Đề tài Tìm hiểu khả năng phát âm đúng của trẻ mẫu giáo 3 tuổi

Việc phát âm cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo là rất quan trọng. Ngôn ngữ phải chuẩn xác thì tư duy, trí tuệ mới phát triển; nhận thức mới mạch lạc. Vì vậy, tôi chọn đề tài này với những lý do sau:

1. Ngôn ngữ là vỏ bọc của tư duy, ngôn ngữ phát triển phong phú đa dạng thì tư duy sẽ nhạy bén hơn. Nên ngay từ độ tuổi mẫu giáo các cháu cần trang bị cho mình một vốn ngôn ngữ cần thiết, đủ để phát huy trí tuệ của mình.

 

doc36 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1825 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu khả năng phát âm đúng của trẻ mẫu giáo 3 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẻ không phát âm thành “h” tôi cho trẻ đọc bài thơ: “làm anh” của Phan Thị Thanh Nhàn “Làm anh khó đấy Phải đâu chuyện đùa Với em bé gái Phải người lớn cơ Khi em bé khóc Anh phải dỗ dành Nếu em bé ngã Anh nâng dịu dàng Hay cô cho trẻ đọc các cụm từ theo cô, sau đó cho trẻ đọc một mình để cô theo dõi và sửa lỗi cho trẻ. - Đi lom khom - Cười rúc rích - Đường khúc khuỷu - Nói khe khẽ Luyện phát âm phụ âm “g” để khi đọc trẻ không phát âm thành “ng” Con gà cục tác lá chanh Hay đỗ đầu hè hay chạy rông rông Má gà thì đỏ hồng hồng Cái mỏ thì nhọn cái mồng thì tươi Hay bài thơ: Giếng làng em của Kim Tuyến Giếng làng em mát Cô bác cùng đào Em góp công lao Giữ gìn sạch sẽ Giếng em mát mẻ Vui vẻ bà con Kìa ông trăng tròn Luyện phát âm phụ âm “qu” để khi trẻ phát âm không thành “c” tôi chọn các bài thơ ca dao, đồng dao sau: Là quả hay là quất Là trăng hay là sao Có ai đánh đâu nào Mà lại tên là Quất. (Quất - Vũ Hạnh Thắm) Mặt khác cô có thể cho trẻ đọc riêng từ “quả”, quất, quýt, quên…Cần cho trẻ đọc nhiều lần để trẻ nhớ lâu. Luyện phát âm phụ âm “p” để khi đọc không thành “b” Pí pô, pí pô Em tập lái ô tô Khi nào em lớn Em lái xe đón cô Luyện phát âm phần vần ươu, oan, uy, uyết, uôi khi đọc trẻ thường hay đọc thành ơu, an, y, iết, ôi. Cô cho trẻ rèn phát âm đúng qua các bài thơ, ca dao, đồng dao hay từ có các vần trên: VD : Vần ươu Hươu cao cổ Có móc câu Gật gật đầu Trông ngộ nhỉ Cho nắm lá Hươu không ăn Hươu vẫn chăm Làm việc nặng Yêu bến cảng Có bầy hươu… Hay cô chọn ra những từ có các vần ươu, oan, uy, uyết, uôi nhằm để luyện trẻ phát âm chính xác, rõ ràng phần vần mà trẻ còn hay sai. Qua các bài thơ, đoạn thơ, ca dao, đồng dao trên nhằm mục đích luyện trẻ cách phát âm đúng các phụ âm. Đồng thời, luyện cơ quan phát âm cho trẻ. Việc dạy trẻ phát âm đúng sẽ giúp người nghe hiểu đúng nội dung và ý nghĩa của câu nói. Mặt khác, nó còn là cơ sở để trẻ viết chính tả đúng khi đi học phổ thông. 3. Luyện phát âm cho trẻ thông qua trò chuyện với trẻ Ngoài việc chú ý đến việc dạy trẻ phát âm đúng. Trong các giờ học chung mà đặc biệt là qua các giờ học phát triển ngôn ngữ tôi còn chú ý tới mọi tình huống có thể vận dụng được để có thể dạy trẻ phát âm đúng. VD : Khi trẻ đi dạo ngoài trời cô có thể hướng trẻ vào cây chuối rồi cùng trẻ trao đổi về cây chuối ( nếu có trẻ phát âm sai thì cô cần sửa ngay cho trẻ). Hay khi đi dạo, hoạt động ngoài trời cô và trẻ cùng đọc thơ đồng dao, kể những câu chuyện mà trẻ thích. VD: Trong bài thơ Đi nắng của Nhược Thuỷ trẻ hay đọc: nó đậu cành xan, nó kêu ai ngan… sau khi trẻ đọc tôi thường dừng lại và động viên trẻ đọc cho đúng, phát âm chính xác từ xoan, ngoan. Có thể nói rằng hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, nó có vai trò không nhỏ trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Theo tôi đây là cơ hội để chúng ta có thể tận dụng để dạy cho từng cá nhân trẻ mà không làm ảnh hưởng tới trẻ khác. Trong các giờ tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ngoài việc quan sát bao quát chung đôi khi tôi còn nhập vai chơi cùng trẻ để trò chuyện với trẻ. Đó là cách giao tiếp gần gũi với trẻ ở đó có vô vàn cơ hội mà ta có thể sưả chữa giọng và cách phát âm cho đúng. Với một số biện pháp đã nêu trong quá trình thử nghiệm đối với trẻ ta thấy có sự tác động thường xuyên và luôn chú trọng đến việc rèn luyện phát âm cho trẻ thì khả năng phát âm ngày càng hoàn thiện và khả năng chính xác khi phát âm rất tốt. Vì trẻ em học nói bằng cách nói theo một cách máy móc, theo kiểu bắt chước người lớn xung quanh. Chính vì vậy khi áp dụng một số biện pháp trên tôi thấy khả năng phát âm của các cháu đã giảm lỗi một cách rõ rệt. Dưới đây là bảng khảo sát kết quả thu được sau khi làm thử nghiệm sử dụng các biện pháp trên tác động đến trẻ. Stt Họ và tên Năm sinh Thực trạng Sau khi tác động 1 Bùi hải yến 1/10/2000 Yếu Khá 2 Bùi văn châu 27/8/2000 Yếu Khá 3 Bùi thị nguyệt 10/8/2000 Trung bình Khá 4 Bùi thị ngoãn 3/11/2000 Yếu Yếu 5 Bùi văn duy 25/9/2000 Yếu Trung bình 6 Bùi văn huy 17/10/2000 Yếu Yếu 7 Bùi thị tuyết 19/12/2000 Trung bình Khá 8 Bùi thị hương 12/9/2000 Yếu Trung bình 9 Bùi thị ngọc 15/8/2000 Yếu Trung bình 10 Bùi tuấn anh 8/11/2000 Yếu Trung bình 11 Bùi thị phương 22/8/2000 Yếu Trung bình 12 Bùi văn quang 20/12/2000 Yếu Yếu Kết quả xếp loại 12 trẻ được khảo sát: - Loại khá: 4 cháu - Loại TB: 5 cháu - Loại yếu: 3 cháu Thông qua việc thực hiện các biện pháp trên, tôi thấy khả năng phát âm đúng của trẻ tăng dần theo tháng tuổi là phù hợp với sự phát triển của trẻ. Phù hợp với sự hoàn thiện của cơ quan phát âm một cách bình thường. Bên cạnh đó sự tác động của người lớn xung quanh trẻ như: ông, bà, cha, mẹ … có ảnh hưởng lớn tới sự phát âm của trẻ và trong quá trình học phát âm của trẻ. Mặt khác vai trò của cô giáo mầm non cũng hết sức quan trọng, cô giáo luôn chú ý đến việc luyện phát âm của trẻ thì khả năng phát âm đúng ở lứa tuổi mầm non sẽ đạt được kết quả cao vì ở lứa tuổi này khả năng phát âm của trẻ là nhanh nhất. Việc luyện phát âm cho trẻ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động và đến từng cá nhân trẻ. Phần III Kết luận và kiến nghị sư phạm I. Kết luận: 1. Tầm quan trọng của việc rèn luyện phát âm cho trẻ: Dạy trẻ phát âm đúng là dạy trẻ phát âm chính xác những thanh của âm tiết (thanh điệu, phụ âm đầu, âm đệm, phần vần, âm chính). Bên cạnh đó dạy trẻ phát âm đúng, phát âm chuẩn là dạy trẻ biết điều chỉnh âm lượng khi nói, đồng thời sẽ làm tăng sức truyền cảm, gây hứng thú cho người nghe. Việc dạy trẻ phát âm đúng sẽ giúp trẻ thuận lợi trong học tập và giao tiếp với mọi người xung quanh. Hơn nữa dạy trẻ phát âm đúng, chính xác chữ cái Tiếng Việt là tiền đề giúp cho các cháu không còn nói ngọng khi ở lứa tuổi mầm non. 2. Khả năng phát âm của trẻ phụ thuộc vào bộ máy phát âm, sự phát âm được hoàn thiện và phát triển tăng dần theo độ tuổi, theo thời gian. Chính vì vậy cô giáo mẫu giáo phải thường xuyên luyện tập cho trẻ thông qua tiết học, qua các hoạt động trò chơi và trò chuyện cùng trẻ. Đặc biệt là tiết học phát triển ngôn ngữ cho trẻ (làm quen với môi trường xung quanh, văn học…) Bên cạnh đó cô giáo luôn luyện cơ quan phát âm cho trẻ bằng cách sưu tầm, sáng tác những bài thơ, câu thơ, trò chơi để trẻ luyện phát âm và chú ý phát âm cho trẻ. 3. Vai trò của cô giáo trong việc rèn luyện phát âm cho trẻ Đối với ngành giáo dục mầm non đây là một việc làm có ý nghĩa vô cùng to lớn bởi vì : Lứa tuổi mầm non học nói theo người lớn một cách máy móc, theo kiểu bắt chước. Do đó những âm dạy trẻ đầu tiên phải là những âm chuẩn để sau này không phải nắn lại. Chính vì vậy, cô giáo luôn là hình mẫu lý tưởng, mọi việc cô làm, cô nói đều luôn đúng và trẻ rất thích làm giống cô nên cô giáo phải chú ý đến việc làm mẫu của mình trong việc phát âm chính xác để các cháu noi theo. Bản thân cô cần chú ý trau dồi kiến thức học hỏi về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Tiếng Việt để mình phát âm chuẩn, nói đúng, viết đúng. 4. Tạo môi trường tốt trong việc luyện phát âm cho trẻ. Nhu cầu giao tiếp của trẻ đi đôi với nhu cầu phát triển của trẻ . Trong quá trình giao tiếp của trẻ mang lại kết quả bao nhiêu thì càng kích thích trẻ học tiếng mẹ đẻ bấy nhiêu. Vì vậy, vai trò của những người xung quanh nhất là ông bà, anh chị, cô giáo đặc biệt có ý nghĩa, là một trong những nguồn động lực đối với sự phát triển khả năng phát âm của trẻ, cô giáo và những người xung quanh trẻ là những hình mẫu trong phát âm để trẻ học theo. Ngoài ra, các yếu tố xã hội như trình độ văn hoá của bố mẹ trẻ, trình độ ngôn ngữ của những người xung quanh, sự tiếp xúc của trẻ với môi trường và các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, phim, truyện, sách, tranh…có ảnh hưởng rất lớn tới sự luyện phát âm của trẻ. 5. Một trong những điều kiện rèn luyện phát âm tốt đối với trẻ là áp dụng linh hoạt các hình thức và biện pháp để rèn luyện cách phát âm đúng, phát âm chuẩn cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi cho phù hợp với lứa tuổi của trẻ,. Trong quá trình chăm sóc cô giáo và người lớn cần bình tĩnh linh hoạt không nóng vội khi trẻ chưa thực hiện được. II. Kiến nghị sư phạm 1. Ngành học mầm non cần nghiên cứu và bổ xung vào chương trình chăm sóc giáo dục những trò chơi, bài tập rèn luyện khả năng phát âm đúng cho trẻ theo từng độ tuổi. 2. Động viên khen ngợi kịp thời các giáo viên có khả năng sáng tác thơ, bài hát, tiểu phẩm ngắn dành cho trẻ mẫu giáo có nội dung rèn luyện cách phát âm cho trẻ. Có như vậy thì trẻ mầm non sẽ tiếp thu một cách tự nhiên, nhẹ nhàng thoải mái và có hiệu quả. Hoà Bình, ngày 10 tháng 3 năm 2004 Người viết : Bùi Thị Nguyên Tài liệu tham khảo 1. Phương pháp phát triển lời nói trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi T.s Đinh Hồng Thái - 2003 2. Tiếng Việt (tập II) Nguyễn Xuân Khoa Trường đại học sư phạm Hà Nội - 1995 Tâm lý trẻ em : TS Nguyễn Công Hoàn và Nguyễn Mai Hà - 1994 3. Dạy trẻ phát âm đúng và làm giàu vốn từ cho trẻ Nhà xuất bản giáo dục - 1990 4. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non từ lọt lòng đến 6 tuổi : Nguyễn ánh Tuyết - Nguyễn Như Mai - Đinh Kim Thoa -1994 5. Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo 3 - 4 tuổi Vụ giáo dục mầm non - Hà Nội 1991 6. Tuyển tập trò chơi, thơ, truyện mẫu giáo (3- 4 tuổi), (4 - 5 tuổi), (5 - 6 tuổi ), Trần Thị Trọng - Phạm Thị Sửu Nhà xuất bản giáo dục - 1994 Mục lục Phần I : mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Phần II : Nội dung nghiên cứu Chương I : cơ sở lý luận I. Cơ sở ngữ âm II. Những đặc điểm phát âm của trẻ mẫu giáo III. Nội dung và phương pháp luyện phát âm cho trẻ Chương II : Khảo sát thực trạng khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo I. Cơ sở tiến hành khảo sát II. Cách tiến hành khảo sát III. Kết quả khảo sát thực trạng khả năng phát âm đúng của trẻ mẫu giáo 3 tuổi. Chương III. Một số biện pháp luyện phát âm cho trẻ Phần III Kết luận - Kiến nghị s ư phạm I. Kết luận II. Kiến nghị sư phạm

File đính kèm:

  • docLuan van tot nghiep dai hoc.doc