Hiện na y , đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề được ngành
giáo dục lấ y làm nhiệm vụ trọng tâm. Trong những năm gần đâ y , dạ y học Địa lý ở các
trường THPT đã có những bước chu y ển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được
những y êu cầu của cải cách giáo dục. Chính vì vậy mà vấn đề đổi mới phương pháp dạ y
học Địa lí theo hướng tạo ra nhiều cơ hội để “học sinh tích cực hơn,su y nghĩ nhiều hơn
và làm việc nhiều hơn” là một nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên địa lí ở các
trường THPT. Đổi mới phương pháp dạ y học đòi hỏi phải đổi mới một cách toàn diện,
đồng bộ tất cả các khâu và các bộ phận của quá trình dạ y học Địa lí. Tu y nhiên,việc đổi
mới cần phải bắt đầu từ việc đổi mới thiết kế bài học Địa lí vì thực tế đã chứng minh
rằng kết quả của việc đổi mới thiết kế bài học địa lí có ảnh hưởng đến việc thực hiện
thành công toàn bộ quá trình đổi mới dạy học ở trường THPT. Việc ứng dụng công thức
GIPO khô ng chỉ đáp ứng được y êu cầu đổi mới thiết kế bài học nói chung mà còn góp
phần nâng cao hiệu quả dạy và học Địa lí nói riêng.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng công thức gipo vào việc đổi mới thiết kế bài học địa lí kinh tế - xã hội thế giới lớp 11 - THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề được ngành
giáo dục lấy làm nhiệm vụ trọng tâm. Trong những năm gần đây, dạy học Địa lý ở các
trường THPT đã có những bước chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được
những yêu cầu của cải cách giáo dục. Chính vì vậy mà vấn đề đổi mới phương pháp dạy
học Địa lí theo hướng tạo ra nhiều cơ hội để “học sinh tích cực hơn,suy nghĩ nhiều hơn
và làm việc nhiều hơn” là một nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên địa lí ở các
trường THPT. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải đổi mới một cách toàn diện,
đồng bộ tất cả các khâu và các bộ phận của quá trình dạy học Địa lí. Tuy nhiên,việc đổi
mới cần phải bắt đầu từ việc đổi mới thiết kế bài học Địa lí vì thực tế đã chứng minh
rằng kết quả của việc đổi mới thiết kế bài học địa lí có ảnh hưởng đến việc thực hiện
thành công toàn bộ quá trình đổi mới dạy học ở trường THPT. Việc ứng dụng công thức
GIPO không chỉ đáp ứng được yêu cầu đổi mới thiết kế bài học nói chung mà còn góp
phần nâng cao hiệu quả dạy và học Địa lí nói riêng.
NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc đổi mới thiết kế bài học Địa lí lớp 11 -
THPT theo công thức GIPO
1.1. Cơ sở lí luận
Trong thời gian gần đây, dạy học Địa lí trong nhà trường THPT đã có nhiều
chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tích cực và đã đạt được những kết quả đáng kể. Quá
trình đổi mới dạy học Địa lí đã được khởi xướng từ những năm đầu thập kỉ 90 của thế
kỉ XX và được đẩy mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, phương pháp dạy học
Địa lí hiện nay ở các trường THPT phần lớn vẫn thiên về thuyết trình và đàm thoại, chất
lượng dạy và học Địa lí vẫn chưa cao. Để nâng cao chất lượng dạy học Địa lí có rất
nhiều biện pháp khác nhau nhưng trước hết đó là phải đổi mới thiết kế bài học Địa lí, vì
việc thiết kế bài học có tính chất quyết định đến thành công của bài giảng, đến việc tổ
chức các hoạt động dạy học của giáo viên. Chính vì vậy mà việc đổi mới thiết kế bài
học là hết sức cần thiết.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng của việc đổi mới thiết kế bài học Địa lí ở THPT
Thực tế hiện nay cho thấy, đa số giáo viên vẫn thường thiết kế bài học Địa lí theo
kiểu " lấy giáo viên làm trung tâm", tuy nhiên cũng có một số giáo viên đã có thiết kế bài
học theo xu hướng đổi mới. Chẳng hạn như trong bản thiết kế bài học, giáo viên đã giảm bớt
những hoạt động của giáo viên và tăng cường thêm các hoạt động của học sinh.
1.2.2. Về phương pháp trình bày bài giảng
Hiện nay, đa phần giáo viên vẫn trình bày bài giảng theo hướng đó là giáo viên
giảng và học sinh ghi chép một cách thụ động. Số lượng giáo viên trình bày bài giảng
2
theo kiểu phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh không nhiều.
Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ cả giáo viên và học sinh, giáo viên
thì do đã quen với kiểu thiết kế truyền thống và ngại tiếp cận với kiểu thiết kế mới còn
học sinh thì đa số các em chưa tích cực trong việc học tập Địa lí, nhiều em vẫn cho rằng
Địa lí là môn học phụ.
1.2.3. Trình độ nhận thức của học sinh lớp 11
Học sinh lớp 11 là những em trung bình từ 16 -17 tuổi, đây là lứa tuổi đang
trong quá trình hoàn thiện về mặt thể chất, sự phát triển ổn định của bộ não và chức
năng thần kinh tạo nên những điều kiện tối ưu cho sự phát triển các hoạt động nhận thức
của các em. Các em luôn luôn nhiệt tình hoạt động không mệt mỏi, đặc biệt là luôn
muốn thể hiện mình trước mọi người nên tự đặt ra những câu hỏi và tìm tòi, sáng tạo ra
những cách giải quyết mới. Vì vậy phương pháp truyền thống không còn phù hợp với
lứa tuổi này, đây chính là cơ sở quan trọng để giáo viên tìm ra phương pháp thích hợp
nâng cao hiệu quả dạy học.
2. Đổi mới thiết kế bài học Đại lí lớp 11 - THPT theo quan điểm công nghệ dạy học
nói chung và theo công thức GIPO nói riêng.
2.1. Thiết kế bài học theo quan điểm công nghệ dạy học:
ĐẦU VÀO BỘ PHẬN TÁC ĐỘNG ĐẦU RA
Trình độ xuất phát
của người học về
- Kiến thức
- Kĩ năng
- Hành vi-Thái
độ
KĨ THUẬT
CON NGƯỜI
THÔNG TIN
TỔ CHỨC
Kết quả đạt được ở
người học về
- Kiến thức
- Kĩ năng
- Hành vi-Thái
độ
3
Hình 1: Sơ đồ về các bộ phận cấu thành của công nghệ dạy học
2.2. Thiết kế bài học theo công thức GIPO
2.2.1. GIPO là gì?
GIPO là chữ viết tắt gồm 4 chữ cái đầu của tiếng anh (Goal, Input, Process và
Ouput). Trong đó:
- G (Goal): Là mục tiêu của bài học hoặc mục tiêu hoạt động của thầy- trò.
- I (Input): Là đầu vào bao gồm các yếu tố sau học sinh (trình độ, khả năng, nhận
thức…) và phương tiện như các loại thiết bị,máy móc (phần cứng) và SGK, tài liệu in
ấn (phần mềm),thời gian dạy học.
- P (Process): Đây là quá trình tương tác giữa thầy và trò; giữa trò và trò để đạt được
mục tiêu.
- O (Out put) – Đầu ra: Là sản phẩm cuối cùng của bài học .Đó có thể là sơ đồ,biểu đồ,
lời giải của một bài tập nhận thức…). Sản phẩm có thể được thể hiện bằng bài viết, có thể
là lời của các thao tác tư duy hành động, có thể là thao tác tư duy hành động hoặc cả hai.
2.2.2. Quy trình và kĩ thuật thiết kế bài học Địa lí lớp 11 theo công thức GIPO
- Bước 1: Xác định mục tiêu bài dạy
Mục tiêu của bài học chính là các kiến thức, kĩ năng, phuơng pháp hay hành vi
thái độ mới, cơ bản mà thông qua bài học học sinh cần phải đạt tới. Ngoài việc xác định
các mục tiêu có tính khả thi về mặt nhận thức (theo các mức độ khác nhau theo phân
loại của Bloom), thì việc xác định một số lượng vừa phải các mục tiêu (nên giới hạn từ
2-3 mục tiêu chính) cho một bài học là điều hết sức cần thiết.
- Bước 2: Lựa chọn và xác định yếu tố đầu vào
Giáo viên cần phải chú ý rằng kiến thức, kĩ năng sẵn có của học sinh là một
nguyên liệu đầu vào rất quan trọng để thiết kế các hoạt động thích. Bên cạnh đó, thời
gian, phương tiện-công cụ dạy học cũng như qui mô và không gian lớp học… cũng là
những yếu tố đầu vào rất cơ bản cần được chú ý khi thiết kế bài học theo công thức GIPO.
- Bước 3: Thiết kế các hoạt động dạy học của thầy và trò
Các quá trình nhận thức theo kiểu qui nạp hay diễn dịch, cũng như các quá trình học
tập theo kiểu nêu vấn đề, tìm tòi khám phá hay mang đặc tính tương tác cao (dạy học hợp
tác) cần được giáo viên tính đến khi thiết kế các hoạt động cụ thể.
- Bước 4: Xác định cách thức củng cố, kiểm tra và đánh giá sản phẩm
Bản thiết kế một hoạt động dạy học cần phải thể hiện rõ là học sinh sẽ đạt được
những kiến thức và kĩ năng cụ thể gì sau khi tham gia thực hiện một hoạt động và điều
đó có thể kiểm chứng, đo lường được.
2.2.3. Điều kiện để thiết kế và thực hiện bài học được thiết kế theo công thức GIPO
Có thể thấy, so với việc thiết kế bài học theo hình thức thông thường thì việc
thiết kế bài học theo công thức GIPO là khá mới mẻ, phức tạp và đòi hỏi nhiều tư duy.
Vì vậy, đòi hỏi một số điều kiện khá khắt khe nhất là với giáo viên sau đó là đến học
4
sinh và phương tiện dạy học.
- Đối với giáo viên: Khi thiết kế bài học theo công thức GIPO thì trước tiên, người
giáo viên phải có được những hiểu biết nhất định về quan niệm đổi mới phương pháo dạy
học nói chung và nhất là quan điểm đổi mới phương pháp dạy học theo công thức GIPO.
- Đối với học sinh: Học sinh phải có khả năng để thích ứng với phương pháp dạy học
mới. Học sinh phải có mục đích học tập rõ ràng, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của
mình cũng như của lớp, biết phát huy năng lực tự học và khả năng tư duy, phân tích vấn đề…
- Điều kiện về phương tiện và thiết bị dạy học: Trước tiên, đó là sách giáo khoa
vì đây là phương tiện cơ bản và cần thiết nhất trong khi tiến hành thiết kế bài học và
giảng dạy. Bên cạnh SGK thì hệ thống các bản đồ và lược đồ cũng rất quan trọng và các
phương tiện hiện đại hơn như máy chiếu, máy tính…
3. Thiết kế mẫu bài học Địa lí lớp 11 - THPT theo công thức GIPO
3.1. Chương trình Địa lí lớp 11
Chương trình Địa lí lớp 11 nằm trong hệ thống chương trình Địa lí PTTH, trang
bị cho học sinh những kiến thức về địa lí kinh tế xã hội thế giới, tình hình của thế giới
trong thời gian gần đây theo cách đi từ những kiến thức khái quát đến những kiến thức
cụ thể. Và từ những khái niệm, những quy luật chung về Địa lí kinh tế – xã hội, đến đặc
điểm riêng về kinh tế và xã hội của các khu vực, nhóm nước, và đi vào cụ thể một số
nước tiêu biểu. Chương trình bao gồm hai mảng nội dung chính là:
- Phần A: Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới.
- Phần B: Địa lí khu vực và quốc gia .
Thêm vào đó, hệ thống phương tiện dạy học phong phú như hệ thống bản đồ, biểu đồ
và các bảng số liệu. Tất cả những yếu tố đó cho phép giáo viên dễ dàng lựa chọn các
phương pháp dạy học để thiết kế bài học theo quan điểm công nghệ dạy học nói chung
và theo công thức GIPO nói riêng.
3.2. Thiết kế bài học cụ thể trong chương trình Địa lí lớp 11 theo công thức GIPO
Dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế bài học theo công thức
GIPO, cũng như là quy trình thiết kế bài học theo công thức GIPO, tác giả đã thiết kế
bài học cụ thể trong chương trình Địa lí lớp 11 để minh họa cụ thể cho báo cáo.
KẾT LUẬN
Đề tài đã đi vào nghiên cứu về quy trình cũng như kĩ thuật thiết kế bài học theo
quan điểm công nghệ dạy học mà cụ thể là theo công thức GIPO, góp phần vào việc đổi
mới phương pháp dạy học Địa lí và nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí hiện nay ở các
trường THPT. "Ứng dụng công thức GIPO vào việc đổi mới thiết kế bài học Địa lí kinh tế –
xã hội thế giới lớp 11” nhằm tạo ra một mẫu thiết kế khoa học, dễ hiểu và đáp ứng phần nào
yêu cầu của giáo viên hiện nay là hết sức cần thiết và có tính thực tiễn sâu sắc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng. Phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích
cực.NXB ĐHSP 2003
[2] PGS.TS Trần Đức Tuấn. Mô hình thiết kế bài học Địa lí theo quan điểm công nghệ dạy học.
[3] Lê Thông (Tổng chủ biên), Nguyễn Thị Minh Phương (Chủ biên) và nhiều tác giả
khác - Địa lí 11 SGK ban Cơ bản. NXB Giáo dục 2009.
File đính kèm:
- Ung dung cong thuc GIPO vao viec doi moi thiet kebai hoc Dia ly 11.pdf