Đề tài Vài kinh nhgiệm giúp học sinh yếu lớp một tập viết đúng chính tả

 Như chúng ta biết, bậc tiểu học chính là nền tảng giúp các em học tốt hơn ở các bậc học trên. Môn tiếng việt ở tiểu học nói chung và ở lớp một nói riêng chiếm một vị trí quan trọng trong việc hình thành các kiến thức kĩ năng ở các môn học khác. Vậy dạy học môn tiếng việt ở tiểu học cần hình thành cho các em 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc viết một cách thành thạo. Nghe tốt thì các em mới khả năng suy luận, hiểu đúng vấn đề từ đó sẽ giúp các em biết cách giao tiếp

doc19 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vài kinh nhgiệm giúp học sinh yếu lớp một tập viết đúng chính tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớng dẫn viết mẫu trên bảng lớp giáo viên phải cô đọng, chọn lọc những con chữ, nét nối tiêu biểu để hướng dẫn tỷ mỷ, chính xác cho học sinh, không nên tham lam viết và hướng dẫn nhiều gây rối mắt. Nhất là đối với học sinh viết yếu thì giáo viên cần có động tác nhấn mạnh và lặp đi lặp lại các yếu tố mà các em hay sai. Giáo viên có thể hướng dẫn viết mẫu như sau: Cách viết : Giáo viên dùng que chỉ vào mẫu chữ hướng dẫn học sinh cách viết chữ cái, từ điểm đặt bút xuất phát chuyển hướng bút đến điểm kết thúc. Động tác này giáo viên cần làm chậm, lặp đi lặp lại để các em nắm thật vững cách viết, có thể gọi một vài em lên bảng thực hiện để củng cố trình tự viết chữ cái cụ thể. Viết mẫu chữ cái: Giáo viên viết chữ cái lên bảng ( đã kẻ dòng li ) cạnh chữ mẫu trong khung, cho học sinh so sánh chữ viết phần trên bảng với chữ mẫu phóng to trên khung, sau đó cho một em lên bảng viết lại. Cho học sinh nhận xét các nét chữ vừa viết so với chữ mẫu. Sau đó cho cả lớp viết bóng, viết bảng con vài lần. Giáo viên chú ý uốn nắn kịp thời các sai sót cho học sinh. Đối với học sinh Tiểu học, chữ mẫu phải được cụ thể hóa nhất là đối với học sinh lớp Một. Khi học sinh được quan sát bài mẫu của cô giáo, các em lập tức nảy sinh ý định bắt chước, muốn mình viết đẹp được như cô giáo. Mặt khác, chữ viết trong vở mẫu của giáo viên là sự tổng hợp của nội dung bài học, nó gần với bài viết của các em, giúp các em dễ dàng cá thể hóa từng dòng, từng chữ của bài học. Ngoài chữ mẫu của cô giáo, giáo viên có thể sử dụng những bài viết đẹp của những học sinh khá, giỏi để làm mẫu cho các em, giúp các em mở mang kiến thức ngoài bài học trên lớp của cô. Đó chính là “Học thầy không tày học bạn”. Tuy nhiên chữ mẫu trong vở mẫu là chuẩn mực chưa đủ, chữ mẫu của cô giáo mọi nơi, mọi lúc khi chấm chữa, khi viết bảng cả những môn học khác cũng phải là mẫu mực. 3.6. Sử dụng hình thức nêu gương khi các em viết có tiến bộ Học sinh lớp một rất thích được khen, nhất là được cô giáo khen, tuyên dương trước mặt các bạn. Khen sẽ là động lực giúp các em ngày càng có ý thức phấn đấu học tốt hơn. Để hướng các đối tượng học sinh yếu không có sự chán nản trong học tập, giáo viên cần thường xuyên động viên, khen ngợi những bài viết có tiến bộ dù là là rất ít để khuyến khích các em tránh không chê bai làm các em chán học, chán viết. 3.7. Rèn chữ đúng phải song song với rèn vở sạch Muốn học sinh viết đẹp giáo viên phải làm tốt khâu chuẩn bị : a. Vở tập viết, bút chì, bút mực: Vở tập viết lớp 1 cần được giữ gìn sạch sẽ, không để quăn góc hoặc giây bẩn. Bút chì dùng ở 8 tuần đầu lớp 1 cần được bọc cho cẩn thận, đầu chì không nhọn quá hay dày quá để dễ viết rõ nét chữ. Trước khi viết thì giáo viên phải kiểm tra đầu nhọn và gọt bút cho đồng đều. Riêng về bút mực, đòi hỏi học sinh hoàn toàn sử dụng loại bút có quản, ngòi bút nhọn đầu viết được nét thanh nét đậm. Khi viết bút mực yêu cầu mỗi em phải có dẻ lau tay để chùi mục khi có sự cố. Quan trọng nhất là nhắc nhở học sinh khi viết mực có sự cố cần báo ngay cho giáo viên để xử trí, không để học sinh tự xử trí một mình vì như vậy sẽ làm tay các em vấy bẩn và làm dơ tập. b. Thực hiện đúng qui định khi viết chữ: - Tư thế ngồi viết: Tư thế lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở 25 – 30cm; nên cầm bút tay phải, tay trái tì nhẹ lên mép vở để trang viết không bị xê dịch; hai chân để song song, thoải mái. - Cách cầm bút: Muốn có thói quen viết chữ nhẹ nhàng, thoải mái, trước hết học sinh phải biết kỹ thuật cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), bàn tay phải có điểm tựa là mép cùi của bàn tay. Cầm bút phải tự nhiên, đừng quá chặt sẽ khó vận động, nếu lỏng quá sẽ không điều khiển được bút. Nếu các em cầm bút sai kỹ thuật bằng 4 đến 5 ngón tay, khi viết vận động cổ tay, cánh tay thì các em sẽ mau mệt mỏi, sức chú ý kém, kết quả chữ viết không đúng và nhanh được. - Cách để vở, xê dịch vở khi viết: Khi viết chữ đứng, học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng, tự chọn cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ. Khi viết độ nghiêng của nét chữ cùng với mép bàn sẽ tạo thành một góc vuông 90 độ. Như vậy, dù viết theo kiểu chữ đứng hay kiểu chữ nghiêng, nét chữ luôn thẳng đứng trước mặt (chỉ khác nhau về cách để vở). - Cách trình bày bài: Học sinh nhìn và viết đúng theo mẫu trong vở tập viết, viết theo yêu cầu được giáo viên hướng dẫn tránh viết dở dang chữ ghi tiếng hoặc viết chòi ra mép vở không có dòng kẻ li; khi viết sai chữ, không được tẩy xoá mà cần để cách một khoảng ngắn rồi viết lại. Tóm lại, muốn học sinh yếu học tốt, viết tốt ngoài những yếu tố vừa nêu trên thì sự luyện tập tại nhà của học sinh cũng chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm cần có sự liên lạc mật thiết với cha mẹ học sinh về công việc học ở nhà của các em nhất là những học sinh yếu. Giáo viên cần thông báo cụ thể cho cha mẹ các em biết các việc làm cụ thể mà giáo viên giao về nhà cho các em luyện tập. Đồng thời nhờ cha mẹ các em giám sát việc học tại nhà để đạt dược kết quả cao hơn. III. KẾT QUẢ Kết quả rèn luyện viết đúng chính tả cụ thể của lớp đạt như sau: XẾP LOẠI ĐẦU NĂM CUỐI HKI Giỏi 6 12 Khá 4 7 Trung bình 4 2 Yếu 8 1 Qua một thời gian rèn luyện kiên trì cùng với sự trợ giúp của các cha mẹ học sinh mà kết quả viết đúng chính tả của lớp đã có sự tiến bộ, khả năng đọc cũng tốt hơn. Đặc biệt một số học sinh yếu của lớp đã đọc được, viết được tuy tốc độ hơi chậm nhưng tôi tin rắng nếu kiên trì luyện tập thì chất lượng môn tiếng việt của lớp sẽ ngày càng tốt hơn. IV. KẾT LUẬN - Tôi tự rút ra bài học cho mình: Muốn đạt được mục đích mà mình mong muốn thì bản thân phải có niềm tin, niềm say mê thực sự, luôn kiên trì, nhẫn nại, rèn luyện không ngừng. Chính niềm say mê ấy sẽ giúp ta có them sức mạnh to lớn, cuốn hút ta đi vào tìm tòi sáng tạo. - Chữ viết của giáo viên phải đúng mẫu, chuẩn nét, đúng độ cao, kích thước làm mẫu cho học sinh noi gương. - Giáo viên dùng hình thức nêu gương em viết chữ đúng và đẹp ở lớp, ở khối cho học sinh biết. Từ đó học sinh xác định động cơ học tập đúng đắn của mình. Mặt khác, tự tạo điều kiện để học bạn. Ngoài ra, thường xuyên nhận xét, tuyên dương sự tiến bộ về chữ viết của học sinh trong từng bài viết để học sinh thấy sự tiến bộ của mình dù chỉ là một tiến bộ nhỏ. Từ đó, học sinh có động lực tích cực rèn luyện nhiều hơn nữa. - Tìm hiểu nguyên nhân từng đối tượng học sinh về kĩ năng cầm bút, tốc độ viết chữ, cách đưa nét bút, …phân nhóm đối tượng học sinh để kịp thời uốn nắn, sửa đổi hoặc gặp trực tiếp với phụ huynh để trao đổi giúp đỡ các em rèn luyện ở nhà. - Bản thân giáo viên phải tâm huyết với nghề nghiệp, nhiệt tình, tận tụy, gần gủi học sinh tạo môi trường thân mật trong quá trình giúp đỡ các em rèn luyện ở bất kì môi trường nào và làm động cơ thúc đẩy quá trình học tập thân thiện giữa thầy và trò tránh rào cản khoảng cách vì sợ sệt, tâm lý. - Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, thâm nhập quy trình tạo các nét, con chữ để hướng dẫn học sinh tỉ mỉ về quy trình, kĩ thuật viết. - Xây dựng phong trào rèn chữ viết xuyên suốt trong năm học và rèn chữ viết trong tất cả các phân môn .Trong từng buổi học, hằng tuần, hằng tháng phải có kiểm tra vở, kiểm tra cách viết, cách trình bày chữ viết trong các loại vở để phân nhóm, khoanh vùng khuyết điểm để kịp thời điều chỉnh để lần sau không tái phạm và tiến bộ hơn lần trước. Tân Hiệp, ngày 25 tháng 1 năm 2013 Người viết Nguyễn Thị Mai Thanh MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu Trang 1 Trang 1 Trang 2 Trang 2 Trang 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Cơ sở lí luận Cơ sở thực tiễn 3. Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh yếu viết đúng, viết đẹp. 3.1. Người giáo viên chủ nhiệm phải nắm rõ chương trình môn Tiếng Việt lớp 1. 3.2. Hướng dẫn học sinh viết đúng độ cao con chữ. 3.3. Hình thành cho học sinh kỹ năng xác định đúng điểm đặt bút, dừng bút. 3.4. Luyện đọc nhièu kết hợp với luyện viết trên bảng con 3.5. Chữ mẫu có vai trò quan trọng trong việc luyện viết đúng của học sinh 3.6. Sử dụng hình thức nêu gương khi các em viết có tiến bộ. 3.7. Rèn chữ đúng phải song song với rèn vở sạch Trang 3 Trang 3 Trang 4 Trang 5 Trang 5 Trang 7 Trang 8 Trang 9 Trang 10 Trang 12 Trang 12 IV. KẾT QUẢ V. KẾT LUẬN Trang 14 Trang 14 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… NHẬN XÉT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docVai kinh nghiem giup hoc sinh yeu lop mot tap vietdung chinh ta.doc
Giáo án liên quan