mỏi, suy giảm sức khỏe, giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội, thậm chí còn gây tử vong. Ngoài ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, bộ đội còn chịu nhiều chi phối về tình hình dịch bệnh ở nơi đóng quân. BĐKH gây ra những đợt mưa lũ kéo dài sẽ làm cho doanh trại quân đội bị ngập lụt, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt. Ngoài ra, sau khi mưa lũ đi qua, sẽ phát sinh các loại dịch bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe bộ đội. Để ứng phó với biến đổi khí hậu trong môi trường quân đội, cấp ủy, chỉ huy các cấp, các đơn vị cần tăng cường công tác giáo dục -truyền thông về tác hại của biến đổi khí hậu để bộ đội nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình. Thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện sức khoẻ, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biến đổi khí hậu trong đơn vị. Đồng thời, có kế hoạch chủ động phòng ngừa và phòng chống thiên tai, thảm họa (mưa bão, lũ lụt, động đất, sạt lở đất...); củng cố doanh trại để tránh tác hại của mưa bão, lũ, lụt. Các kho quân trang, quân lương, vũ khí, đạn dược cần được xây ở nơi cao ráo để tránh nước lũ. Các đơn vị cần được trang bị đủ phương tiện xe cứu hỏa, xe cứu thương, cáng chuyển thương, thang cứu hỏa, vòi cứu hỏa, phao cứu sinh, thuốc cấp cứu... để sử dụng khi có tình huống bất thường xảy ra. Trong đơn vị có thể thành lập một số tổ công tác để giám sát và ứng phó ban đầu với tác động có hại của biến đổi khí hậu, đặc biệt là các thiên tai bất thường (sạt lở đất, đá, lốc xoáy, bão lũ...). Cần tích cực trồng cây tạo bóng mát, điều hòa không khí xung quanh doanh trại. Đối với những đơn vị đóng quân ở vùng núi, cần đặc biệt quan tâm đến củng cố doanh trại, nhà ở kiên cố để tránh tai nạn do đá lở hoặc lốc xoáy gây sập nhà. Sử dụng các phương tiện và biện pháp chống nóng cho bộ đội. Đối với những đơn vị đóng quân ở vùng ven biển, cần xây dựng nhà ở, kho xăng dầu, kho vũ khí kiên cố ở những nơi cao ráo, tránh ảnh hưởng của những cơn bão, nước biển dâng, sóng thần... Để tránh tác động của El Ninô, trong những ngày nắng nóng, không nên bố trí cho bộ đội luyện tập ngoài thao trường hoặc hành quân mang vác nặng đường dài. Vào mùa rét, cần chủ động phòng chống rét cho bộ đội bằng cách củng cố doanh trại, chống gió lùa, trang bị đầy đủ quân trang chống rét, nhất là đối với đơn vị đóng quân ở vùng biên giới, hải đảo. Sau các đợt mưa bão, lũ lụt, quân y các đơn vị cần chủ động tổng vệ sinh doanh trại ngay sau khi nước rút, tổ chức phun thuốc diệt côn trùng để phòng dịch bệnh đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, bệnh đau mắt đỏ, bệnh do côn trùng truyền bệnh... Ngoài ra, quân y các đơn vị cần chủ động tham mưu cho chỉ huy các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1; Ebola...) và các bệnh truyền nhiễm do côn trùng trung gian truyền bệnh như: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản. Đối với các cơ sở nghiên cứu khoa học, các trung tâm y tế dự phòng, cần tăng cường áp dụng các giải pháp về công nghệ, trang thiết bị hiện đại để phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật phát sinh, phát triển, lây lan trong điều kiện biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đang là vấn đề bức xúc trên phạm vi toàn cầu, khiến cả thế giới đặc biệt quan tâm. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần có những việc làm, hành động cụ thể để chung tay, góp sức cùng nhân loại ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, xây dựng môi trường sống ngày càng trong lành, văn minh.

File đính kèm:

  • docAnh Thuy BCJH QS TINH BK.doc
Giáo án liên quan