Trong quá trình phát triển của xã hội cùng với sự phát triển của giáo dục như hiện nay thì việc giáo dục,đào tạo cũng phát triển nhằm phát triển trí tuệ tạo ra thế hệ năng động sáng tạo thích ứng với nhu cầu của xã hội với sự phát triển của đất nước sánh vai cùng với sự phát triển toàn cầu.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THCS là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường và giáo viên. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học,đặc biệt trong giai đoạn mà cấp học THCS đang tiến hành thay sách giáo khoa thì mỗi giáo viên cũng cần thay đổi phương pháp dạy cho phù hợp.
Hiện nay trong quá trình giảng dạy ở nhà trường phổ thông trong các môn học,ngoài việc kiến thức giáo viên truyền đạt đến học sinh người Thầy đóng vai trò trọng tâm truyền tải kiến thức để các em có thể tiếp nhận kiến thức dễ dàng.Tuy nhiên có nhiều phương pháp giảng dạy cùng với phương tiện dạy học như hiện nay là đã cung cấp phương tiện và đồ dùng dạy học cho các môn nhưng phương tiện hiện đại nghe nhìn còn hạn chế.
14 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dạy cùng với sự đổi mới về sách giáo khoa,về phương pháp sẽ gắn liền với việc cải tiến đồ dùng,cải tiến phương tiện dạy học nhất là môn Địa lí nhằm phát huy được tính tích cực tiếp thu kiến thức,khả năng tư duy và kĩ năng.Sở dĩ muốn nói đến tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Địa là vì từ trước đến giờ việc học Địa lí học sinh chưa quan tâm đúng mức,chưa khai thác tối đa do tư tưởng các em xem đây là môn học phụ mà thôi.
Khi đưa thiết bị,phương tiện hiện đại vào dạy với giáo án điện tử và máy chiếu sẽ tác động tích cực đến Học sinh và phát huy được tính tích cực ở các em nhiều hơn,kích thích sự hứng thú qua tiết học vì khi soạn bài giảng với giáo án điện tử thì các bản đồ,tư liệu,hình ảnh được bố trí,sắp xếp để Học sinh tiện lợi quan sát và cũng không mất quá nhiều thời gian vì đã được sắp xếp,bố trí một cách chặt chẽ -logic,bên cạnh đó sự phong phú về tranh ảnh,màu sắc,những vấn đề mới ,mỗi ngày là một sự kiện hay số liệu mới.Sự hứng thú của học sinh sẽ làm tiết học đạt hiệu quả cao hơn.Tuy nhiên,đây chỉ là vấn đề mới mặc dù ở các trường điểm đã thực hiện lâu nhưng đối với những trường ở vùng sâu thì mới từng bước ứng dụng công nghệ thông tin phương tiện mới vào giảng dạy thì phải tổ chức lớp học,bố trí,sắp xếp làm sao cho phù hợp,thuận lợi sự quan sát,nghe nhìn từ học sinh và làm sao phát huy được thái độ học tập,rèn luyện kỉ năng cho học sinh trong tiết dạy điều đó còn đòi hỏi nhiều hơn từ phía giáo viên vì lúc bây giờ người Thầy chỉ đóng vai trò là hướng dẫn còn học sinh đóng vai trò trung tâm để tìm ra kiến thức mới.
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Khi nói đến vấn đề này cho thấy thực trạng hiện nay đặc biệt trong năm học 2009-2010 là năm ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cũng là chủ đề năm học thì một số trường cũng đã thực hiện giảng dạy bằng máy chiếu,sử dụng giáo án điện tử.Cụ thể đã tổ chức dạy hội giảng cho tất cả các môn học tại Phòng giáo dục Huyện cầu kè,ở trường với sự kết hợp phương tiện hiện đại so sánh với cách giảng dạy tranh ảnh có sẵn và phương pháp dạy truyền thống nhận thấy rằng khi dạy giáo án điện tử với máy chiếu để rút kinh nghiệm có tính ưu điểm hơn là sự trình chiếu học sinh dễ quan sát,tích cực học tập thấy được tính nhanh nhẹn và nhạy cảm từ phía học sinh,giáo Ngay trong năm học 2010-2011 Phòng Giáo dục cũng tiếp tục tổ chức hội giảng cum khuyến khích sữ dụng giáo án điện tử,ở nhà trường cũng thực hiện tốt hội giảng rút kinh nghiệm sữ dụng giáo án điện tử như thế,mà người giáo viên chỉ hướng dẫn cho học sinh tìm tòi thông qua kênh chữ,kênh hình,cập nhật đủ thông tin có thể đưa được cả những clip,video cho học sinh quan sát từ đó các em có thể quan sát các hiện tượng địa lí,hiện tượng tự nhiên mà giải thích hay giải quyết được vấn đề.
Như vậy,giảng dạy môn Địa lí hay các môn học khác tuy không lạm dụng vì cũng cần kết hợp với phương tiện cũ nhưng sử dụng máy chiếu vẫn tốt hơn,nhất là cho học sinh quan sát bản đồ tự nhiên để tìm vị trí địa lý từ bản đồ kinh tế,bản đồ khí hậu…thể hiện chi tiết và sắc nét hơn.Tuy nhiên thực trạng khi ứng dụng thông tin vào giảng dạy thấy được một số vấn đề nan giải hiện tại là :khi mới làm quen với máy chiếu và giáo án điện tử còn gặp nhiều khó khăn từ việc soạn giảng đến giảng dạy nhận thấy một số giáo viên soạn chưa chuẩn xác,cách sắp sếp và chọn phong nền,cở chữ chưa phù hợp,sự lo gic giữa các side chưa chặt chẽ.Đặc biệt là khi trình chiếu còn lúng túng,các hiệu ứng chưa theo ý muốn của giáo viên,ngoài ra khi học với thiết bị hiện đại bàn ghế học sinh phải phù hợp,phòng trang bị đèn đủ ánh sáng để quan sát rõ còn đối với một số xã vùng sâu chưa cung cấp đủ và còn hạn chế về cơ sở vật chất.
Thực tế cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cũng còn gặp khó nhưng vấn đề đáng mừng là học sinh thích học,tích cực năng động trong tiết học và từ bài giảng có thể tìm ra kiến thức mới và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn.Do vậy cần phải phát huy thế mạnh cũng như ưu điểm để ngày một cao hơn,số người biết sử dụng nhiều và các trường sẽ thực hiện nhiều hơn.Qua những tiết dự giờ của đồng nghiệp trong huyện và thực hiện tại đơn vị của các môn học nhất là Địa lí thấy các em hiểu và nắm được trọng tâm bài học thể hiện qua đánh giá.
Cũng có điều cần lưu ý khi sọn giảng bằng giáo án điện tử hay khi trình chiếu cần phù hợp với học sinh hướng các em tìm ra kiến thức từ trực quan sinh động,Riêng đối với giáo viên khi giảng dạy không phải là chỉ trình chiếu mà phải kết hợp các phương pháp ,đồng thời kết hợp lưu bảng khi cần thiết cũng có lúc phải ngưng trình chiếu để học sinh tập trung.Khi dạy sữ dụng máy chiếu người giáo viên xem đó chỉ là công cụ hổ trợ mà khai thác tốt hơn chứ không nên đặt nặng vấn đề chỉ sữ dụng tách rời các đối tượng khác.
3.Kết quả và giải pháp:
+Kết quả
Với việc ứng dụng trong việc sử dụng phương tiện dạy học mới,Giáo án điện tử qua một số lớp khi thăm dò khảo sát ở một số học sinh cho rằng việc học này dễ học,dễ quan sát thích học cụ thể như sau:Môn văn,môn tin học,môn địa lí…
Thống kê từ học sinh
Sau bài học đưa ra câu hỏi đánh giá và các bài tập nhìn chung học sinh thực hiện được
Cụ thể như sau thể hiện qua thống kê lấy ý kiến
Trên 65% học sinh thích học và hiểu bài
Nhìn chung việc thực hiện dạy như trên thì học sinh hứng thú và tập trung nhiều hơn.
Cụ thể như sau
Trong năm học:2009-2010 Thực hiện trên hai lớp nhận thấy khá khả quan
Lớp
Số lượng
Đạt
Tỉ lệ
7B1
24
16
66,7%
7B2
25
18
72%
Trong năm học:2010-2011 Thực hiện trên hai lớp nhận thấy khá khả quan
Lớp
Số lượng
Đạt
Tỉ lệ
7B2
28
21
75%
9B
35
29
82,3%
So sánh kết quả trên cho thấy từng bước học sinh đã biết và làm quen với cách học ứng dụng công nghệ thông tin nên kết quả đạt khá hơn.
Bên cạnh đó nhà trường còn tổ chức dạy ứng dụng cho các môn:Văn,Toán,Sữ,Anh Văn nhìn chung học sinh tiếp thu và hứng thú hơn kèm theo kênh chũ,kênh hình ảnh thực thêm sinh động.
+ Giải pháp
Theo thực tế từ những tiết dạy được tổ chức ở Phòng giáo dục và tại cơ sở nhận thấy còn nhiều vấn đề cần đưa ra để cùng tìm hướng và giải pháp nhưng nhất là cùng với sự kết hợp của cấp lãnh đạo.Hiện nay mặc dù đã thực hiện dạy thử nghiệm chỉ rút kinh nghiệm nếu muốn thực hiện tốt cần phải làm tốt những yêu cầu sau:
Khi soạn trên giáo án điện tử cần phải biết lựa chọn phong nền và cở chữ cho phù hợp với tầm quan sát học sinh
Chọn màu sắc hài hòa ,không làm nhòa hoặc quá chói ảnh hưởng sự quan sát từ học sinh
Biết sắp xếp bố cục bài giảng chặt chẽ logic tranh ảnh,tư liệu đưa vào phải phù hợp với nội dung bài dạy
Sử dụng hiệu ứng sao cho phù hợp,không lạm dụng quá nhiều hiệu ứng là mất tập trung từ học sinh
Khi trình chiếu nội dung mới cần lưu lại tiêu đề và ý chính nội dung cũ (Có thể lưu lại dàn ý trên bảng)
Sử dụng phương tiện hiện đại cần kết hợp phương pháp mới tạo thêm sinh động lớp học
Khi đánh giá học sinh có thể tạo sinh động bằng cách chơi trò chơi
Nên sử dụng bút hoặc con trỏ để chỉ trên tranh ảnh hoặc bản đồ không nên sử dụng bằng ngón tay
Phải đảm bảo thời gian giảng dạy nhưng không nên quá nhanh
Luôn tạo cho lớp học hứng thú và sinh động
- Để làm và thực hiện tốt các yêu cầu trên đòi hỏi phải luyện tập từng bước nhưng vấn đề cấp bách nhất là:
+ Cần phải mở các lớp tập huấn việc soạn giáo án điển tử và sử dụng máy chiếu (cách thức soạn giảng)
+ Bàn ghế học sinh phải phù hợp theo cách học mới,không ngồi bàn quá đông hoặc bàn quá nhỏ)
+ Cung cấp kịp thời và đủ phương tiện
+ Cần được sự hổ trợ và giúp đỡ người chưa biết sử dụng làm
quen với máy chiếu
+ Phòng học phải phù hợp đủ điện và ánh sáng (sao cho phù hợp)
III.KẾT LUẬN
Trong sự nghiệp giáo dục luôn luôn được sự quan tâm của các cấp,các ban ngành từ Trung ương đến cơ sở với mục đích là đào tạo thế hệ trẻ tương lai có cả phẩm chất đạo đức,tài năng và sự sáng tạo.Để có được những yêu cầu đó thì ở nhà trường ngoài việc truyền thụ kiến thức còn phải rèn luyện cho các em có những kĩ năng cơ bản để có thể vận dung vào thực tiễn cuộc sống.Cũng chính vì lẽ đó mà ngành giáo dục cần quan tâm trang bị cơ sở vật chất,trang thiết bị vào giảng dạy,từ những tranh ảnh bản đồ,đến bảng,bàn ghế học sinh và cấp máy chiếu,một trong những phương tiện mới hiện đại hơn có tính thiết thực hơn trong việc giảng dạy các môn học nhưng đối với môn địa lí thì khá sinh động khả quan hơn,dễ ứng dụng hơn khi kết hợp internet có đầy đủ thông tin,tư liệu,bản đồ,các số liệu mới sẽ được cập nhật thường xuyên và mới.
Trong những thuận lợi như trên,điều đáng nói là không phải ai cũng có thể thực hiện trên phương tiện giảng dạy mới này.Khi chưa sử dụng máy vi tính,chưa thạo tin học và những kĩ năng cơ bản khi soạn giảng và sử dụng với máy chiếu dễ dàng khi chưa được hướng dẫn,chưa nói đến một số sự cố xảy ra khi sử dụng.Như vậy điều quan tâm và mong đợi của giáo viên hiện nay là sớm được tập huấn và được hướng dẫn cụ thể vì số người biết sử dụng chưa nhiều,trao đổi đóng góp nhau trong quá trình thực hiện,cần trang bị cho các trường làm sao cho đủ nhu cầu sử dụng cho các môn học.
Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội thì việc học của học sinh được nâng lên,cần có sự quan tâm nhiều hơn của Ngành giáo dục để ngày một tiến xa hơn.Giảng dạy tốt hơn nhằm tạo ra nguồn lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay.
Người viết
Lê Thanh Hùng
Duyệt của tổ trưởng chuyên môn
--------------------------------------------
--------------------------------------------
--------------------------------------------
--------------------------------------------
--------------------------------------------
Hội đồng Thi đua
--------------------------------------------
--------------------------------------------
--------------------------------------------
--------------------------------------------
--------------------------------------------
MỤC LỤC.
I.Lí do chọn đề tài Trang 1
II.Nội dung Trang 2
1.Cơ sở lí luận vấn đề nghiên cứu
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3.Kết quả và giải pháp:
III.Kết luận Trang 6
File đính kèm:
- sang kien kinh ngiem.doc