Đề tài Tổ chức học tập tích cực bằng các hoạt động trò chơi trong giờ toán cho học sinh lớp 3

Con người chỉ cảm thấy cuộc đời hạnh phúc khi có hứng thú. Sự hứng thú chỉ có ý nghĩa cơ bản trong đời sống vã sinh hoạt của con người. Hứng thú là một hoạt động nhận thức có mục đích nhờ có hứng thú mà mọi công việc, mọi hoạt động chúng ta có thể hoàn thành. Hứng thú giúp chúng ta có niềm say mê tìm tòi hiểu biết và tư duy cao. Hứng thú có thể xuất hiện trong mọi hoạt động của con người, nếu người đó thực sự có hứng thú hoạt động có hứng thú là hứng thú nhận thức.

doc31 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức học tập tích cực bằng các hoạt động trò chơi trong giờ toán cho học sinh lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được vòng tròn (Từ số 12 đến số 6) trong vòng 30 phút. *** Trò chơi: - Chia lớp thành 2 đội(Mỗi đội cử một bạn tham gia chơi) - Giáo viên nêu cách chơi: Khi có hiệu lệnh hai học sinh thi đặt đúng kim đồng hồ, ai nhanh và đúng sẽ thắng cuộc. - Đặt đồng hồ chỉ 10 rưỡi. - Đặt đồng hồ chỉ 12 giờ đúng. - Đặt đồng hồ chỉ 9 giờ 15 phút. -Nhận xét, tuyên dương bạn học tốt. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học. * Dựa vào trò chơi học sinh dễ nhớ và biết cách xem xét giờ đúng chính xác thì mới có thể chiến thắng. Kết quả giờ học Giáo viên coi trọng hoạt động của học sinh là hoạt động chủ đạo nên tao được sự thoải mái cho học sinh trong giờ học đồng thời sử dụng được phương pháp tổ chức trò chơi trong tiết học gây hứng thú học tập, niềm tìm tòi nghiên cứu của học sinh. Học sinh hiểu bài nhanh và chắc. Đặc biệt là không khí lớp học sôi nổi, thoải mái, đảm bảo được hoạt động “Học mà chơi, chơi mà học”. Nhận xét chung Qua dự giờ tôi có nhậ xét sau: * Ưu điểm: Giáo viên đã coi trọng hoạt động của học sinh là hoạt động chủ đạo nên tạo được sự thoải mái cho học sinh trong giờ học. Đồng thời đã sử dụng được phương pháp tổ chức trò chơi trong tiết học nên gây hứng thú học tập, niềm say mê tìm tòi và nghiên cứu của học sinh. * Nhược điểm: Chưa sáng tạo trong khi tổ chức trò chơi, vì vậy chưa tạo được sự chú ý của tất cả lớp, một số học sinh còn nói chuyện làm việc riêng mà chưa được giáo viên nhắc nhở, thời gian giành cho trò chơi còn ít. 5, Thực nghiệm dạy một số tiết toán: Vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi toán học ở lớp 3: Giáo án số 1: Bài 17: Bài toán liên quan đến về đơn vị. Dạy lớp 3A A- Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận biết cách giải toán rút về đơn vị. B- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ - Chuẩn bị các thẻ ghi nội dung bài toán phục vụ trò chơi. C- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1.ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. a, Giới thiệu bài. b, Nội dung bài mới. - Giáo viên hướng dẫn học sinh chá giải bài toán - Học sinh đọc yêu cầu của bài toán 2. Gợi ý và yêu cầu học sinh trình bày theo ý hiểu của mình về lời giải. - Tổ chức cho học sinh làm bài tập vở bài tập, sau đó tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Trên mỗi sân (đã kẻ) đặt các thẻ có sẵn các bài toán ở mặt trước và mặt sau là kết quả. Ví dụ: 1. 3 thùng: 27 lít 2. 5 rổ: 40 kg cam 5 thùng:… lít? 4 rổ:………kg? 3. 6 bao : 42kg gạo 4. 4 ngăn: 24 sách 7 bao:…….kg? 9 ngăn:…..sách? 5. 5 mảnh: 30m vải. 6. 8 gói: 48kg đường. 9 mảnh:……m? 3 gói:……...kg? Cách chơi: Chọn hai em đại diện cho hai tổ lên chơi: Thời gian mỗi em là 2 phút. Cho lần lượt từng em vào chơi, em đó phải bước vào từng ô và phải giải miệng thật nhanh bài toán trong ô đó, nói to kết quả và lật mặt sau của phiếu để kiểm tra kết quả, nếu đúng sẽ được bước sang ô thứ 2, đi lần lượt từ 1 đến 6. Cứ như thế đến khi giải sai hoặc hết thời gian thì thôi. Bạn thứ 2 chơi tương tự nhưng giáo viên thay những phiếu đã giải rồi. Cuối cuộc chơi bạn nào dành được nhiều sẽ thắng. Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhắc nhở các em. Như vậy: Thông qua trò chơi trên đã giúp các em củng cô giải toán rút về đơn vị và biết cách tính nhẩm nhanh. 4. Tổng kết: - Cho học sinh nhắc lại kiến thức vừa học - Nhận xét lớp học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài luyện. - Lấy vở ghi bài. Giáo án số 2: Lớp 3B Bài 118: Luyện tập A- Mục tiêu: *Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài toán bằng hai phép tính nhân, chia liên quan đến việc rút về đơn vị. B- Đồ dùng dạy học: - bảng phụ và các phiếu trò chơi. C- Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. a, Giới thiệu bài. b, Nội dung bài. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa. - Sau mỗi bài nên tiểu kết lại để rút ra kết kuận (Cho học sinh lên làm bảng phụ để so sánh với ở dưới lớp. - Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi *Trò chơi 1: Ai nhanh hơn Cách chơi: Giáo viên ghi sẵn trò chơi vào hai bảng phụ: Cho 3 số thực hiện chia trướ nhân sau sao cho phù hợp (Phép chia phải là phép chia hết) Bảng 1: Cho các số Trường hợp 1 Trường hợp 2 12, 2, 3 12 :………. = …… ……. x…... =……. : ……… = …… …….. x …. = ……. Bảng 2: Cho các số Trường hợp 1 Trường hợp 2 18, 6, 9 18 :……… = ……. ……. x….. = ……. 18 : …… =……... …… x …. = …... Gọi hai em lên điền lên bảng làm trong hai phút. Bạn nào làm đúng và nhanh sẽ thắng cuộc. Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương. * Trò chơi: Đố vui Giáo viên phát phiếu trò chơi cho hai tổ. Và yêu cầu làm trong 4 phút tổ nào xong trước là thắng. (Mỗi tổ một phiếu gồm hai bài). Phiếu 1: Mẹ có 27 kẹo Chia cho hai con yêu. Em bé nên được nhiều. Gấp đôi anh cơ đấy. Hỏi mẹ chia như vậy. Mỗi con được bao nhiêu? Phiếu 2: Chú thợ đóng được 9 bàn. 18 ghế nhỏ, thời gian một ngày. Mọi người làm việc đều tay. Mỗi thợ một ngày đóng được bao nhiêu? Đáp án 1: Anh được một phần thì em được hai phần. Vậy mẹ chia 27 kẹo làm 3 phần, mỗi phần là: 27 :3 = 9 (kẹo) Vậy anh được: 9 x 1 = 9 (kẹo) em được: 9 x 2 = 18 (kẹo) Đáp án 2: Trong một ngày mỗi thợ đóng được: 9 :9 = 1 (bàn) 18 :9 = 2 (ghế) - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố: - Nhắc lại bài học. - Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài “Luyện tập” (tiếp) - Lấy vở ghi đầu bài. IV. Kết quả nghiên cứu Qua nghiên cứu và áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi gây hứng thú học toán cho học sinh ở 2 lớp 3A và 3B. Để nói rõ việc tiếp thu kiến thức của học sinh đến đâu thông qua tiết dạy của hai lớp. Tôi đã cho cả hai lớp làm bài kiểm tra để đánh giá kết quả: Bài kiểm tra 40 phút Bài 1: Một ngưòi đi bộ một giờ đi được 4 km. Thời gian đi 1 giờ 2 giờ 4 giờ 3 giờ … giờ Quãng đường đi 4km … km …km …km 20km Bài 2: Đ/ S ? a, 24 : 6 : 2 b, 18 :3 x 2 = 4 : 2 = 18 : 6 = 2 = 3 b, 24 : 6 :4 d, 18 : 3 x 2 = 24 : 3 = 6 x 2 = 8 = 12 Bài 3: Mua năm cái compa phải trả 10 000 đồng. Hỏi mua 3 cái com pa phải trả bao nhiêu tiền? Bài 4: Người ta tính cứ 20 mét vải thì may được 4 bộ quần áo. Hỏi muốn may 7 bộ quần áo như vậy thì hết bao nhiêu mét vải? *Đáp án: Bài 1: Điền vào chỗ trống: 2điểm Thời gian đi 1 giờ 2 giờ 4 giờ 3 giờ 5 giờ Quãng đường đi 4 km 8 km 16 km 12 km 20 km Bài 2: 3điểm a, => Đ c, => Đ b, => S d, => S Bài 3: 2điểm Một cái compa hết là: 10000 : 5 = 2000 (đồng) Ba cái compa mua hết là: 3 x 2000 = 6000 (đồng) Đáp số: 6000 đồng. Bài 4: 3điểm Mỗi bộ quần áo may hết số vải là: 20 : 4 = 5 (m) Bảy bộ quần áo may hết là: 5 x 7 = 35 (m). Đáp số: 35m vải. Kết quả khảo sát: - Bảng điểm lớp 3A - 30 học sinh. Điểm kiểm tra 4 5 6 7 8 9 10 Số Học sinh đạt điểm kiểm tra tương ứng. 2 3 2 9 9 5 - Bảng điểm lớp 3B - 30 học sinh: Điểm kiểm tra 4 5 6 7 8 9 10 Số học sinh đạt điểm kiểm tra tương ứng. 1 2 3 8 10 6 - Bảng 3: Số học sinh 2 lớp 3A và 3B Số % học sinh đạt điểm 4 5 6 7 8 9 10 3A : 30 học sinh 0% 6,6 6,6 66,0 29,7 29,7 20,5 3B : 30 học sinh 0 % 3,3 3,3 9,9 26,4 33,0 24,0 -Bảng 4: Số học sinh hai lớp 3A và 3B Số % học sinh đạt loại Yếu TBình Khá Giỏi 3A : 3B học sinh 0 % 13,2 % 36,3 % 50,5 % 3B : 30 học sinh 0 % 6,6 % 36,3 % 67,0 % Xếp loại: Giỏi : 9 - 10 điểm. Khá: 7 - 8 điểm. Trung bình: 5 đến 6 điểm. Yếu: 3 - 4 điểm. * Nhận xét: Qua khảo sát tôi thấy lớp 3A và lớp 3B đều có điểm 5 là thấp nhất, điểm 10 cao nhất, và cả hai lớp đều không có điểm dưới trung bình. Điểm giỏi hay khá của hai lớp đều xấp xỉ ngang nhau. Vậy qua giảng dạy giáo viên biết vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi gây hứng thú học toán học cho học sinh, ta thấy thông qua trò chơi toán học không những củng cố cho các em kiến thức mà còn giúp các em mạnh dạn, tự tin, phát triển đầu óc tưởng tượng linh hoạt. PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu một số biện pháp gây hứng thú học toán qua hoạt động trò chơi cho học sinh lớp 3. Bằng nghiên cứu trên cơ sở điều tra đánh giá thực trạng sau mỗi tiết dạy, tiết dự của các khối lớp 3 ở trường, ở trường bạn trong cụm. Qua việc tham khảo trao đổi ý kiến với đồng nghiệp có kinh nghiệm, đồng thời qua các kinh nghiệm đúc kết của bản thân tôi thấy quan tâm đến các biện pháp gây hứng thú cho học sinh lớp 3 học môn toán là hết sức cần thiết. Nó không những đạt mục tiêu về tri thức khả năng toán học, rèn luyện năng lực tư duy học tập ngày càng phát triển của học sinh mà học sinh còn tiếp thu kiến thức mới một cách nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn, học sinh thích học hơn lên, xoá bỏ mặc cảm khô khan nặng nề khi học môn toán. Rõ ràng bằng hoạt động trò chơi toán học vận dụng linh hoạt trong một giờ dạy là một trong những hình thức tổ chứ cho học sinhphương pháp học tập mới “Học mà chơi, chơi mà học”. Nhưng để đạt hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải nhận thức tốt, phải dày công trong công tác xây dựng kế hoạch tránh lạm dụng trò chơi làm cho tiết học nhàm chán, chưa tổ chức cho học sinh đã đoán hết được ý định của cô hoặc trò chơi lặp lại nhiều lần… Cũng qua những vấn đề này chúng ta thấy không những chúng ta chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức cho học sinhkhi học sinh tiếp thu kiến thức mới, mà điều quan trọng là tổ chức cho các em tiếp thu như thế nào? Không nên áp đặt để các em tự giác tích cực, hào hứng trong học tập. Như vậy, qua một số biện pháp cơ bản gây hứng thú cho học sinh lớp 3 học tập tốt môn toán bằng những hoạt động linh hoạt, bản thân đã nghiên cứu, đã học hỏi và đã thực nghiệm, bước đầu đã hiệu quả cho bản thân, cho lớp học và cho cả đồng nghiệp trong trường, tôi tin rằng với sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều người với sự lỗ lực của bản thân để nghiên cứu đề tài này sâu sắc hơn nưã, nó sẽ góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục của trường, của đất nước. II. Khuyến nghị Tăng cường quan tâm đến cơ sở vật chất, đặc biệt cơ sở vật chất, đặc biệt đồ dùng dạy học đến đủ cho giáo viên, cho từng học sinh. … …………., ngày … tháng … năm 20… Người viết

File đính kèm:

  • docskkn toán 3.doc