Cấp tiểu học là bậc học nền móng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Vì vậy mục tiêu giáo dục tiểu học đặc biệt nhấn mạnh đến việc hình thành và phát triển cho học sinh những tri thức và kĩ năng cơ sở thiết thực với cuộc sống cộng đồng: phương pháp suy nghĩ và học tập, lòng tự tin, tính hồn nhiên, sự năng động và linh hoạt, cách ứng xử hợp đạo lí đối với thiên nhiên, con người và xã hội.
29 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu những khó khăn sai sót trong dạy và học toán điển hình lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
= 3 (phần)
Số trang đã đọc là:
60 : 3 = 20( trang )
Số trang chưa đọc là:
20 x 2 = 40( trang )
Đáp số: 20 trang, 40 trang
Nhận xét: Hiểu sai về tỉ số. Đáp số sai.
Bài toán 4: giải bài toán dựa vào sơ đồ sau:
Gạo nếp:
Gạo tẻ: 48 kg
Bài giải 1:
Gạo nếp có số kg là:
1 + 5 = 6 (kg)
Gạo tẻ có số kg là:
48 : 6 = 8 ( kg)
Đáp số: 8 kg
Nhận xét: Nhầm lẫn khi tinh số gạo nếp là số phần bằng nhau, số gạo tẻ là giá trin một phần. đáp số thiếu.
Bài giải 2:
Số phần bằng nhau là:
1 + 5 = 6 ( phần)
Gạo nếp có số kg là:
48 : 6 = 8 (kg)
Gạo tẻ có số kg là:
8 x 6 = 48 (kg)
Đáp số: 48 kg
Nhận xét: Làm sai khi tính số gạo tẻ. Đáp số sai, thiếu.
C. Nguyên nhân sai sót:
Qua việc tìm hiểu sai sót tring các bài làm của học sinh và quá trinh trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy: Sở dĩ có những sai sót trên đay là do các nguyên nhân sau:
1, Học sinh không hiểu bài, không nắm được phương pháp chung để giải bài toán này nên thường làm linh tinh. Ngay cả đối với bài toán 1 và bài toán 3( nêu ở trên), trong vở bài tập toán của học sinh đã có phần tóm tắtvà câu trả lời sẵn mà học sinh không làm được. điều đó chứng tỏ trong quá trình dạy bài mới giáo viên chỉ mải me thuyết trình, chưa quan tâm đến học sinh.
2, Học sinh không biết tóm tắt bằng sơ đồ( Bài toán 2 và 3), không biết giải bài toán dựa vào sơ đồ tóm tắt( bài toán 4). Chứng tỏ học sinh chưa nắm vững kiến thức về tỉ số, chưa phát huy được tư duy trực quan hình tượng của học sinh.
3, Nhiều học sinh còn nhầm lẫn tổng số phần băng nhau chính là số bé cần tìm( bài toán 4, bài giải1).
4, Học sinh giải toán dựa vào ý chủ quan, không hề để ý đến mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm. Khi giải toán lại không dựa vao sơ đồ trực quan nên dẫn đến tình trạng lấy số bé tìm được nhân với tổng số phần để tìm số lớn. Và do đó số lớn tìm được lại bằng tổng đã chomà học sinh không biết( bài toán 2 và4 )
5, Trong quá trình giải dạy giáo viên không đưa ra được một phương pháp chung để giải dạng toán này.
D. Biện pháp khắc phục.
1. Từ việc phân tích các nguyên nhân sai sót trên đây chứng tỏ việc năm kiến thức của học sinh trong quá trình giảng bài mới là rất thấp. Học sinh chưa nắm được phương pháp chung để giải bài toán này. Do vậy mỗi giáo viên sau khi dạy bài này cần phải là cho học sinh nắm được phương pháp chung để giải loại toán này:
- Coi số bé là 1 phần, xét xem số lớn gồm mấy phần rồi tinh tổng các phần đó.
- Lấy tổng đã cho chia cho tổng các phần bằng nhau để tìm giá trị một phần tức là số bé
- Tính số lớn.
2. Hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ. Đây là yêu cầu cần thiết nhất đối với dạng toán này. Khi học sinh tự mình tóm tắt được bài toán bằng sơ đồlà học sinh đã hiểu bài, nắm được mối tương quan giữa cac đại lượng trong bài. Do đó sẽ dễ dàng giải được bài toán:
Ví dụ: bài toán 2 ở trên có thể hướng dẫn học sinh tóm tắt như sau:
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề.
- Tóm tắt bài toán:
H: Hai số cần tìm trong bài là gì? ( Số trâu, số bò) Giáo viwn ghi số trâu , số bò lên bảng.
H: Bài toán cho biết gì? ( Cả trâu và bò là 352 con, số bò gấp 3 lần số trâu )
H: Nếu coi số trâu là 1 phần thì số bò có mấy phần? ( 3 phần) giáo viên vẽ số
phần tương ứng số trâu, số bò.
H: Tổng số trâu và số bò là bao nhiêu? ( 352 con ) GV điền vào sơ đồ.
Bài toán hỏi gì? ( số trâu, số bò) GV điền dấu hỏi vào sơ đồ.
3. Hướng dẫn học sinh giải bài toán dựa vào sơ đồ:
Đây là biện pháp vận dụng tư duy trực quan hình tượng của các en giúp các em hiểu bài, nhớ lâu và tìm ra cách giải.
Bài toán trên có thể hướng dẫn giải như sau:
Yêu cầu học sinh quan sát trên sơ đồ
H: 352 con gồm bao nhiêu phần băng nhau? ( 1 + 3 = 4 ( phần ) )
H: 4 phần bằng nhau thì có 352 con, vậy một phần có bao nhiêu con?, ta làm tính gì?( Tính chia 352 : 4 = 88 ( con ) )
Một phần này chính là số nào cần tìm? ( số trâu )
Số bò gồm mấy phần? ( 3 phần )
Tìm số bò như thế nào?
Yêu cầu học sinh trình bày bài giải.
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 3 = 4 ( phần )
Số trâu có là:
352 : 4 = 88 ( con)
Số bò có là:
88 x 3 = 264 ( con )
Đáp số: 88 con trâu, 264 con bò.
Các dạng toán khác cũng hướng dẫn tương tự .
Tóm lại: Với loại toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. Tôi chia ra lam 2 dạng chính đó là:
- Cho biết tổng và số lớn gấp một số lần số bé.
- Cho biết tổng và số bé bằng một phần mấy số lớn.ở mỗi dạng tôi nêu ra những
sai sót mà học sinh hay mắc phải. Sau khi phân tích, tìm hiểu nguyên nhân sai sót tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp khắc phục sai sót nhằm là cho học sinh nắm vững kiến thức hơn và có phương pháp tốt để giải loại toán này.
Còn đối với bài toán “ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” ta cũng vận dụng tương tự bài toán này. Cần lưu ý học sinh phải tóm tắt trước khi giải.
Phần thứ ba
Kết luận chung
Qua nhiều năm trực tiếp dạy ở các khối lớp 4, qua phần nghiên cứu cơ sở lí luận, thực trạng và việc dạy thử nghiệm về phương pháp dạy và học toán điển hình lớp 4 tôi thấy rằng: Là người giáo viên phải luôn luôn trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Hướng dẫn và giúp đỡ học sinh có kiến thức và kĩ năng giải toán, giảm bớt những khó khăn sai sót trong dạy và học toán điển hình đồng thời nâng cao năng lực khái quát hoá, trìu tượng hoá, phát triển tư duy, óc sáng tạo, phương pháp suy luận logíc cho học sinh. Người giáo viên cần phải lưu ý vấn đề sau:
- Phải nghiên cứu kĩ bài dạy. Xác định rõ kiến thức trọng tâm trong mỗi bài học. Khi dạy phải có sơ đồ trực quan để giúp học sinh dễ học, dễ hiểu. Cuối bài phải khắc sâu nhấn mạnh những kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ cho học sinh.
- Khi dạy giải toán cần yêu cầu học sinh đọc kĩ bài toán, nhận biết được cái đã cho và cái phải đi tìm trong mỗi bài toán, mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài. Hiểu thật kĩ một số từ, thuật ngữ quan trọngchỉ rõ tình huống toán học. Sau đó thuật lại vắn tắtbài toán mà khôngcần phải đọc nguyên văn bài toán đó.
- Yêu cầu học sinh minh hoạ, tóm tắt bài toán( bằng hình vẽ, sơ đồ, lời văn, ) trước khi giải. Hình vẽ, sơ đồ tóm tắt phải đúng và đấy đủ các dữ kiện của đề bài.
- Rèn luyện cho học sinh óc quan sát, phương pháp suy luận để giải bài toán dựa trên sơ đồ tóm tắt. Muốn vậy giáo viên phải định hướng, giúp học sinh phát hiện vấn đề và tích cực hoạt động để giải quyết vấn đề.
- Khi hướng dẫn bài toán giáo viên chỉ là người hướng dẫn, là người gợi mở để học sinh tự mình tìm ra cách giải của bài toán, tuyệt đối giáo viên không được làm thay hoặc hướng dẫn không kích thích được suy nghĩ của học sinh.
- Rèn cho học sinh khả năng diễn đạt, trình bày bài giải ngắn gọn, theo mục tiêu
của bài toán.
- Thường xuyên ôn tập, củng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng hệ thống các bài tập từ đơn giải đến phức tạp, từ dễ đến khó để rèn kĩ năng giải toán cho học sinh, đồng thời giúp học sinh nắm vững cách giải toán điển hình.
Trên đây là một kinh nghiện nhỏ từ thực tế giảng dạy tôi đã áp dụng khi dạy mảng toán điển hình. Kết quả học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc: hiểu rõ, nhớ lâu những nội dung cần ghi nhớ và vận dụng linh hoạt nhữnh nội dung đó để là bài, có kĩ năng giải các bài toán điển hình, hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót không đáng có. Giảm hẳn những khó khăn, lúng túng khi đứng trước các bài toán điển hình. Đồng thời còn rèn cho các em phương pháp suy nghĩ có căn cứ, phương pháp suy luận, làm việc có kế hoạch,.... góp phần thực hiện mục tiêu của môn toán ở tiểu học
Kết quả thực nghiệm:
Tôi tiến hành nghiên cứu lí luận và thực tiễn, vận dụng các phượng pháp nghiên cứu trong đó vận dụng phương pháp điều tra và thực gnhiệm là hai phương pháp chính Vì vậy tôi tiến hành dạy 2 tiết toán:
Ngày 28 tháng 3 năm 2007
Bài dạy 1: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Ngày 2 tháng 4 năm 2007
Bài dạy 2: Luyện tập chung.
Sau đó tôi yêu cầu lớp làm bài kiểm tra gồm 3 bài toán. trong quá trình thực nghiệm tôi coi một cách nghiêm túc xem các em có tự làm bài được không, kết quả bầi tôi thu đựoc như sau:
tổng số học sinh
Xếp loại học sinh
Giỏi Khá Trung bình
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
210
131 62,4% 66 34,4% 13 6,2%
* ý kiến đề xuất:
Cần có nhiều hơn nữa những ưu tiên kha đặc biệt với giáo viên, để họ tập trung sức lực, tâm huyết vào nghề nghiệp.
Luôn tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề khi có một phát hiện một cách dạy và học của một thành viên nào đó.
Tăng cường, khuyến khích các sáng kiến kinh nghiệm cấp trường và triển khai ngay vào thực tế giảng dạy.
Khi dạy học các giáo viên cần phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học toán, bài dạy phải có đồ dùng trực quan.
Với học sinh cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu trường học( sách vở, bút, giấy, đồ dùng học tập,...). Ngoài ra còn tạo thói quen khi làm toán là phải đọc kĩ và tóm tắt bài toán trước khi làm bài. Sau khi làm xong phải kiểm tra được kết quả tìm được.
Do điều kiện của đề tài tôi không trình bày hết các dạng toán điển hình. Tôi rất mong đây là một phần kinh nghiệm nhỏ để giáo viên và học sinh dạy và học tốt toán điển hình nói riêng và toán 4 nói chung. Tôi rất mong sự đóng góp, bổ sung ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Móng cái, ngày 12 tháng 5 năn 2007.
Người viết.
Hoàng Thị Phương Thảo
mục lục
Phần thứ nhất: Phần mở đầu . Trang
I. Lí do chọn đề tài 1
II. Mục đích nghiên cứu. 3
III. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3
IV. Đối tượng nghiên cứu. 3
V. Phạm vi nghiên cứu. 3
VI. Phương pháp nghiên cứu. 4
Phần thứ hai: Nội dung
Chương I: Cơ sở lí luận 5
1. Cơ sở toán học. 5
2. Cơ sở của phương pháp dạy học toán 6
Chương Ii: Nội dung chương trình- thực trạng về việc dạy và 7
học toán điển hình hiện nay
I.Nội dung chương trình 7
II. Thực trang về việc dạy và học toán điển hình hiện nay. 8
Chương III. Tìm hiểu những khó khăn sai sót trong dạy và học 10
toán điển hình lớp 4
Loại thứ nhất: tìm số trung bình cộng. 11
Loại thứ hai: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó 19
Phần thứ ba: Kết luận 26
File đính kèm:
- SKKN tim hieu nhung kho khan sai sot trong day va hoc toan dien hinh.doc