Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện.
Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ khoa học khác
18 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên cần chuẩn bị săn 1 số giờ viết ra giấy (không phải nghĩ lâu) để khi hô cho nhanh, ví dụ : 7 giờ 5 phút, 11 giờ 50 phút, 9 giờ kém 10 phút, 4 giờ kém 5 phút, 8 giờ 7 phút, 12 giờ 34 phút, 4 giờ kém 13 phút...
Trò chơi 6 : Bác đưa thư
(Áp dụng dạy các bảng nhân, bảng chia)
- Mục đích : Giúp học sinh thuộc lòng bảng nhân 6. Kết hợp với các thói quen nói "cảm ơn" khi người khác giúp một việc gì
- Chuẩn bị : + Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi 1 số 6, 12, 15, 24, 30, 36.... 60 là kết quả của các phép nhân để làm số nhà.
+ Một số phong bì có ghi phép nhân trong bảng 6 : 1x6, 6x1, 2x6, 6x2...
+ Một tấm các đeo ở ngực ghi "Nhân viên bưu điện".
- Cách chơi :
+ Gọi 1 số em lên bảng chơi giáo viên phát cho mỗi 1 thẻ để làm số nhà. Một em đóng vai "Bác đưa thư" ngực đeo "Nhân viên bưu điện" tay cầm tập phong bì.
+ Một số em đứng trên bảng, lần lượt từng em một nói :
Bác đưa thư ơi
Cháu có thư không ?
Đưa giúp cháu với
Số nhà .............. 12
Khi dọc đến câu cuối cùng "số nhà .............. 12" thì đồng thời em đó giơ só nhà 12 của mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của "Bác đưa thư" phải tính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tương ứng giao cho chủ nhà (ở trường hợp này phải chọn phong bì "6x2" hoặc "2x6" giao cho chủ nhà. Chủ nhà nhận thư và nói lời "cảm ơn". Cứ như vậy các bạn chơi lại nói và "Bác đưa thư" lại tiếp tục đưa thư cho các nhà.
Nếu "bác đưa thư" nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ nhận thì không được đóng vai đưa thư nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay.
Nếu các lần thư đều đúng thì sau 3 lần được cô giáo tuyên dương và đổi chỗ cho bạn khác chơi.
Trò chơi 7 : Mua và bán
(Áp dụng trong bài : Tiền Việt Nam - Tiết 125, 126, 127)
- Mục đích :
+ Củng cố cho học sinh nhận biết và sử dụng một số loại giấy bạc trong phạm vi 100.000 đồng (1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng, 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng)
+ Rèn kỹ năng cộng, trừ các số hơn đơn vị "đồng"
+ Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong khi mua và bán
- Chuẩn bị :
+ 1 số tờ giấy bạc loại 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5. 000 đồng, 10.000 đồng)
+ 1 số đồ vật : bóng, giấy kiểm tra, hồ dán, cặp tóc, tranh cát.
+ 1 số tờ bìa ghi giá 1.000 đồng; 3.000 đồng; 6.000 đồng; 7.000 dồng; 55.000 đồng; 15.000 đồng.
+ Tất cả bày lên bàn giáo viên
- Cách chơi :
+ Gọi 2 em chơi : - 1 em đóng người bán hàng
- 1 em đóng người mua hàng
+ Phát tiền cho cả 2 em
+ Người mua hàng có thể mua bất ky mặt hàng nào trả tiền theo đúng giá ghi trên sản phẩm người mua và người bán hàng sẽ phải suy nghĩ
Ví dụ : Mua bóng giá 1.500 đồng
Người mua đưa trả : 2.000 đồng
Người bán phải suy nghĩ và trả lại : 500 đồng
- Sau mỗi 1 lần 2 em đóng vai mua bán xong cho các bạn nhận xét, nếu đúng thid được chơi lần 2 và được thưởng một vài nhãn vở. Nếu sai thì về chỗ để bạn khác lên chơi.
* Tổng kết : Khen nhưng em nghĩ ra cách trả tiền để người bán phải suy nghĩ trả lại khó và em biết tính để trả lại cho đúng là những "nhà kinh doanh giỏi".
Trò chơi 8 : Hái hoa dân chủ
(Áp dụng trong những tiết ôn toán cuối năm)
- Mục đích :
Rèn các kỹ năng tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia kỹ năng giải toán.
- Chuẩn bị :
+ Một cây cảnh, trên có đính các bông hoa bằng giấy màu trong có các đề toán. Chẳng hạn
Em hãy đọc bảng nhân 8.
Em hãy đọc bảng nhân 9.
Tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 125m, chiều rộng 68 m
Kim ngắn chỉ số 3, kim dài chỉ số 11. Hỏi là mấy giờ ?
7m3cm, bằng bao nhiêu cm
Vẽ lên đồng hồ chỉ 14 giờ 27 phút
Câu đố : Vừa trống vừa mái
Đếm đi đếm lại
Tất cả sáu mươi
Mái một phần tư
Còn là gà trống
Đố em tính được
Trống, mái mấy con ?
- Phần thưởng
+ Đồng hồ
- Cách chơi :
Cho các em chơi trong lớp. Lần lượt từng em lên hái hoa. Em nào hái được hoa thì đọc to yêu cầu cho cả lớp cùng nghe. Sau đó suy nghĩ trong vòng 30 giây rồi trình bày câu trả lời trước lớp. Em nào trả lời đúng thì được khen và được một phần thưởng.
Tổng kết chung khen những em chơi tốt trong năm
III. Giáo trình môn toán minh họa
Bài dạy : Bảng chia 8
1. Mục đích : Giúp học sinh
- Dựa vào bảng nhân 8 để lập bảng chia 8 và học thuộc bảng chia 8
- Thực hành chia trong phạm vi 8 và giải toán có lời văn
2. Đồ dùng :
- Giáo viên : Phấn màu, bút dạ, các tấm bìa có 8 tấm tròn, bảng nhân 8 phóng to.
- Học sinh : Các tấm bìa có 8 chấm tròn, vở toán
3. Hoạt động của giáo viên
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3'
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh đọc bảng nhân 8
- Gọi học sinh nêu 3 phép tính bất kỳ của bảng nhân 8 sau đó học sinh khác trả lời
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm
- 1 học sinh đọc
- 4 học sinh đố nhau
Học sinh nhận xét bạn đọc
15'
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
Giáo viên : Trong giờ học toán hôm nay, các con sẽ dựa vào bảng nhân 8 để lập thành bảng chia 8 và làm các bài tập luyện tập trong bảng chia 8. Bài học hôm nay là : Bảng chia 8 - Giáo viên hi đầu bài bảng lớp
b. Lập bảng chia 8 :
- Cho học sinh lấy 3 tấm bìa, môi tấm bìa có 8 chấm tròn (Giáo viên lấy đính bảng lớp 8)
Hỏi : Con lấy được tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
Học sinh lấy để trên mặt bàn
24 chấm tròn
Vì sao con biết ? (Giáo viên ghi bảng)
8 x 3 = 24
- Giáo viên : Cô có 24 chấm tròn chia đều vào các tấm bìa mỗi tấm có 8 tấm tròn. Hỏi cô có mấy tấm bìa ?
3 tấm bìa
Vì sao con biết ?
24 : 8 = 3
Dựa vào phép nhân 8x3-24 ai có phép chia tương ứng số chia bằng 8
Giáo viên ghi bảng lớp, gọi học sinh đọc
24 : 8 = 3
2 học sinh đọc
- Giáo viên chốt : Từ các phép nhân ta có thể lập được phép chia tương ứng
- Giáo viên đưa bảng nhân 8 lên bảng lớp
- Giáo viên đính bảng chia 8 (chưa có kết quả) lên bảng lớp
- Dựa vào bảng nhân 8 để tính các kết quả của các phép tính này từ 8:8 đến 80:8, mỗi tổ tính kết quả của 2 phép tính, tổ 4 tính 3 phép tính cuối.
- Giáo viên gọi học sinh trả lời : Giáo viên ghi bảng
Vì sao 16 : 8 = 2?
Vì sao 48 : 8 = 6 ?
Vì 8 x 2 = 16
nên 16 : 8 = 2
Vì 8 x 6 = 48
nên 48 : 8 = 6
- Có nhận xét gì về số chia, thương, số bị chia ?
Số bị chia đều là 8 thương từ 1 đến 10, số bị chia liền nhau hơn nhau 8 đơn vị
- Giáo viên nói : Đây chính là bảng chia 8
- Nếu ta quên 1 kết quả của phép chia nào đó trong bảng chia 8 ta làm thế nào?
* Giáo viên củng cố : Dựa vào phép nhân trong bảng 8 để tìm ra kết quả của phép chia.
Dựa vào phép nhân của bảng nhân 8 để tìm
* Giáo viên : Vừa rồi chúng ta đã hình thành bảng chia 8, các con đã học thuộc bảng chia 8. Bây giờ chúng ta cùng nhau vận dụng bảng chia 8 để làm bài tập
17'
3. Luyện tập tại lớp :
Giáo viên cho học sinh mở sách giáo khoa trang 59
Học sinh mở SGK
Bài 1 :
Gọi 1 học sinh đọc bài
1 học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh tự làm bài
1 học sinh làm bảng lớp
Học sinh nhận xét - chữa bài
Trong bài 1 có phép tính nào nằm trong bảng chia 8
56 : 7 = 8
48 : 6 = 8
Bài 2 :
Học sinh tự làm
1 học sinh đọc yêu cầu
1 học sinh làm bảng lớp
Có nhận ét gì về các phép tính trong cột 1, khi biết kết quả của phép nhân có thể tính ngay được kết quả của 2 phép chia này không ? (Vì sao)
Học sinh nhận xét - Chữa bài
- Lấy tích chia cho TS này được TS kia
* Giáo viên : Từ phép nhân ta lập được các phép chia tương ứng. Đây chính là mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
Bài 3 :
- Bài toán cho biết là gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
1 học sinh đọc BT
Học sinh tự làm bài
Học sinh nhận xét - chữa bài
Bài 4 :
- Bài toán cho biết là gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
1 học sinh đọc BT
Học sinh tự làm bài
Học sinh nhận xét - chữa bài
- BT3 và BT4 có điểm gì giống nhau ?
Giống phép tính đều là 32 : 8 = 4
1 tấm vải dài 32m
- Có điểm gì khác nhau ?
BT3 : Cắt thành 8 mảnh
BT4 : 1 mảnh dài 8 mét nên kết quả 4 mét
BT4 : 4 mảnh khác nhau về đơn vị.
4. Củng cố
- Gọi học sinh đọc bảng chia 8
- Tro chơi : Truyền điện 2 phút giáo viên nhận xét tuyên dương
2 học sinh đọc
Học sinh : Cả lớp chơi
1 học sinh nêu 1 phép tính trong bảng chia 8 gọi 1 học sinh khác nêu KQ và học sinh này lại nêu tiếp 1 phép tính khác bảng chia 8 gọi học sinh khác lần lượt. Nếu học sinh nào trả lời chậm, sai thì coi là thừa nhảy lò cò hoặc hát...
5. Tổng kết - Dặn dò
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Học thuộc bảng chia 8
C. KẾT LUẬN
1. Kết quả thực nghiệm
Sau khi lựa chọn để vận dụng một số trò chơi toán học đã nêu trên vào tiết học. Không những học sinh nắm được kiến thức bài hoc mà còn nhớ rất lâu những kiến thức của bài học đó.
- Các em được rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn.
- Chấm điểm của bài làm sau nhưng tiết học có trò chơi
Số bài
Điểm
:
1,2
3,4
5,6
7,8
%
9,10
%
43
0
0
0
16
38
27
62
- Điều đáng mừng là các em rất hào hứng, chờ đợi tiết học toán cho các em lòng yêu thích, ham mê môn toán.
II. Bài học kinh nghiệm
Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập tạo ta không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ.
Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập.
Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học toán là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này, ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ 3 đến 5 phút hoặc cùng lắm 10 phút. Do vậy người Giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh.
Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và môn toán lớp 3 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Song để tổ chức được trò chơi toán học có hiệu quả đòi hỏi mỗi người thầy phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem(10).doc