Đề tài Tổ chức cho học sinh tích cực, độc lập giải các bài tập nhận thức trong các giờ học địa lí lớp 11 ở trường trung học phổ thông

Phổ biến trong cách dạy địa lí ở trường phổ thông hiện nay vẫn là thuyết trình,

liệt kê kiến thức, thầy chủ yếu là người phát thông tin và ít kiểm soát được công việc

của trò. Trò là người tiếp nhận thông tin thụ động, ít có cơ hội , điều kiện để phát huy

tính tích cực độc lập nhận thức của bản thân. Do vậy, để nâng cao chất lượng dạy học

địa lí ở trường phổ thông nói chung và dạy học Địa lí lớp 11 THPT nói riêng thì vấn đề

cấp bách hiện nay là cần phải tổ chức cho học sinh tích cực độc l ập nhận thức trong cá c

giờ học địa lí ở trên lớp. Tình hình dạy học địa lí này có thể khắc phục được nếu giá o

viên biết tổ chức cho họcsinh tíchcực, độc lập giải các bài tập nhận thức (BTNT) trong

giờ học trên lớp, tạo điều kiện để học sinh là m việc và suy nghĩ nhiều hơn.

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức cho học sinh tích cực, độc lập giải các bài tập nhận thức trong các giờ học địa lí lớp 11 ở trường trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội nghị sinh viên NCKH khoa Địa lí năm học 2008-2009 1 TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TÍCH CỰC, ĐỘC LẬP GIẢI CÁC BÀI TẬP NHẬN THỨC TRONG CÁC GIỜ HỌC ĐỊA LÍ LỚP 11 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Thanh Dung, K55A Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Đức Tuấn ĐẶT VẤN ĐỀ Phổ biến trong cách dạy địa lí ở trường phổ thông hiện nay vẫn là thuyết trình, liệt kê kiến thức, thầy chủ yếu là người phát thông tin và ít kiểm soát được công việc của trò. Trò là người tiếp nhận thông tin thụ động, ít có cơ hội, điều kiện để phát huy tính tích cực độc lập nhận thức của bản thân. Do vậy, để nâng cao chất lượng dạy học địa lí ở trường phổ thông nói chung và dạy học Địa lí lớp 11 THPT nói riêng thì vấn đề cấp bách hiện nay là cần phải tổ chức cho học sinh tích cực độc lập nhận thức trong các giờ học địa lí ở trên lớp. Tình hình dạy học địa lí này có thể khắc phục được nếu giáo viên biết tổ chức cho học sinh tích cực, độc lập giải các bài tập nhận thức (BTNT) trong giờ học trên lớp, tạo điều kiện để học sinh làm việc và suy nghĩ nhiều hơn. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận của việc tổ chức cho học sinh tích cực, độc lập giải các BTNT trong giờ học địa lí ở trường THPT 1.1. BTNT - công cụ để đổi mới phương pháp dạy học địa lí BTNT với tư cách là một bài toán thường bao gồm các thành tố cơ bản là cái cho, cái tìm và chương trình giải (algorit). Sự đa dạng hoá hình thức biểu hiện của BTNT một mặt sẽ làm giảm bớt sự đơn điệu, lặp đi lặp lại về loại hình của BTNT và sẽ có tác dụng làm gia tăng sự chú ý và hứng thú của học sinh khi tiến hành giải BTNT. Khi tính đến mục đích sử dụng BTNT, thời gian cần để hoàn thành BTNT và đặc điểm hoạt động của học sinh thì về mặt hình thức, hệ thống các BTNT có thể có các hình thức biểu hiện khác nhau: bài tập truyền thống, các bài tập dạng test, BTNT xây dựng (kiến tạo). Từ những BTNT cơ bản, chỉ thích hợp với những học sinh trung bình, giáo viên có thể biến hoá thành các BTNT có mức độ khó, dễ khác nhau. 1.2. Bản chất của việc tổ chức cho học sinh tích cực, độc lập giải các BTNT trong các giờ lên lớp Một trong những con đường có hiệu quả để đổi mới dạy học địa lí ở trường THPT là tổ chức cho học sinh tích cực, độc lập giải các BTNT trong các giờ học ở trên lớp. Đây không phải là những cải tiến về mặt thủ thuật và biện pháp dạy học ở trên lớp mà là sự thay đổi cơ bản về quan điểm và phương pháp dạy học ở trên lớp. Đó là: dạy học theo quan điểm kiến tạo và hoạt động hoá người học. - Giảm đến mức tối đa sự truyền thụ kiến thức của giáo viên và sự tiếp nhận kiến thức thụ động của học sinh. - Tăng cường đến mức tối đa sự chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong việc tìm kiếm và giải quyết các vấn đề nhận thức. Như vậy, dạy học địa lí bằng giải các BTNT là sự phối hợp thống nhất giữa hoạt Hội nghị sinh viên NCKH khoa Địa lí năm học 2008-2009 2 động chỉ đạo, điều khiển của thầy và hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của trò trong quá trình giải các BTNT nhằm đạt được các mục đích dạy học đã định. Nói một cách đơn giản đây là việc tổ chức dạy học địa lí theo kiểu: thầy thiết kế, trò thi công. 2. Soạn thảo và sử dụng các BTNT trong chương trình Địa lí lớp 11 2.1. Yêu cầu khi soạn thảo BTNT Việc soạn thảo các BTNT chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, vì vậy người giáo viên cần nắm được tác động của những nhân tố này để có thể soạn thảo những BTNT cho phù hợp trình độ nhận thức của học sinh. Khi biên soạn từng BTNT, giáo viên cần lưu ý đến một số điểm sau đây: - Xác định các đặc tính của BTNT theo sơ đồ phân loại BTNT. - Tạo ra những BTNT có tính vừa sức. - Cần phải xem SGK là cơ sở xuất phát để soạn thảo BTNT và là nguồn thông tin chủ chốt để học sinh giải BTNT. - Đa dạng hoá các loại hình BTNT. 2.2. Bản chất của việc tổ chức cho học sinh tích cực, độc lập giải các BTNT trong các giờ học Địa lí lớp 11 - THPT Đổi mới phương pháp giảng dạy địa lí ở lớp 11 theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học là một yêu cầu cấp bách không thể trì hoãn trong quá trình cải cách giáo dục. Và việc tổ chức cho học sinh tích cực, độc lập giải các BTNT trong các giờ học địa lí là một biểu hiện cụ thể của sự đổi mới này. Trong kiểu dạy học mới này, vai trò chủ thể nhận thức của học sinh được đề cao. Người học sinh trở thành nhân vật hoạt động chủ yếu của quá trình dạy học, còn người thầy giáo trở thành người chỉ đạo quá trình nhận thức tích cực, độc lập của học sinh. Như vậy, trong quá trình đó, người học sinh phải chủ động thực hiện một hệ thống các hoạt động hướng đích nhằm thu thập xử lí thông tin cần thiết dưới sự chỉ đạo, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra của người thầy. Sự thống nhất giữa hoạt động chỉ đạo của thầy và hoạt động nhận thức tích cực, độc lập của trò là cơ sở để tối ưu hoá quá trình dạy học địa lí theo phương pháp mới, phương pháp dạy học theo kiểu tổ chức cho học sinh tích cực, độc lập giải các BTNT trong các giờ học ở trên lớp. Từ đó có thể nêu lên thực chất của quá trình tổ chức cho học sinh tích cực, độc lập giải các BTNT trong các giờ học địa lí kinh tế - xã hội ở trên lớp bằng công thức: Thầy (hệ thống mệnh lệnh + BTNT) + Trò (tích cực, độc lập, sang tạo giải BTNT) = Hiệu quả quá trình dạy học. a. Thực chất hoạt động của trò: Quá trình giải các BTNT của học sinh bao gồm bốn giai đoạn: - Giai đoạn 1: học sinh tiến hành tìm hiểu điều kiện của BTNT. Trong giai đoạn này học sinh phải biết phân tích, tập hợp các yêu cầu và phát hiện ra những mâu thuẫn giữa hai thành tố trong BTNT để hiểu và đưa đến hướng giải quyết cho BTNT. - Giai đoạn 2: lập chương trình giải. Đây là giai đoạn khó khăn nhất và có tính Hội nghị sinh viên NCKH khoa Địa lí năm học 2008-2009 3 quyết định đối với thành công của quá trình giải. Học sinh phải biến đổi yêu cầu của BTNT, các điều kiện, tìm số liệu bổ sung, nêu giả định cho chương trình giải, trong đó phải nêu lên được những bài tập trung gian liên tiếp để dẫn tới chương trình giải. - Giai đoạn 3: thực hiện chương trình giải. Sau khi học sinh lập được chương trình giải, họ chỉ việc chấp hành chi tiết và chính xác theo chương trình giải đó. - Giai đoạn 4: kiểm tra, đánh giá chương trình giải. b. Thực chất hoạt động của Thầy trong việc tổ chức cho học sinh giải các BTNT Đưa các BTNT vào quá trình dạy học theo hướng tích cực thì vai trò lãnh đạo của người thầy không bị hạ thấp mà còn yêu cầu người thầy một trình độ lành nghề hơn, biết áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, phải biết soạn thảo những bài tập phù hợp với nhiều đối tượng học sinh có trình độ khác nhau, phải giáo dục cho các em tính tích cực, sáng tạo. Người giáo viên không chỉ là người tổ chức mà còn là người điều khiển học sinh tích cực, độc lập giải các BTNT trong các giờ học ở trên lớp. Quá trình điều khiển được thực hiện nhằm duy trì sự ổn định trong quá trình giải BTNT của học sinh, giúp học sinh tiến hành công việc theo một hướng đã định để đạt đến đích cuối cùng. Cái đích đó chính là nội dung bài học. Quá trình điều khiển của người thầy được thực hiện bằng hệ thống các mệnh lệnh, những chỉ dẫn để chỉ đạo học sinh giải các BTNT, tức là sự dạy của thầy đã khách quan hơn, thành một trình tự những mệnh lệnh chỉ dẫn mà học sinh có thể tự mình thực hiện cùng một lúc với quá trình nhận thức. KẾT LUẬN Để tổ chức cho học sinh tích cực, độc lập giải các BTNT trong các giờ học trên lớp thì nhất thiết phải soạn thảo ra một hệ thống các BTNT thích hợp dành cho học sinh thực hiện ở trên lớp. Việc tổ chức cho học sinh tích cực, độc lập giải các BTNT trong các giờ học ở trên lớp chỉ đạt hiệu quả cao khi tuân thủ những điều kiện và yêu cầu: - Tổ chức cho học sinh tích cực, độc lập giải các BTNT trong các giờ học ở trên lớp là một quá trình phức tạp, công phu, đòi hỏi người giáo viên phải biết soạn thảo các BTNT, đồng thời phải tính đến những điều kiện dạy học cụ thể mà quyết định số lượng cũng như nội dung các BTNT nên đưa vào một tiết học. - Thành công của một giờ học phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tổ chức, điều khiển học sinh giải BTNT của người giáo viên. Hội nghị sinh viên NCKH khoa Địa lí năm học 2008-2009 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Thị Đào, 2004. Tổ chức cho học sinh tích cực, độc lập giải các bài tập nhận thức trong các giờ học địa lí lớp 10 ở trường THPT. Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục. [2] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng, 2003. Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] Nguyễn Trọng Phúc, 2001. Trắc nghiệm khách quan và vấn đề đánh giá trong giảng dạy đại học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [4] Nguyễn Trọng Phúc, 2008. Thiết kế bài giảng địa lí ở trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [5] Lê Thông (Chủ biên), 2006. Địa lí 11. NXB Giáo dục.

File đính kèm:

  • pdfTo chuc cho hoc sinh tich cuc doc lap giai cac BTNTtrong gio hoc dia li lop 11.pdf