Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên sư phạm

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lý luận

2. Ứng dụng CNTT cho Sinh Viên sư phạm

3. Các hình thức ứng dụng CNTT trong việc học của sinh viên.

4. Một số biện pháp ứng dụng CNTT cho Sinh viên trong các trường CĐ và ĐH

4.1 Các giải pháp cơ bản

4.2 Các biện pháp cụ thể

5. Kết quả

KẾT LUẬN

 

doc34 trang | Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên sư phạm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rang Web và nguồn tài nguyên khác nhau trên mạng Internet. Ví dụ: một người nước ngoài muốn tìm hiểu về phở Hà Nội, họ chỉ cần lên mạng, vào công cụ tìm kiếm, gõ chữ “phở Hà Nội” là có thể hiện ra hàng trăm trang web về chủ đề này. Một người Hà Nội muốn có hình ảnh về chợ Bến Thành thì chẳng cần phải vào tận HCM để chụp ảnh mà chỉ cần vào mạng, sau vài thao tác đơn giản là có thể tìm được hàng chục bức ảnh. Công cụ tìm kiếm thu nhỏ kho kiến thức khổng lồ của nhân loại thành cuốn cẩm nang đầu giường đối với mỗi con người hiện đại. Ngay cả đối với giáo viên thì cũng nên coi như việc ngồi máy tính để soạn bài giảng, giáo án là phải kết nối Internet và sử dụng công cụ tìm kiếm Internet thì mới có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng được. Các công cụ tìm kiếm thực chất đã làm thay đổi một phần của thế giới, con người không cần phải nhồi nhét những kiến thức khoa học và đời sống để trở thành những học giả uyên thâm, mà chỉ cần là người có tư duy tốt, nhạy bén, sáng tạo thì mới phát huy được hiệu quả trong công việc và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiểu được điều này, chúng ta sẽ thấy rõ hơn những vấn đề cần làm trong giáo dục hiện nay, nhất là giáo dục phổ thông. Biện pháp 6: Trao đổi chuyên môn, chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã hội Kết nối mạng Internet, sinh viên không chỉ có thể tìm thấy ngay những kiến thức, nhưng tài nguyên mình cần mà còn có thể chia sẻ, trao đổi thông tin với nhau. Hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin với nhau đơn giản nhất là phổ biến nhất hiện nay là thông qua các diễn đàn (forum) trên mạng. Diễn đàn lớn nhất Việt Nam về giáo dục là trang diễn đàn Mạng giáo dục của Bộ GD&ĐT, địa chỉ trong đó trao đổi về mọi vấn đề liên quan đến giáo dục như giảng dạy, quản lý giáo dục, chống tiêu cực trong giáo dục, các chính sách mới của Bộ GD&ĐT. Diễn đàn giáo viên: địa chỉ là diễn đàn chuyên cho giáo viên trao đổi với nhau về những kinh nghiệm dạy học, các kiến thức về ứng dụng CNTT trong dạy học. Một hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin khác nữa trên Internet là tham gia các mạng xã hội. Ở các mạng này, mỗi người có thể xây dựng các blog (có thể coi là trang web riêng) cho mình. Tại các blog, sinh viên có thể chia sẻ các kinh nghiệm trong dạy học và trong cuộc sống. Bạn bè đồng nghiệp có thể vào xem các blog của nhau và gửi lên ý kiến của mình. Ở các nước châu Âu, các sinh viên sử dụng rất nhiều blog phục vụ cho công việc của mình. Blog hiện nay đang được giới trẻ ưa chuộng, thực tế thì cũng có nhiều điểm chưa tốt, chưa kiểm soát được. Tuy nhiên, tùy từng mục đích sử dụng, các blog có thể phát huy tính tích cực rất cao, mà đặc biệt nếu các sinh viên biết sử dụng để làm tốt hơn cho công việc giảng dạy của mình. Các địa chỉ mạng xã hội để tạo blog được dùng nhiều nhất ở Việt Nam là: Là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay vì tính dễ dùng và nó gắn liền với chương trình chat Yahoo Messager. Đây là mạng xã hội mà giáo viên và trí thức sử dụng nhiều hơn do có giao diện đẹp và nhiều tính năng hấp dẫn. Biện pháp 7: Hướng dẫn sử dụng các phần mềm nguồn mở thay cho các phần mềm bản quyền. Ngày nay, trong xu hướng hội nhập, việc tôn trọng bản quyền đang trở nên một vấn đề không thể không quan tâm. Hầu hết ở Việt Nam hiện nay chúng ta đang sử dụng các phần mềm vi phạm bản quyền, thậm chí vi phạm mà cũng không biết rằng mình đang vi phạm. Giá thành của một phần mềm là không nhỏ, thậm chí còn cao hơn cả giá thành của chiếc máy tính. Vì vậy với một chiếc máy tính, tổng giá trị các phần mềm trong đó có khi lớn gấp hàng chục lần giá trị của máy tính. Trong vài năm gần đây, Chính phủ và các Bộ ngành cũng đã ra nhiều chỉ thị về việc mua bản quyền các phần mềm trong các cơ quan hành chính Nhà nước, tuy nhiên kết quả đạt được cũng chưa đáng kể là bao. Hiện nay, mới chỉ có một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam là có đủ tiềm năng để trang bị bản quyền phần mềm cho đơn vị mình. Vì vậy, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, vả lại chúng ta đã quá quen với việc dùng phần mềm mà không trả tiền nên việc mua bản quyền các phần mềm, nhất là phần mềm của nước ngoài trong giai đoạn hiện nay là không dễ thực hiện. Một trong những giải pháp đơn giản cho vấn đề này là chúng ta tìm và sử dụng các phần mềm miễn phí có tính năng gần tương tự như các phần mềm bản quyền kia. Ví dụ: Hệ điều hành Linux thay cho Windows, bộ phần mềm Open Office của hãng Sun là miễn phí và có thể sử dụng thay cho Microsoft Office, v.v... Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành công văn số 12966/BGDĐT-CNTT ngày 10/12/2007 về việc đẩy mạnh triển khai một số hoạt động về CNTT trong đó có đề cập đến việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở, cụ thể 4 phần mềm cần thiết là OpenOffice, FireFox, Thunderbird và UniKey. C. KẾT LUẬN 1. Kết luận Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ của khoa học và công nghệ. Sự chuẩn bị nguồn nhân lực cho thời kỳ mới của đất nước là một trong những nhiệm vụ trọng đại của toàn xã hội và của ngành giáo dục đào tạo nói riêng. Muốn theo kịp với các nước tiên tiến, đón đầu sự phát triển đòi hỏi phải đổi mới giáo dục một cách đồng bộ: chương trình, SGK, kiểm tra đánh giá và đặc biệt là cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại. Sự ra đời của phương pháp dạy học mới bao giờ cũng gặp những khó khăn, đòi hỏi phải có ý thức và quyết tâm tìm tòi, thử nghiệm với những bước đi vững chắc mới có thể đạt hiệu quả cao. Áp dụng phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin đòi hỏi sinh viên phải dành thời gian đầu tư vào mỗi bài dạy. Từng bước áp dụng các phương tiện hiện đại như máy chiếu đa năng, đầu Projector, băn hình, tranh ảnh vào trong giảng dạy các bộ môn, đó là con đường hữu hiệu, có tác dụng tăng hiệu quả tiết học lên gấp đôi. Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đang là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong dạy học trong thời gian tới có hiệu quả, không có gì khác hơn, là nhà nước tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học, đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để mọi trường học, mọi sinh viên đều có thể kết nối vào mạng Internet. Bên cạnh đó, có sự chỉ đạo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất bằng các văn bản mang tính pháp quy để các trường có cơ sở lập đề án, huy động nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này, góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và quản lý giáo dục, tạo nên được sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội thông qua mạng, làm cơ sở tiến tới một xã hội học tập. Để ứng dụng CNTT trong nhà trường có nhiều cách tiếp cận, nhưng thực tiễn cho thấy cách tiếp cận thích hợp là đi từ thấp lên cao, từ tổng thể đến chi tiết, từ môi trường thông tin đến môi trường làm việc chuyên nghiệp . Vì thế cần cho các bạn sinh viên thấy được tầm quan trọng của CNTT được ứng dụng trong giảng dạy và học tập . Kinh nghiệm cho thấy ở đâu cán bộ lãnh đạo và quản lý nhận thức được vai trò của CNTT, hiểu biết về CNTT, quan tâm sử dụng thật sự CNTT phục vụ cho công tác giáo dục( giảng dạy, học tập, quản lý ) thì ở đó CNTT phát huy được tác dụng . Không ai đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải trở thành nhà CNTT nhưng cần có hiểu biết khái quát về các vấn đề cơ bản, về phương pháp tổ chức và khai thác các hệ thống thông tin . Từ đó học biết đòi hỏi những gì mà CNTT có thể đáp ứng, chủ động đề xuất và thúc đẩy thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập có hiệu quả . Việc ứng dụng CNTT trong dạy - học trong các trường phổ thông là rất cần thiết nó có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học theo một chương trình thay sách giáo khoa hiện nay. Do đó việc soạn GAĐT là không thể thiếu, để có được một GAĐT chất lượng thì sinh viên phải tự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và mất nhiều thời gian mới có được. GAĐT là một phương tiện dạy - học theo phương pháp mới hiện nay, nó đòi hỏi phải có sự đầu tư không chỉ kiến thức mà còn là thời gian. Trên đây là một số quan điểm và kinh nghiệm của em trong suốt thời gian thực hiện, các thầy cô và các bạn sinh viên xem xét và góp ý thêm để quá trình thực hiện GAĐT có hiệu quả. Qua quá trình học tập và làm việc, được sự giúp đỡ của các giảng viên, các bạn sinh viên, bản thân em đã tiếp thu được nhiều điều bổ ích, thiết thực cho quá trình giảng dạy và công tác. Em mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục ngay từ khi còn là sinh viên trong trường sư phạm. 2. Kiến nghị Để ứng dụng CNTT trong trong học tập được đồng bộ hóa ở nhà trường em xin kiến nghị: Nhà trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần cho những sinh viên giảng dạy đồng thời tạo điều kiện cho SV được đi tập huấn các chương trình ứng dụng CNTT trong giảng dạy để bổ sung thêm kiến thức và học hỏi thêm kinh nghiệm của các bạn khác. Em mong rằng với kiến nghị này, Ban Giám Hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện và giúp đỡ. Trên đây là một số kinh nghiệm của em trong quá trình học và ứng dụng CNTT trong việc học tâp. Mặc dù chưa được đầy đủ, mang tính thuyết phục chưa cao, song em mong rằng các thầy cô giáo, các bạn Sinh viên cùng tham khảo và chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau thực hiện. Đặc biệt cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng người ngày càng đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa nước ta trở thành nước CNH - HĐH trên mọi lĩnh vực.     Trong quá trình viết đề tài, do điều kiện về thời gian và năng lực có hạn, đề tài không tránh khỏi những sai sót hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp bảo ban của các quý thầy cô giáo và các bạn Sinh viên để làm kinh nghiệm quý báu cho bản thân em trong quá trình giảng dạy sau này.  Em xin chân thành cảm ơn! Yên Bái, ngày 20 tháng 02 năm 2013. Sinh viên Trần Minh Cương

File đính kèm:

  • docDe tai ung dung CNTT cho sinh vien su pham.doc
Giáo án liên quan