Môn ngữ văn trong nhà trường THCS, có rất nhiều kiến thức giáo dục cho học sinh về cách sống, nhân cách làm người.Mác- xim Gor-xki có nói “ Văn học là nhân học”. Vậy làm thế nào người giáo viên có thể dạy cho các em cách làm người?
Đặc biệt là giới trẻ hiện nay các erm còn xa rời môn ngữ văn, chúng học và làm theo “ cách sống mới” ,có những nhận thức lệch lạc về thế giới quan và nhân sinh quan.
Để giáo dục các em có thể nhìn nhận một cách đúng và đánh giá một giai đoạn văn học, người giáo viên cần giúp cho các em “ CÁCH TIẾP CẬN VÀ ĐÁNH GIÁ VĂN HỌC VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM”.
Sau đây , tôi xin trình bày và giúp các em cách tiếp cận và đánh giá một tác phẩm văn học.
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau cách mạng tháng tám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾP CẬN VÀ ĐÁNH GIÁ VĂN HỌC VIỆT NAM
SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
Môn ngữ văn trong nhà trường THCS, có rất nhiều kiến thức giáo dục cho học sinh về cách sống, nhân cách làm người.Mác- xim Gor-xki có nói “ Văn học là nhân học”. Vậy làm thế nào người giáo viên có thể dạy cho các em cách làm người?
Đặc biệt là giới trẻ hiện nay các erm còn xa rời môn ngữ văn, chúng học và làm theo “ cách sống mới” ,có những nhận thức lệch lạc về thế giới quan và nhân sinh quan.
Để giáo dục các em có thể nhìn nhận một cách đúng và đánh giá một giai đoạn văn học, người giáo viên cần giúp cho các em “ CÁCH TIẾP CẬN VÀ ĐÁNH GIÁ VĂN HỌC VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM”.
Sau đây , tôi xin trình bày và giúp các em cách tiếp cận và đánh giá một tác phẩm văn học.
I/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
* NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
1/ Thuận lợi:
-Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhận thức đúng đắn về thế giới quan, lập trường tư tưởng của người cộng sản.
-Một số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm trong nghề.
-Các em được các đoàn thể giáo dục tốt.
2/ Khó khăn:
-Việc tiếp cận với các sách tham khảo còn hạn chế , tủ sách thư viện chưa có đầy đủ, việc cho các em mượn sách chưa thường xuyên, tạo cho các em có tâm lí chuẩn bị bài chưa tốt khi học tập.
-Môi trường sống của các em còn hạn chế, ở địa bàn vùng sâu các em ít được sinh hoạt văn hóa vui chơi giải trí,ít thể hiện mình.
-giáo viên giảng dạy nhiều phân môn , nhiều buổi, thời gian tham khảo các sách còn hạn chế, vì vậy mà chất lượng của môn văn đạt chưa cao.
Từ những khó khăn và thuận lợi trên , tôi xin nêu ra một số cách tiếp cận và đánh giá các tác phẩm văn học sau cáh mạng Tháng Tám để các em học văn học tốt hơn.
Cách Mạng Tháng Tám 1945, đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc ,đồng thời cũng tạo ra bước ngoặt cho nền văn học Việt Nam. Song , để đánh giá một thời kì văn học với 50 năm phát triển và hiện vẫn đang phát triển là một việc rất to lớn và thật không dễ dàng gì.Một trong những khó khăn của việc đánh giá đó là chúng ta chưa có một khoảng cách cần thiết để nhìn nhận và tiếp cận với văn học một cách khách quan , toàn diện trong những khách quan nhiều mặt : thời đại, lịch sử dân tộc và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam .( Chủ yếu là giai đoạn 1941-1975) cái được và chưa được trở thành một vấn đề mang tính thời sự gây nên nhiều cuộc thảo luận , tranh luận ở cả giới nghiên cứu, phê bình lẫn giới sáng tác .Qua những thảo luận ấy xuất hiện nhiều ý kiến không trùng khớp nhau. Điều này có nhiều nguyên nhân ,nhưng chổ đứng và cách tiếp cận khác nhau.
Để dễ gặp nhau trong cách tiếp cận và đánh giá cả một giai đoạn văn học dài như thế, tôi xin mạnh dạn nêu một vài tiêu chí manh tính tiền dề như sau:
-Xem xét tác dụng của văn họcđối với thời đại: sự đáp ứng của nó với các đòi hỏi bức thiết của thời đại ấy . Đây có thể coi là giá trị được nhìn từ chức năng xã hội-lịch sử của đối tượng .
-Các giá trị ấy lại phải xem vó bền vững , có đủ khả năng vượt qua những giới hạn của thời gian , không gian để đến với con người ở mọi thời đại hay không ?
- Đặt thời kì văn học đó trong tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc: Cần tính đến năng lực kế thừa tinh hoa văn học truyền thống của dân tộc và nhân loại để tạo ra cái mới nhằm một mặt , giữ gìn bản sắc và kinh nghiệm quý báu,và mặt khác , thúc đẩy văn học đi lên.
Một trong những hướng tiếp cận quan trọng các giá trị của văn học Việt Nam 1945-1975 là phải đặt nó vào trong tiến trình văn học dân tộc , trước hết là với văn học Việt Nam thế kỉ XX .Giá trị của một thời kì văn học còn phải được xem xét ở những đóng góp mới mà cái riêng mà nó mang lại cho tiến trình văn học dân tộc.Văn học giai đoạn 1945-1975 là giai đoạn mở đầu cho một thời kì văn học mới chưa có tiền lệ.Do đó những gì mà nó đạt được, phải được xem xét, đánh giá trong ý nghĩa và vị trí của bước khởi đầu kháng chiến chông pháp, một thế hệ cầm bút mới đã có ý thức tìm kiếm , đổi mới để khẳng định tiếng nói nghệ thuật của thế hệ mình . Nhìn bao quát diện mạo của văn học Việt Nam sau cách mạng tháng tám có thể thấy sự biến đổi toàn diện từ mối quan hệ văn học và đời sống, nhà văn và công chúng , đến các quan niệm nghệ thuật , các thể tài, thể loại và thi pháp.
Hướng vào đời sống xã hội rộng lớn với những biến cố trọng đại,văn học thời kì này đã ghi lại những hình ảnh không thể phai mờ của một thời kì lịch sử đầy gian lao , thử thách , nhiều hy sinh nhưng hết sức vẻ vang của dân tộc ta.
Các thể loại văn học giai đoạn naỳcũng phát triển khá toàn diện mà nổi trội nhất là thơ và truyện ngắn , truyện vừa .Thơ ca kháng chiến chống pháp có thể coi là một thành tựu độc đáo của thơ trữ tình hiện đại. Nó không chỉ thể hiện ở tiếng nói tâm hồn bên trong của quần chúng kháng chiến , mà còn thể hiện rõ sự tiềm tòi đổi mới ý thức , đem đến một tiếng thơ khác biệt với “ thơ mới” trước đó.Chúng ta có thể kể những trang thơ của Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng, , Hồng Nguyên...đặc biệt là Tố Hữu , các nhà thơ lớp “ thơ mới” như Xuân Diệu ,Chế Lan Viên , Huy cận,Tế Hanh,Anh Thơ và nhiều người khác đã có những thành công lớn ,góp phần thúc đẩy sự phát triển của thơ ca hiện đại, nhất là từ sau 1954.Lớp nhà thơ chống Mĩ đông đảo,sung sức và không ít tài năng đã đem lại tiếng nói riêng –tiếng thơ của thế hệ chống Mĩ .
Truyện ngắn truyện vừa và tiểu thuyết cũng ngày càng phong phú và đa dạng hơn về phong cách.Truyện ngắn có thể xem là thể loại nổi trội nhất .Tuy chưa có những tên tuổi đem lại sự cách tân nghệ thuật lớn lao như trường hợp của Nam Cao trước cách mạng ,song đã xuất hiện nhiều cây bút truyện ngắn già dặn , có dấu ấn riêng như: Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Thi , Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng,Nguyễn Thành Long, ...
Tiểu thuyết vốn không có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong thời kì chiến tranh , nhưng truyện vừa cũng có nhiều thành công .Với những phong cách khác nhau như: Nguyễn Khải, anh Đức, Phan Tứ, Nguyên Ngọc ...Sự xuất hiện cảu các bộ tiểu thuyết nhiều tập với khuynh hướng sử thi cũng là một dấu hiệu phát triển của thể loại này từ đầu những năm 60 ,,như những trường hợp sống mãi với thủ đô của Nguyễn huy Tưởn Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi , Bão biển của Chu Văn và cửa biển của Nguyên Hồng .
Đi sâu hơn vào cấu trúc của từng thể loại , cũng có thể nhận ra những biến đổi đáng kể về thi pháp của chúng .Chỉ nói riêng về thơ trữ tình chẳng hạn, chúng ta cũng nhận ra những đặc điểm của một thời đại thơ mới .Mở ra mạnh mẽ về phía thực tại đời sống nhưng không xa rời bản chất trữ tình của thể loại , thơ ca sáng tạo những nhận thức riêng biệt độc đáo của cái tôi trữ tình ( như cái tôi hóa thân vào các nhân vật quần chúng trong thơ kháng chiến chống pháp , cái tôi nhiều vai trong thơ của Tố Hữu , cái riêng tư trong sự thống
nhất với những cái chung trong giai đoạn thơ 1945-1975, cái tôi thế hệ trong thơ trẻ chống Mĩ.
Cố nhiên , trong văn học giai đoạn 1945-1975, cũng có những phần non yếu ,sơ lược,công thức,minh họa dễ dãi.Những hạn chế của văn học giai đoạn này một phần là do sự chế định của điều kiện lịch sử , trình độ ý thức của thời đại và cũng có phần do các nguyên nhân chủ quan về phía quản lí ,lảnh đạo, từ công tác lí luận phê bình và cả từ hạn chế trong tài năng và bản lĩnh của người khác .
III/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Nhìn lại một cách bình tỉnh và khách quan những thành tựu của văn học giai đoạn 1945-1975, có người đã cho rằng : Văn học thời kì này đã tạo ra một cái nền , một mặt bằng cao hơn , rộng rãi hơn so với trước đó , tuy chưa có nhiều đỉnh cao đột xuất , nhưng không hiếm các giá trị và phong cách độc đáo .Từ sự nhìn nhận ấy , có thể nghĩ rằng : Những đổi mới và bước phát triển mạnh mẽ của văn học ta sau 4/1975, nhất là từ khi có công cuộc đổi mới trên đất nước , không phải là không được thừa hưởng những thành tựu và bài học từ giai đoạn trước để mà vượt qua nó. Văn học Việt Nam từ sau 4/1975 , nhất là giữa những năm 80 trở lại đây , đã đi những bước tiếp xa hơn trên con đường hiện đại hóa nền văn học dân tộc ở thế kỉ XX , để hòa nhập vào nền văn học thế giới .
LĐĐ A, Ngày 26/12/09
Giáo viên thực hiện
LONG HỒNG LƯU
File đính kèm:
- Tham luan van de van dung phuong phap.doc