Đề tài Tổ chức rèn luyện nề nếp, thói quen tốt cho học sinh lớp 1

Từ xưa dân gian ta đã có câu:"Bé không vin, cả gãy cành." hoặc Bác Hồ nhà cách mạng lỗi lạc của dân tộc- một danh nhân văn hoá thế giới đã từng nói:

" Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên".

Nghị quyết trung ương 2 lần thứ 8 cũng chỉ rõ: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Hơn thế nữa trong luật giáo dục cũng quy định:" Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở".

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức rèn luyện nề nếp, thói quen tốt cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thêm 1 bông hoa ) Giáo viên hỏi tiếp : Vậy bây giờ có tất cả bao nhiêu bông hoa ? Học sinh nói: Có 5 bông hoa thêm 1 bông hoa nữa là 6 bông hoa. Giáo viên lại hỏi:Vậy 5 thêm 1 bằng mấy? Viết công thức: 5+1=6 Tương tự các tiết dạy toán khác tôi đều chuẩn bị đồ dùng phù hợp với bài học và hướng dẫn các em sử dụng bộ đồ dùng học toán để các em hứng thú học tập, nắm kiến thức tốt. Các môn học khác như môn Tiếng việt,Tự nhiên xã hội, Đạo đức ... tôi đều coi trọng việc sử dụng đồ dùng dạy học. Tiết học nào có thể sử dụng vật thật được tôi đều cố gắng tìm bằng được. Bởi theo tôi nghĩ: vật thật là dụng cụ trực quan sinh động nhất, giúp học sinh phát triển và tiếp thu bài học bằng nhiều giác quan như: mắt nhìn, tay chạm, mũi ngửi... từ đó học sinh nhớ bài lâu hơn. Có đồ dùng dạy học sinh động, không học sinh nào lại không chú ý nghe cô giáo giảng bài. Ngoài ra còn kích thích học sinh tư duy để trả lời đúng nội dung câu hỏi của giáo viên. Tóm lại: sử dụng đồ dùng dạy học một cách vừa phải, có khoa học, hình thức các đồ dùng dạy học có tính thẩm mĩ cao cũng góp phần không nhỏ vào việc tiếp thu kiến thức và việc rèn luyện nề nếp, thói quen tốt cho học sinh.Từ đó chất lượng học tập của các em được nâng lên rõ rệt. Cũng ngay từ đầu năm học, nhà trường tiến hành triệu tập họp phụ huynh học sinh. Tôi đã chuẩn bị thật đầy đủ về nội dung để cùng trao đổi với các bậc phụ huynh, nhưng về mặt: thống nhất các phương pháp giáo dục học sinh giữa gia đình và nhà trường thì tôi đặc biệt chú ý. Phải làm sao để cha mẹ các em nắm bắt được phương pháp giáo dục của giáo viên, từ đó có phương pháp giáo dục thống nhất và thích hợp. Ví dụ: Thống nhất rèn cách ngồi học, ngồi viết cho học sinh, cách soạn sách vở ( vì học kỳ 1 các em chưa đọc được thời khoá biểu ). Hoặc khi viết bảng cần viết ở dòng thứ hai và từ phía trái sang phía phải của bảng... Hàng tháng giáo viên ghi những tiến bộ, những hạn chế của từng em vào sổ liên lạc gửi về gia đình và có thông tin ngược lại. Thường xuyên như vậy việc thống nhất các biện pháp giáo dục giữa gia đình và nhà trường cũng góp phần quan trọng vào việc rèn luyện nề nếp, thói quen tốt cho học sinh. Ngoài những quy định về nề nếp học tập, việc học sinh có nề nếp, thói quen tốt trong các hoạt động khác như: hoạt động văn thể, nề nếp vệ sinh, nề nếp thực hiện nếp sống văn minh, kính trên nhường dưới... cũng là một công việc hết sức công phu. Thông qua các bài giảng của môn Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Tiếng việt...bằng những hoạt cảnh nhỏ,những tình huống đơn giản phù hợp với tâm lý lứa tuổi để hướng học sinh thực hiện tốt những nội dung của bài học và liên hệ tới thực tế đời sống. Ví dụ như: nề nếp đi học đúng giờ, nề nếp vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học: thời gian đầu năm học các em thực hiện không đồng đều, nhiều lúc thực hiện rất tốt song có lúc lại quên... tôi sửa lại cho các em bằng cách nêu gương những em học sinh thực hiện tốt và nhắc những em khác tự so sánh xem mình đã thực hiện giống bạn chưa, mình phải làm gì để cũng thực hiện tốt như bạn. Mỗi một buổi học đều có 15 phút truy bài, để rèn cho các em có nề nếp, thói quen truy bài tốt tôi thường xuyên lên lớp truy bài cùng các em, hướng dẫn các em sử dụng giờ truy bài vào việc ôn lại bài cũ hoặc đọc trước bài mới; hay những bạn học khá, giỏi kiểm tra, giúp đỡ những bạn học yếu cùng tiến bộ. Cứ như vậy sẽ hình thành cho các em thói quen tự quản, tự học trong giờ truy bài. Hay nề nếp thể dục múa hát giữa giờ, giáo viên cần theo dõi sát sao, nhắc nhở các em học tập các anh chị lớp trên, thi đua xem tổ nào xếp hàng nhanh nhẹn ngay ngắn, tập các động tác đúng hơn. Giáo viên cũng cần trao đổi với đồng chí tổng phụ trách cùng theo dõi và có biện pháp động viên, khen ngợi kịp thời những học sinh làm tốt và nhắc nhở nhẹ nhàng những em còn chưa chú ý tập luyện. Do vậy nề nếp thói quen hoạt động ngoài giờ các em cũng nhanh chóng thực hiện tốt. Song điều quan trọng không thể thiếu được đó là: Giáo viên phải luôn luôn thực hiện tốt nề nếp của cá nhân, của lớp, của trường. Phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 3.2 Kết quả thực nghiệm: Qua các biện pháp tổ chức, rèn luyện trên tôi tiến hành thử nghiệm nề nếp chú ý học tập trên lớp của học sinh hai lần ( giai đoạn giữa và cuối ) Lần thứ nhất: Khảo sát kết quả học tập sau tiết toán:"Phép cộng dạng 14+3" TSHS Số HS Không chú ý Số HS chú ý Kết quả học tập (điểm) 1 - 2 3 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 29 6 23 1 2 8 10 8 100% 21% 79% 3% 7% 28% 34% 28% Lần thứ hai: Khảo sát kết quả học tập sau tiết học toán:"Phép cộng các số tròn chục" TSHS Số HS Không chú ý Số HS chú ý Kết quả học tập (điểm) 1 - 2 3 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 29 2 27 0 0 8 11 10 100% 7% 93% 0% 0% 28% 38% 34% Như vậy, qua những biện pháp thực hiện cũng cho những kết quả nhất định. Tuy số học sinh chú ý học tập trên lớp không được 100% song nếu tiếp tục áp dụng và duy trì, hướng dẫn tỉ mỉ, chắc chắn rằng kết quả đạt được cao hơn. 3.3 Những kết quả đạt được: Bằng nhiều phương pháp giáo dục phù hợp với tâm, sinh lý của lứa tuổi học sinh lớp 1 và do kiên trì trong việc tổ chức rèn luyện nề nếp, thói quen tốt cho các em nên trong học kì I vừa qua lớp 1 do tôi làm chủ nhiệm đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Mọi hoạt động trong học tập cũng như các hoạt động khác đều hơn hẳn so với những năm học trước. - Về học tập: Học sinh biết các phương pháp học tập để đạt kết quả cao nhất. Qua kiểm tra khảo sát giữa kỳ 2 tôi thấy: Môn Toán và môn Tiếng việt có 83% số bài đạt loại khá và giỏi, còn lại 17% số bài đạt loại trung bình. Các môn khác đạt kết quả cao và đồng đều. -Về các hoạt động khác: Qua các đợt thi đua : Nhà trường đều nhận xét lớp tôi có nhiều thành tích nổi bật như nề nếp truy bài đầu giờ, xếp hàng ra vào lớp, vệ sinh trường lớp... các hoạt động tập thể như thể dục giữa giờ, múa hát sân trường... lớp tôi đều thực hiện tốt. Kết quả thi đua của đoàn đội tuần nào lớp tôi cũng xếp thứ nhất. Một điều làm tôi phấn khởi nhất là ý thức tự quản của học sinh trong giờ học cũng như trong các hoạt động khác các em đều thực hiện tốt. III. Kết luận và kiến nghị 1. Tầm quan trọng: Việc tổ chức rèn luyện nề nếp và thói quen tốt cho học sinh trong học tập cũng như trong các hoạt động khác là việc làm rất cần thiết,quan trọng.Nó là tiền đề giúp cho học sinh chiếm lĩnh tri thức khoa học một cách dễ dàng, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển con người mới trong giai đoạn hiện nay. 2. Bài học kinh nghiệm : Khi đã thực hiện đầy đủ việc tổ chức rèn luyện nề nếp thói quen tốt cho học sinh lớp 1, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: -Giáo viên phải thực sự yêu nghề, có lòng thương yêu học sinh như con em mình, phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. -Cần có đức tính kiên nhẫn, dịu dàng, tỉ mỉ để rèn luyện nề nếp, thói quen tốt cho học sinh một cách thường xuyên, liên tục. - Phải động viên kịp thời những cá nhân tập thể tốt đồng thời mềm dẻo nhưng kiên quyết với những học sinh còn hạn chế, song phải lấy phương châm: động viên là chính. - Sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học một cách triệt để nhưng phải hài hoà, hợp lý. - Cần thống nhất các biện pháp giáo dục giữa gia đình và nhà trường, giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên dạy buổi thứ 2. - Giáo viên cần xây dựng đội ngũ cán bộ lớp nhanh nhẹn năng động, biết tự quản. - Các em học sinh là nhân vật trung tâm trong quá trình dạy và học, là những thực thể hồn nhiên tiềm tàng khả năng phát triển. Do vậy học sinh phải có ý thức tự rèn vươn lên trong học tập cũng như trong các hoạt động khác. 3. Phạm vi áp dụng đề tài: Tuy năm học chưa kết thúc nhưng việc tổ chức rèn luyện nề nếp, thói quen tốt cho học sinh lớp 1 tôi đã nghiên cứu và thực hiện đầy đủ vào việc giảng dạy, rèn luyện mọi nề nếp cho học sinh lớp mình đã đạt những kết quả nhất định. Tôi thấy vấn đề này có thể áp dụng trong tất cả các lớp 1 đại trà ( cũng có thể cho những lớp lớn hơn ở trường tiểu học). Với học sinh lớp 1 hiếu động, thích động viên, dễ nhớ ,chóng quên; muốn có kết quả cao phải áp dụng ngay từ những ngày khai giảng đầu tiên để học sinh được làm quen với những nề nếp, thói quen tốt đó. Nếu từng lớp thực hiện tốt thì cả khối, cả trường sẽ thực hiện tốt. Như vậy, chắc chắn sau này các em sẽ là lớp người có tri thức, lý tưởng tốt đẹp để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. 4. Những vấn đề cần kiến nghị: Nhà trường nên tổ chức chuyên đề hội thảo: Làm thế nào để rèn luyện nề nếp, thói quen tốt cho học sinh lớp 1 nói riêng và học sinh tiểu học nói chung. Nhà trường cần kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và xã hội để công tác xã hội hoá giáo dục được tăng cường và đạt hiệu quả hơn. Từ đó cũng góp phần rèn luyện nề nếp, thói quen tốt cho học sinh. Công tác Đội trong nhà trường cần đổi mới trong mọi hoạt động, có hình thức sinh hoạt Đội, sao nhi đồng phù hợp và hấp dẫn, khéo léo lôi cuốn các em vào các hoạt động tập thể một cách tự giác hơn. * Trên đây là một số kinh nghiệm của việc tổ chức rèn luyện nề nếp thói quen tốt cho học sinh lớp 1. Tuy nhiên việc làm của tôi còn có điểm hạn chế. Kính mong được sự góp ý của cấp trên và các bạn đồng nghiệp để bản kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả hơn, góp phần vào sự nghiệp trồng người như lời Bác Hồ đã dạy: " Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người". Tôi xin trân trọng cảm ơn! Ngày 24 tháng 3 năm 2007. Mục Lục TT Nội dung Trang I. Đặt vấn đề 1 Lý do chọn 1.1: Cơ sở lý luận 1.2: Cơ sở thực tiễn 2. Xác định đối tượng nghiên cứu II. Giải quyết vấn đề 1. Điều tra thực trạng 2. Phương pháp nghiên cứu 3. Biện pháp thực hiện 3.1 Những công việc thực tế đã làm 3.2 Kết quả thực nghiệm 3.3 Những kết quả đạt được III. Kết luận và kiến nghị 1. Tầm quan trọng 2. Bài học kinh nghiệm 3 Phạm vi áp dụng đề tài 4 Những vấn đề cần kiến nghị Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình tâm lý học tiểu học 2. Giáo trình giáo dục học tiểu học (Đại học quốc gia Hà Nội)

File đính kèm:

  • docTo chucren luyen thoi quen hoc tot cho HS lop 1.doc
Giáo án liên quan