Đề tài Tổ chức một số trò chơi toán học lớp ba nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

 Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trưêng tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển.

 Toán học là một môn khoa học tự nhiên có tính lôgic và tính chính xác cao, nó là chìa khoá mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác.

 

doc22 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 6274 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức một số trò chơi toán học lớp ba nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
im ngắn 2 bạn, kim dài 3 bạn là di chuyển). Khi nghe giáo viên hô chú ý thì 5 bạn đứng dậy, nghe giáo viên hô xong thì nhẹ nhàng di chuyển sao cho tới vị trí cần thiết rồi ngồi xuống. Cứ như vậy sau 3 (4) lần chơi giáo viên và các bạn thư kí tổng kết xem đội nào di chuyển kim nhanh, gọn, đúng (đúng cả giờ và phút), mỗi lần 10 điểm; nếu quay đúng giờ nhưng lúng túng, lộn xộn trừ 2 điểm. Đội nhiều điểm hơn sẽ thắng. Đội thua cuộc phải đọc 3 lần bài: “Tích tắc, tích tắc, đồng hồ luôn nhắc, từng phút từng giờ, quý hơn vàng ngọc”. * Chúng ta đã biết ở lớp 2 các em đã được học về giờ đúng, lên lớp 3 các em tiếp tục học về xem giờ (chính xác đến từng phút). Trò chơi này đã giúp các em thể hiện sự nhanh nhẹn, linh hoạt, khéo léo trong tính toán và vận động đồng thời củng cố về kĩ năng xem đồng hồ cho các em. c. Các trò chơi củng cố nội dung hình học Trò chơi 6: Về đúng nhà mình. Mục đích: Ôn tập về các công thức tính chu vi, công thức tính diện tích các hình (toán 3). Thời gian chơi: 5-7 phút. Chuẩn bị: Các miếng hình vẽ có hình ngôi nhà vẽ hình chữ nhật, hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác. Các miếng bìa có ghi các công thức sau: Chu vi: a x 4 Chu vi: ( a + b) x 2 Diện tích: a x b Diện tích: a x a Cách chơi: Mỗi lần cho 4 học sinh cùng chơi, mỗi em đeo một miếng bìa trước ngực ghi các công thức đã chuẩn bị ở trên, rồi tập hợp thành hàng dọc, vừa đi vừa hát: “trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng, vươn vai vươn vai thỏ rung đôi tai”. Khi nghe giáo viên hô: “Mưa to rồi, mau về nhà thôi” thì lập tức các “chú thỏ” phải về đúng nhà của mình (Tức ngôi nhà có hình công thứcmình đang đeo). Luật chơi: Ai nhanh nhất được phong tặng: “Chú thỏ nhanh nhất”, còn ai chậm thì bị phạt biểu diễn một trò vui. * Ta thấy rằng: Ở lớp ba các em bắt đầu được học về chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật tuy nhiên qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy do đặc điểm lứa tuổi của các em nên vẫn còn có rất nhiều em hay quên hoặc nhầm lẫn công thức giữa các hình, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các em nhất là sau này lên các lớp trên các em được tiếp xúc với nhiều công thức, nhiều dạng hình. Bởi vậy, khi dạy về hình học tôi chú ý củng cố vững chắc kiến thức cho các em bằng cách tổ chức cho các em chơi các trò chơi học tập biến những công thức tính khô khan mà các em ngại học, ngại nhớ thành những trò chơi thú vị và kết quả vượt ngoài sự mong đợi của tôi. Sau bài học các em nhớ vanh vách các qui tắc về tính chu vi các hình đã học, không những thế các em về nhà còn sưu tầm các câu đố về tính chu vi, diện tích các hình để đến lớp đố bạn. Ví dụ như: Diện tích chữ nhật là gì? Lấy dài……..tức thì có ngay. Chu vi chữ nhật dễ thay! Lấy ……..nhân 2 là thành. Thế còn diện tích hình vuông? Lấy cạnh……. Tức thì hiện ra. Trò chơi 7: Ai tinh- ai nhanh- ai khéo. Đây là dạng trò chơi kích thích trí thông minh của các em, trước khi tổ chức các dạng trò chơi này tôi hướng dẫn các em về nhà chuẩn bị mỗi em một bộ (7 mảnh) theo kích thước như sau: 8 cm 8 cm 8 cm . 8 cm Yêu cầu 1: Hãy dùng 7 mảnh đã cho ghép lại thành một hình vuông như hình vẽ (H1). 2. Tìm cách chuyển vị trí của 2 mảnh để tạo thành một hình chữ nhật. 3. Tìm cách chuyển vị trí của 2 mảnh để tạo thành một hình tam giác. Thời gian chơi: 5 – 7 phút. (H1) Luật chơi: Chơi đồng đội 3 người. Cács em sẽ phân công mỗi người một yêu cầu, ai xong trước thì giúp bạn, phần nào khó bàn nhau. Tổ chức thi đua trước sự cổ vũ của giáo viên và các bạn trong lớp. Đội xong trước sẽ giơ cờ hiệu xin trả lời. Mỗi ý 10 điểm; hoàn thành sớm cộng 4 điểm (nếu đúng). Đội nào nhiều điểm hơn thì thắng cuộc. Nếu hết thời gian mà 2 đội không làm được thì chuyển cho các bạn ở dưới lớp. * Đây là dạng trò chơi kích thích trí thông minh của các em. Chỉ từ 7 mảnh cơ bản này các em có thể xếp, tạo hình tất cả các chữ cái từ A – Z, rồi có thể xếp- tạo hình tất cả các chữ số từ 0 – 9. Ngoài ra còn có thể xếp – tạo hình được rất nhiều hình dạng quen thuộc, gần gũi trong đời sống như: Hình người đang chạy, hình người đội nón, hình các ngôi nhà, hình các con vật,…Với 7 mảnh cơ bản này nếu người giáo viên giỏi khai thác, có thể giúp các em “học mà chơi- chơi mà học” không bao giờ cạn niềm vui và những điều kì lạ trong các giờ học toán (hình học) ở tiểu học. Từ các trò chơi này các em có thể củng cố những biểu tượng hình học như: Củng cố biểu tượng đặc trưng về các hình cơ bản, khái niệm về diện tích và bồi dưỡng tính sáng tạo, trí tưởng tượng và khả năng tư duy hình học nói chung. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Phải nói rằng, việc dạy học toán dưới dạng trò chơi toán học là rất cần thiết và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học. Thực tế đã cho thấy hình thức tổ chức trò chơi toán học dễ được học sinh hưởng ứng và tích cực tham gia. Dạy học theo hình thức này rất đúng với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục hiện nay. Quả thật, với hình thức dạy học này, người giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, còn học sinh thực sự là người thực hiện thi công. Thế nhưng, để dạy học theo phương pháp này, ngoài việc sưu tầm các trò chơi, người giáo viên còn phải tự nghiên cứu, tìm tòi sáng tác ra những trò chơi mới. Để sáng tác ra các trò chơi mới đơn giản, dễ chuẩn bị, dễ tổ chức mà mang lại hiệu quả cao thì cần chú ý mấy điểm sau: + Điều quan trọng hàng đầu là người giáo viên phải có lòng yêu nghề, tận tâm với học sinh và say sưa với công việc. + Giáo viên phải chịu khó tham khảo, nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo. + Sáng tác trò chơi phải xác định được rõ mục đích học tập của trò chơi thì trò chơi mới mang lại hiệu quả đích thực. + Sáng tác trò chơi phải căn cứ vào nội dung kiến thức, trình độ học sinh lớp mà mình phụ trách. + Sáng tác trò chơi cần dựa vào điều kiện hiện có về cơ sở vật chất, thiết bị của trưêng, địa phương thì mới dễ chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện cần thiết phục vụ trò chơi. + Khi nghiên cứu, soạn giáo án, người giáo viên phải luôn nhìn bài giảngtrên quan điểm động, tức là với bài giảng cụ thể thì nên chọn hình thức, phương pháp giảng dạy nào là hợp lí. Việc đưa trò chơi vào bài học có nhiều ưu thế trong việc giúp học sinh tự mình hình thành kiến thức mới, kĩ năng mới. + Trò chơi cần có hình thức ngắn gọn, cách chơi dễ hiểu, dễ thực hiện. Luật chơi phải rõ ràng, phần thưởng là gì, hình phạt ra sao, mới kích thích được sự hứng thú của học sinh. + Ngoài những điều nêu trên, ở lĩnh vực này nếu người giáo viên đứng lớp chỉ mới sáng tác trò chơi thì chưa đủ mà điều cần thiết nhất chính là việc tổ chức trò chơi thế nào cho hấp dẫn, sinh động, kích thích, lôi cuốn được tất cả các học sinh trong lớp (Dù trực tiếp hay gián tiếp) tham gia vào trò chơi có như vậy kết quả học tập của các em mới được nâng cao tuy nhiên điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực tổ chức trò chơi. Muốn vậy, người giáo viên phải biết nên tổ chức trò chơi vào lúc nào, chơi như thế nào, đánh giá ra sao, chơi bao nhiêu lâu, ai là người chơi, ai là người cổ vũ, cần dừng lại lúc nào thì như thế trò chơi mới hấp dẫn,sôi nổi, gây được sự hưng phấn học tập của học sinh. Trên đây tôi đã giới thiệu một số trò chơi bản thân tự sáng tác và sưu tầm trong quá trình giảng dạy của mình. Ngoài các trò chơi toán học, tôi còn áp dụng tổ chức một số trò chơi cho những môn học khác như các môn: Tiếng việt, Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Thủ công,…Mặc dù chưa thật phong phú, chưa đáp ứng hết được nhu cầu dạy học theo hướng đổi mới hiện nay, nhưng qua những kết quả mà học sinh đã đạt được trong quá trình học tập tôi cảm thấy vui khi mình đã góp phần mang lại niềm hăng say, sự sôi nổi trong học tập cho các em. IV. Kết quả nghiên cứu Năm học 20... – 20... này tôi được phân công trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy lớp 3A. Tổng số học sinh của lớp là 23 em. Có 11 em nữ. Các em phân bố rải rác ở các thôn. Ngay từ đầu năm học mới, sau khi nhận lớp, tôi đã thử nghiệm ngay những ý tưởng của mình. Những kết quả mà các em đạt được sau những lần thi do nhà trưêng, Phòng GD, Sở GD ra đề đã cho thấy công sức tôi bỏ ra đã có kết quả nhất định. Năm học 20... – 20... lớp 3a do tôi trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy có kết quả như sau: Loại Đầu năm học Học kì 1 Thi ĐK lần 3 Giỏi 2 em = 8,69% 6 em = 26,08% 10 em = 43,47% Khá 5 em = 21,73% 10 em = 43,47% 8 em = 34,78% TB 11 em = 47,82% 7 em = 30,43% 5 em = 21,73% Yếu 5 em = 21,73% 0 em = 0% 0 em = 0% Qua kết quả đã đạt được trên, tôi thấy số học sinh yếu đã không còn, số học sinh khá giỏi tăng. So với năm học trước thì kết quả trên thật là một điều đáng mừng. Điều đó cho thấy những cố gắng trong đổi mới phương pháp dạy học của tôi đã có kết quả khả quan. Những thầy cô giáo trưêng bạn trong lần thanh tra trưêng khi dự giờ lớp tôi cũng đã công nhận lớp học sôi nổi, nắm kiến thức vững chắc. Đó chính là động lực để tôi tiếp tục theo đuổi ý tưởng của mình. PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận Ngoài những trò chơi đã giới thiệu ở trên, tôi còn tìm tòi, sáng tác một số trò chơi phục vụ cho một số môn học khác. Công việc sáng tác và tổ chức các trò chơi tuy vất vả nhưng tôi vẫn tìm thấy niềm vui ở công việc và càng thấy yêu nghề hơn bởi vì thông qua các trò chơi, quan hệ Thầy – Trò không còn khoảng cách (Vì nhiều lúc thầy cũng tham gia cùng chơi với trò). Tình cảm bạn bè giữa học sinh với học sinh ngày càng gần gũi, gắn bó hơn. Những giờ học thoải mái, sôi nổi, hiệu quả ngày càng gia tăng. Chất lượng học tập của các em ngày càng được nâng lên, đã hạn chế được tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, trong giờ học không còn hiện tượng học sinh ngủ gật, uể oải hay lơ là trong học tập.Không những thế mà còn giúp những học sinh nhút nhát, cá biệt hoà mình vào tập thể. Số lượng học sinh yêu thích môn toán ngày một tăng lên. II. Khuyến nghị …. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của hội đồng khoa học, của các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện mình hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. …………., ngày … tháng … năm 20… Người viết

File đính kèm:

  • docskkn to chuc mot so tro choi toan hoc lop 3 nham gay hung thu hoc tap cho hoc sinh.doc
Giáo án liên quan