Trong dạy địa lí hiện nay, phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ cùng với phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề ngày càng được sử dụng rộng rãi và tỏ ra có hiệu quả. Hai phương pháp này đều có đặc điểm chung là yêu cầu học sinh nghĩ nhiều hơn làm nhiều hơn. Bên cạnh đó phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ còn có thêm một đặc trưng: học sinh cùng nhau thảo luận theo định hướng của giáo viên. Đây là mối quan hệ trò - trò được các thầy cô nhắc nhiều hơn, tác động nhiều hơn trong những năm gần đây và được các thầy cô đánh giá là rất cần thiết trong dạy học. Tuy nhiên khi dạy học do phương pháp hợp tác nhóm nhỏ đã nảy sinh một số vấn đề cần khắc phục. Chính vì thế tôi muốn trao đổi với các đồng nghiệp một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp này trên lớp tôi đảm nhận.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức học sinh theo nhóm trong môn Địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên, học sinh tranh luận một dạng biểu đồ hoặc học sinh cùng phân tích một bảng số liệu.
+ Vai trò của giáo viên: Có thể chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm 2 học sinh liền kề, có tác dụng trao đổi được nhanh chóng và nhiều thông tin VD: bàn 1. A-B-C-D cho AB vào một nhóm, CD vào một nhóm. Phần lớn kết quả được trả lời thông qua giơ tay để khẳng định đúng hoặc sai. Trên cơ sở bao quát chung cả lớp, giáo viên lựa chọn một số nhóm để chữa, nhóm đó có thể có lời giải mắc sai lầm điển hình, hoặc có lời giải rõ chính xác sạch đẹp để khen ngợi, hay nhóm có cách giải hay.
c. Một số cách chia nhóm thông dụng hiện nay:
- Nếu lớp học có sơ đồ là:
1 - 2 - 5 - 6 9 - 10 - 13 - 14
4 - 3 - 8 - 7 12 - 11 - 16 - 15
17-18 - 21- 22 25- 26 - 29 - 30
20-19 - 24 -23 28- 27 - 32 - 31
33-34 - 35 -36 37- 38 - 39 - 40
+ Hoạt động nhóm để rèn luyện kỹ năng trong tiết thực hành ta nên chia số học sinh của lớp thành các nhóm, thông thường mỗi nhóm gồm 4 hoặc 5 học sinh, ví dụ:
N I: 1 - 2 – 3 - 4 NII: 5 - 6 – 7 - 8 NIII: 9 - 10 - 11 - 12 NIV: 13 - 14 15 - 16
N V: 17-18 – 20 - 19 NVI: 21-22 - 24 - 23 NVII: 25-26 – 28 - 17
NVIII: 29-30 32 – 31 N IX: 33-34-35-36 NX: 37-38-39-40
- Nếu lớp học có sơ đồ là:
1 - 2 5 - 6 9 - 10
4 - 3 8 - 7 12 - 11
13-14 17- 18 21- 22
16-15 20-19 24 -23
25-26 29-30 33- 34
28-27 32-31 36 - 35
Sau đó chia số học sinh của lớp thành các nhóm tương tự như trên.
+ Hoạt động nhóm để xây dựng và củng cố kiến thức trong tiết lí thuyết, ta có thể chia số học sinh của lớp thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 2 hoặc 3 học sinh, ví dụ:
NI: 1 - 2 NII: 5 - 6 NIII: 9 - 10 NIV: 13 - 14
NV: 4 - 3 NVI: 8 - 7 NVII: 12 - 11 NVIII: 16 - 15
NI X: 17-18 NX: 21-22 NXI: 25-26 NXII: 29-30
NXIII: 20-19 NXIV: 24-23 NXV: 28-27 NXVI: 32-31
NXVII: 33-34 NXVIII: 35-36 NXIX: 37-38 NXX:39-40
d. Một số chú ý khi dạy học theo phương phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.
+ Đôi khi thời gian vượt so với dự kiến, trong trường hợp này ta xử câu trả lời, kết quả của một nhóm trên màn hình hay bảng phụ, các nhóm còn lại cho kiểm tra chéo nhau thì vẫn đảm bảo được hiệu quả công việc.
+ Một số học sinh thường ỷ lại, theo tôi ta ra đề bài mà có các phần đáp ứng cho mọi đối tượng học sinh, các học sinh lực học yếu, trung bình có thể làm được, đồng thời ta cần đến tận nơi xem xét, hướng dẫn, động viên các em này.
e. áp dụng vào một số bài:
Dạng 1: Xây dựng kiến thức mới
- Bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ)
( Thiết bị: bảng phụ của giáo viên và giấy nháp của học sinh, H17.1,B17.1 bản đồ).
Sau khi học xong phần vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ ở mục I, để chuẩn bị cho học sinh nắm được các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, giáo viên có thể tổ chức học sinh hoạt động nhóm (mỗi nhóm gồm 4 hoặc mỗi nhóm gồm 2 HS):
Giáo viên
Học sinh
* Treo bảng phụ (ghi câu hỏi thảo luận):
Dựa vào H17.1, B17.1 và nội dung kênh chữ SGK:
Câu1:
Hãy đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế của tiểu vùng Đông Bắc và tiểu vùng Tây Bắc.
* Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm (4HS/nhóm)
* Yêu cầu nhóm II báo cáo kết quả thảo luận và cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Câu2:
Hãy cho biết vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ gặp những khó khăn gì? Biện pháp khắc phục?
* Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm (4HS/nhóm)
* Yêu cầu nhóm II báo cáo kết quả thảo luận và cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* GV nhận xét kết quả thảo luận và củng cố kiến thức trên bản đồ.
* Học sinh quan sát bảng phụ và đọc câu hỏi.
* HS tiến hành thảo luận theo câu hỏi. Thư kí của nhóm ghi kết quả ra giấy nháp.
* Nhóm II báo cáo, các nhóm khác bổ sung và thống nhất:
Câu1:
a) Đông Bắc: Dựa vào điều kiện tự nhiên có nhiều tài nguyên khoáng sản, có tiềm năng du lịch, tiềm năng về biển, đất đai, khí hậu phát triển các ngành kinh tế như khai khoáng, du lịch trồng rừng các loại cây công nghiệp rau quả ôn đới và cận nhiệt, phát triển kinh tế biển.
b) Tây Bắc: Dựa vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên về địa hình, khí hậu, sông ngòi, rừng khoáng sản, du lịch phát triển mạnh ngành khai khoáng thuỷ điện, trồng cây công nghiệp và du lịch.
Câu2:
Khó khăn:
+ Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến bất thường gây trở ngại cho giao thông vận tải, tổ chức sản xuất và đời sống của nhân dân
+ Khoáng sản có trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác phức tạp.
+ Xói mòn, sạt lở đất; lũ quét
+ Chất lượng môi trường giảm sút mạnh
Biện pháp khắc phục:
+ Đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng mạng lưới giao thông
+ Trồng rừng, ngăn chặn chặt phá rừng
+ Tổ chức khai thác KS với quy mô vừa và nhỏ.
+ Thực hiện mô hình nông - lâm kết hợp.
Thời gian cho hoạt động trên khoảng 7 phút.
*Một số nội dung có thể tổ chức hoạt động nhóm nhỏ:
- Bài 15 : Thương mại và du lịch (SGK- Địa lí9)
Khi học mụcII: Du lịch
Câu hỏi: Tìm các ví dụ về hai nhóm tài nguyên du lịch ở nước ta:
a) Tài nguyên du lịch tự nhiên.
b) Tài nguyên du lịch nhân văn.
c) Các tài nguyên du lịch ở địa phương.
- Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ (SGK- Địa lí9)
Khi học mụcII: Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên.
Câu hỏi: Dựa vào H23.1, H23.2 hãy đánh giá tiềm lực phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ
Dạng 2: Hoạt động nhóm rèn luyện kĩ năng trong tiết thực hành.
- Bài 19: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Sau khi học sinh xác định vị trí các mỏ khoáng sản trên bản đồ vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, giáo viên có thể tổ chức học sinh hoạt hoạt động nhóm như sau:
Giáo viên
Học sinh
Câu hỏi:
Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ :
a) Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh? Vì sao?
b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu tại chỗ
* Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm (2HS/nhóm)
* Yêu cầu nhóm V báo cáo kết quả thảo luận và cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* GV nhận xét kết quả thảo luận và củng cố kiến thức trên bản đồ.
* Học sinh quan sát bảng phụ và đọc câu hỏi.
* HS tiến hành thảo luận theo câu hỏi. Thư kí của nhóm ghi kết quả ra giấy nháp.
* Nhóm V báo cáo, các nhóm khác bổ sung và thống nhất:
a) Những ngành công nghiệp khai thác có điều kiện phát triển mạnh:
Công nghiệp khai thác than, sắt, apatit, đồng, chì, kẽm.Vì: các mỏ khoáng sản có trữ lượng khá, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
b) Vị trí các mỏ khoáng sản rất gần nhau vì vậy công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Thời gian cho hoạt động trên khoảng 5 phút
* Một số nội dung có thể tổ chức hoạt động nhóm nhỏ:
-Bài 22: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số và bình quân lương thực theo đầu người (SGK- Địa lí9)
Câu hỏi:
Dựa vào biểu đồ đã vẽ và các bài học 20, 21, hãy cho biết:
a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
b) Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng
c) ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng.
f. Những kết quả đạt được
Khi sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ trong những ngày đầu thử nghiệm, tôi rất lúng túng. Trong lớp học chỉ có khoảng một nửa số học sinh làm việc, lớp chưa có thể gọi là thảo luận mà có thể coi là mất trật tự. Kết quả đạt được không thoả mãn mục tiêu của bài. Tuy nhiên do kiên trì và tích cực sử dụng phương pháp này trong năm học trước và kỳ I năm học 2008 - 2009 thì tình hình có khả quan hơn. Đặc biệt vận dụng triệt để đặc trưng của phương pháp nên đến nay khả năng học địa lí của các loại đối tượng TB, K, G được nâng lên một bước.
g. So sánh đối chứng:
Sau khi tôi đã vận dụng tốt phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ thì hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao hơn hẳn, biểu hiện cụ thể: học sinh đã tham gia “hợp tác” tích cực, trong nhóm tất cả các em đã tự giác không còn ỷ lại cho những bạn có lực học khá, giỏi và việc xử lí thông tin của giáo viên sau khi học sinh hoạt động nhóm đã linh hoạt hơn và hiệu quả hơn; ngoài ra tỉ lệ học sinh thích hoạt động nhóm cao hơn trước.
Bảng điều tra hứng thú hoạt động nhóm:
Lớp
91
92
93
94
95
* Tỉ lệ HS thích hoạt động nhóm trước khi thực hiện chuyên đề này
66%
61%
47%
53%
51%
* Tỉ lệ HS thích hoạt động nhóm sau khi thực hiện chuyên đề này
98%
96%
88%
90%
91%
IV. Bài học kinh nghiệm
Vận dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ trong dạy địa lí phải căn cứ vào điều kiện thực tế của trường như thiết bị dạy học, đối tượng học sinh, căn cứ vào nội dung bài học trong sách giáo khoa. Ngoài ra giáo viên phải kiên trì, tỉ mỉ, đầu tư thời gian thì mới vân dụng tốt được phương pháp này.
V. Phạm vi áp dụng của đề tài:
Vận dụng phương pháp hợp tác nhóm nhỏ được áp dụng cho giáo viên dạy các lớp từ lớp 6 đến lớp 9 trong các tiết:học lí thuyết, thực hành hay ôn tập; cho các loại đối tượng học sinh có lực học yếu, trung bình, khá, giỏi . Điều quan trọng là phải vận dụng thích hợp: vào thời điểm nào, phần nào, bài nào, phương tiện chuẩn bị ra sao.
C. Kết luận:
Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ đã làm cho lưu lượng thông tin trao đổi giữa thầy- trò, giữa trò - trò được tăng cường nhiều hơn hẳn so với các phương pháp truyền thống. Phương pháp dạy học này cùng với phương pháp đặt và giải quyết
Vấn đề đang chiếm ưu thế trong dạy địa lí hiện nay ở THCS, đòi hỏi học sinh làm nhiều hơn, nghĩ nhiều hơn kéo theo giáo viên làm việc với cường độ cao hơn để dự kiến các hoạt động trên lớp. Đổi lại hiệu quả giáo dục tăng lên nhiều so với trước.
D. Kiến nghị:
Nhà trường xây dựng phòng chức năng cho môn địa lí để việc tổ chức học sinh hoạt động nhóm được dễ dàng.
Đề tài này có lẽ được nhiều thầy cô quan tâm nghiên cứu, song với lòng ham học hỏi để nâng cao trình độ tôi rất muốn nhận được sự nhận xét, góp ý của bạn bè, đồng nghiệp để kinh nghiệm này hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi hơn.
File đính kèm:
- Dia li - To chuc HS theo nhom.doc