Đề tài Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 5

 Như chúng ta đã biết: Học sinh tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học. Nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quá tải. Hơn nữa, học sinh ở bậc tiểu học cơ thể các em còn đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp, tâm lý chưa ổn định nên trẻ không thể ngồi lâu trong phòng học cũng như làm một việc gì đó trong thời gian dài.

doc16 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 23435 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng tính nhẩm nhanh các phép tính nhân, chia các số thập phân với 10, 100, 1000... Luyện cho HS tác phong nhanh nhẹn, tinh mắt. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 10 đến 15 tấm bìa hình chữ nhật kích thước 10x15 cm, có dây đeo. Mỗi tấm đều ghi một phép tính hoặc kết quả tương ứng. Ví dụ nội dung thẻ như sau: 15,5 x 10 2,571 x 1000 155 4,329 13,96 : 1000 2,37 90 2571 23,7 : 10 0,9 x 100 432,9 : 100 0,01396 Thời gian chơi: 3 - 5 phút. Cách chơi: Học sinh xung phong lên rút thẻ của mình, sau đó tất cả đội tập hợp thành vòng tròn, các em đeo thẻ trước ngực, mỗi em tự quan sát số thẻ của mình và số thẻ của bạn. Tự tính nhẩm kết quả hoặc phép tính tương ứng với kết quả hoặc phép tính ghi trên thẻ của mình. Yêu cầu cả đội nhảy lò cò, vừa hát vừa vỗ tay cùng cả lớp: “Nhảy lò cò cho cái giò nó khoẻ, đi xen kẽ cho nó khoẻ cái giò”. Khi giáo viên hô “Tìm bạn! tìm bạn!” các em phải nhanh chóng tìm và chạy về với bạn đeo thẻ có kết quả hoặc phép tính tương ứng với thẻ của mình. Những ai tìm đúng, tìm nhanh bạn mình nhất thì ghi được 10 điểm. Bạn nào tìm sai thì phải tự nhẩm lại để tìm đúng bạn mình. Sau một lượt giáo viên đổi thẻ lẫn lộn, sau đó cho các em tiếp tục chơi hoặc nhóm khác chơi * Trò chơi 4: Gà mẹ tìm con (Áp dụng cho các tiết học: cộng trừ, nhân, chia phân số, số thập phân) Mục đích: Củng cố các phép tính phân số, số thập phân. Chuẩn bị: 5 con gà mẹ làm bằng bìa cứng có ghi phép tính. 5 con gà con làm bằng bìa cứng có ghi kết quả tính. Thời gian chơi: 3-5 phút Cách chơi: Tổ chức cho HS chơi cá nhân. Gọi 10 HS xung phong lên chơi: 5 em cầm 5 con gà mẹ, 5 em cầm 5 con gà con. Yêu cầu HS cầm gà mẹ tìm đúng gà con của mình (sao cho phép tính trên mình gà mẹ tương ứng với kết quả tính trên mình gà con.). Cặp nào tìm đúng, nhanh nhất sẽ thắng cuộc. Cặp nào tìm sai sẽ bị phạt và nhảy lò cò. * Trò chơi 5: “Ai nhanh, ai đúng” (Áp dụng cho các tiết học: Bảng đơn vị đo độ dài, Bảng đơn vị đo khối lượng, Bảng đơn vị đo diện tích, Xăng - ti- mét khối, Đề- xi-mét khối) Mục đích: Giúp HS nắm vững mạch kiến thức về đo đại lượng Chuẩn bị: 2 bút dạ, 2 tờ giấy khổ lớn (ví dụ ghi nội dung như sau): Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống a. 6090 kg = 6 tấn 9 kg b. 2kg 326g = 2326g c. 354dm = 3m 54 dm d. 2010m2 = 20dm2 10m2 e. 29dm2 = 2m2 9dm2 g. 154000cm3 = 154dm3 Thời gian chơi: 3 phút Cách chơi: Mỗi nhóm cử 6 bạn , xếp thành 2 hàng dọc. Sau khi GV hô: “Trò chơi bắt đầu” thì bạn số 1 sẽ chạy lên và điền Đ, S vào ô thứ nhất. Điền xong thì bạn số 1 chạy về đưa bút cho bạn số 2 và cứ thế tiếp tục đến bạn số 6. Nếu chạy trước khi bạn chưa chạy xuống đến nơi thì sẽ bị phạm luật. Mỗi đáp án đúng được 2 điểm, phạm lỗi trừ 1 điểm. Đội nào nhiều điểm hơn đội đó sẽ thắng cuộc. * Trò chơi 6: Hái hoa toán học (Áp dụng cho các tiết học: Diện tích hình bình hành, Diện tích hình thang, Hình vuông, Hình hộp chữ nhật, Hình lập phương, Ôn tập về hình học cuối năm....) Mục đích: Giúp học sinh nhớ lâu các công thức tính chu vi, diện tích các hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi...Từ đó vận dụng linh hoạt, kết hợp với kỹ năng tính nhẩm để tính chu vi, diện tích của hình với số đo cho trước … Phát triển khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một cây cảnh đặt lên bàn giáo viên làm cây hoa. Treo sẵn trên cây các bông hoa được cắt bằng giấy màu trong có ghi nội dung câu hỏi. (Tuỳ theo nội dung bài học để giáo viên chọn nội dung ghi trong hoa) Ví dụ: Khi dạy bài: “Ôn tập hình học” ở cuối năm giáo viên có thể chọn nội dung: 1. Muốn tìm diện tích hình vuông Một cạnh nhân bốn ra ngay khó gì? Bạn hãy cho biết hai câu thơ trên đúng hay sai ? Hãy tính nhẩm nhanh diện tích hình vuông mà cạnh bằng 30m? 2. Nêu quy tắc tính diện tích hình bình hành? 3. Đố bạn điền tiếp những từ thích hợp và chỗ trống trong bài thơ sau : Diện tích chữ nhật là gì ? Lấy dài…………..tức thì ra ngay. Chu vi chữ nhật dễ thay. Lấy ……………nhân hai là thành. 4. Muốn tính diện tích hình thang Đáy lớn, đáy bé ta mang......vào Rồi đem ....với chiều cao ......lấy nửa thế nào cũng ra. 5. Một hình lập phương có độ dài cạnh 5cm . Bạn A nói: Diện tích xung quanh hình lập phương bằng 125 cm2 Bạn B nói: 125 cm2 là diện tích toàn phần của hình lập phương. Theo bạn ai nói đúng? ai nói sai? vì sao? 6. Em hãy điền những từ thích hợp vào chỗ chấm của 2 câu thơ sau: Nói về công thức tính Vận tốc Trên đường kẻ chậm với người mau. Hai kẻ đồng chiều muốn gặp nhau. Vận tốc đôi bên …………………. ………………chia với khó chi đâu. 9cm 7. Hình bên tên gọi là gì ? 6cm Chu vi, diện tích em thì tính mau? Thời gian chơi: 3 - 5 phút Cách chơi: Chơi thi đua giữa cá nhân. Học sinh xung phong lên hái hoa và đọc to, rõ ràng nội dung câu hỏi cho cả lớp cùng nghe sau đó mới trả lời kết quả. Nếu bạn hái hoa trả lời chính xác, diễn đạt trôi chảy, gọn gàng, các bạn ở dưới lớp vỗ tay thật to để cổ vũ cho bạn. Nếu bạn trả lời đúng kết quả nhưng diễn đạt chưa mạch lạc, thì lớp vẫn vỗ tay khuyến khích bạn song nhỏ và ngắn hơn. Nếu bạn trả lời sai giáo viên gợi ý vẫn không trả lời được thì phải nhảy cò cò về chỗ. 2.2.4. Hiệu quả từ việc tổ chức các trò chơi Toán học: Ngoài những trò chơi đã giới thiệu ở trên, tôi còn tìm tòi, sáng tạo một số trò chơi phục vụ cho một số môn học khác. Việc sáng tạo tổ chức các trò chơi tuy vất vả nhưng tôi vẫn tìm thấy niềm vui ở trong công việc và càng thấy yêu nghề hơn bởi vì thông qua các trò chơi, quan hệ giữa giáo viên và học sinh không còn khoảng cách (vì nhiều lúc giáo viên cũng tham gia cùng chơi với học sinh). Tình cảm bạn bè giữa học sinh với học sinh ngày càng gần gũi, gắn bó hơn. Những giờ học thoải mái, sôi nổi, hiệu quả ngày càng tăng. Chất lượng học tập của các em ngày được nâng lên, hạn chế tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, trong giờ học không còn hiện tượng học sinh ngủ gật, uể oải hay mất tập trung trong học tập. Không những thế mà còn giúp học sinh nhút nhát, cá biệt hòa mình vào tập thể. Số lượng học sinh yêu thích môn toán ngày một tăng lên. Ngoài những trò chơi trên, việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng giúp GV tổ chức được các trò chơi hay bằng những hình ảnh sinh động và hấp dẫn như: Rung chuông vàng, Chiếc nón kỳ diệu...đã tạo cho học sinh sự hứng thú hơn rất nhiều trong các giờ học toán. Tôi nhận thấy rằng khi đưa các trò chơi vào các tiết học toán không những giúp các em khắc sâu kiến thức mà còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm. Kết quả của những lần khảo sát đã nói lên được điều đó: Thời điểm KS TSHS Giỏi (Điểm 9 -10) Khá (Điểm 7- 8) Trung bình (Điểm 5- 6) Yếu (Điểm 1- 4) SL % SL % SL % SL % Đầu năm học (Tháng 9/2013) 31 8 25,8 10 32,3 9 29,0 4 12,9 Cuối HKI (Tháng 1/2014) 31 11 35,0 13 41,9 5 16,1 2 6,5 Giữa HKII (Tháng 3/2014) 31 13 41,9 14 45,2 4 12,9 0 Qua kết quả đạt được như trên, tôi thấy vào đợt khảo sát giữa HKII thì số học sinh yếu đã không còn, số học sinh khá giỏi tăng rõ rệt. So với những lần khảo sát trước thì kết quả trên là rất đáng mừng. Điều đó cho thấy những cố gắng đổi mới trong phương pháp dạy học của tôi đã có kết rất tốt. III. KẾT LUẬN 3.1.Ý nghĩa của Đề tài: Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập tạo ta không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ. Với những kinh nghiệm trên tôi đã góp phần nâng cao chất lượng của giờ dạy học toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Đồng thời tạo sự say mê hứng thú cho học sinh khi học toán và từ đó học sinh ngày càng yêu thích môn toán hơn thông qua các trò chơi học tập. Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập. Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học toán là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này, ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ 3 đến 5 phút. Do vậy người giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh. Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và môn toán lớp 5 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Song để tổ chức được trò chơi toán học có hiệu quả đòi hỏi mỗi người giáo phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi. Qua việc nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả tại lớp mình, bản thân tôi nhận thấy Sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả những lớp 5 ở trong trường. Đồng thời hy vọng phạm vi áp dụng của nó sẽ được rộng rãi hơn. 3.2.Những kiến nghị, đề xuất: - Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy: + Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. + Đầu tư nhiều hơn nữa thời gian trong việc nghiên cứu từng bài dạy, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, nên áp dụng trò chơi phù hợp cho từng nội dung bài học. + Muốn tổ chức các trò chơi học tập đạt hiệu quả thì người GV phải chuẩn bị thật cụ thể và chi tiết từ việc tìm trò chơi, chuẩn bị các vật dụng cần thiết phục vụ cho trò chơi, hình thức thưởng - phạt và quan trọng là phải xác định được tác dụng của trò chơi. - Đối với các cấp quản lý GD: + Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên. + Nên tạo điều kiện cho GV các trường, cụm chuyên môn giao lưu, sinh hoạt chuyên môn với nhau từ đó giúp giáo viên có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. + Các cấp quản lý giáo dục nên động viên, khuyến khích giáo viên có những sáng kiến, đề tài mang tính sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

File đính kèm:

  • docSKKN MON TOAN LOP 5.doc
Giáo án liên quan