Đề tài Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Địa lý trường THCS

 Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng những nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất.Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hoá, thẩm mĩ.

 Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu, ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án:” Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” Ngày 31/1/2005, Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khoá, xây dựng mô hình nhà trường xanh sạch đẹp phù hợp với các vùng, miền

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4470 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Địa lý trường THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n có thể đặt ra các vấn đề: - Nguồn tài nguyên nước ở nước ta như thế nào? - Các sông ngòi ở nước ta có những giá trị gì? - Liệu nguồn nước ở nước ta bị cạn kiệt không? Trong thực tế, việc thảo luận thường gặp nhiều khó khăn do thời gian hạn hẹp, do đó giáo viên có thể lựa chọn chủ đề và chuẩn bị cho học sinh một cách chu đáo mới có hiệu quả. * GDBVMT qua hoạt động ngoại khoá - Cũng như các bộ môn khác trong nhà trường phổ thông: Như bộ môn sinh vật, lịch sử và môn địa lý có thể tổ chức cho học sinh tiến hành hoạt động ngoại khoá để GVBVMT, mục đích của hoạt động này nhằm: + Thông báo thực tế ở địa phương giúp học sinh hiểu biết về tình hình môi trường về tác động của con người đến môi trường một cách cụ thể. + Xây dựng cho các em tình cảm yêu thiên nhiên, yêu phong cảnh đẹp, từ đó biết yêu quê hương đất nước và ý thức bảo vệ môi trường. Rèn luyện cho các em một số kỹ năng và phương pháp bảo vệ môi trường thông thường để các em có thể tham gia vào công tác BVMT ở địa phương. - Hình thức hoạt động ngoại khoá: Có rất nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo điều kiện, giáo viên có thể lựa chọn một số hình thức sau: + Nói chuyện các vấn đề môi trường: Hình thức này nhằm mở rộng kiến thức lý thuyết cũng như thực tiễn về môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường. Sau khi nghe báo cáo giáo viên vần tổ chức hướng dẫn học sinh viết thu hoạch về nhận thức cũng như tình cảm của mình đối với vấn đề được nghe. + Tìm hiểu , nghiên cứu môi trường ở địa phương: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và tìm hiểu nghiên cứu các vấn đề thực tế của từng khu vực ( tuỳ thuộc vào địa phương) Ví dụ 1: Đối với học sinh miền núi cần cho học sinh hiểu tình hình khai thác rừng ở địa phương, những hiện tượng gì hay xảy ra ở những nơi bị chặt, bị đốt phá rừng? -Tình hình xói mòn ở địa phương như thế nào? -Những chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc khai thác rừng, sử dụng đất ở địa phương . Ví dụ 2: Đối với học sinh ở thành phố, thị trấn cần tổ chức cho học sinh hiểu biết về vấn đề ô nhiễm không khí, nước và việc sử lý chất thải, trên cơ sở đó cho học sinh tìm hiểu nguyên nhân gây lên các tình trạng ô nhiễm môi trường đó. * Tổ chức tham quan, dã ngoại: Đây là hình thức rất hấp dẫn đối với học sinh, do nhu cầu mở rộng hiểu biết thiên nhiên và cuộc sống xã hội, các em rất thích đến những nơi xa lạ, những nơi có phong cảnh đẹp hấp dẫn. Đó là cơ sở thuận lợi để tổ chức hình thức này. Ví dụ: Cho học sinh thăm quan các di tích văn hoá, lịch sử và các phong cảnh đẹp như Đền Hùng (Phú Thọ); Côn Sơn (Hải Dương), Vịnh Hạ Long ( Quảng Ninh), khu di tích Bích Động (Ninh Bình), núi Ngũ Hoành Sơn (Quảng Nam- Đà Nẵng), vùng núi Tháp Chàm (Phú Yên), Thành phố Đà Lạt ( Lâm Đồng), thành phố Huế. Hoặc các công trình xây dựng lớn có ý nghĩa kinh tế và cải tạo môi trường: Đập thuỷ điện Thác Bà (Trên sông Chảy), thuỷ điện Hoà Bình (sông Đà), thuỷ điện Trị An ( Sông Đồng Nai). Các khu rừng Quốc gia như:Cúc Phương ( Ninh Bình), Bình Lâm- Phước Bửu( Đồng Nai), Cát Bà ( Hải Phòng)… Qua các đợt thăm quan dã ngoại học sinh có dịp hiểu biết thêm về các công trình kiến trúc, các di tích lịch sử văn hoá, mở rộng tầm nhìn về môi trường tự nhiên và xã hội cũng như được thưởng thức phong cảnh đẹp của quê hương đất nước. Qua thực tế đó, các em còn thấy những tác động tiêu cực của con người với môi trường và hậu quả của nó với sự phát triển kinh tế và cuộc sống của con người. Tất cả những điều đó sẽ hình thành dần ở các em tình yêu quê hương đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường cũng như phẩm chất tốt đẹp của con người mới. Bài giảng thực nghiệm Tuần 9, tiết 18: Bài 16: đô thị hoá ở đới ôn hoà I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Trình bày được những đặc điểm cơ bản của đô thị hoá cao ở đới ôn hoà và các vấn đề về môi trường, kinh tế- xã hội. - Biết được hiện trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hoà; nguyên nhân và hậu quả. 2.Kĩ năng : - Quan sát hình ảnh, nhận xét và trình bày một số đặc điểm của các hoạt động sản xuất, đô thị, ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà. 3. Thái độ : - Có ý thức tham gia tích cực bảo vệ môi trường. II. Phương tiện dạy học. - Bản đồ thế giới hoặc bản đồ h 2.1 phóng to. - ảnh về người thất nghiệp. - ảnh về một vài đô thị lớn của các nước phát triển. III. Nội dung bài học. 1. Kiểm tra bài cũ:(5') ? Trình bày các ngành công nghiệp chủ yếu ở đới ôn hoà. ? Cảnh quan công nghiệp ở dới ôn hoà biểu hiện như thế nào? Các trung tâm công nghiệp thường được phân bố ở đâu? 2. Bài mới.(35') Hoạt động thày trò T/g Nội dung bài học ? Cho biết nguyên nhân nào cuốn hút người dân vào sống trong các đô thị ở đới ôn hoà? Tỉ lệ dân sống trong các đô thị như thế nào? - Sự phát triển mạnh của công nghiệp và dịch vụ. ? Tại sao cùng với việc phát triển công nghiệp hoá, các siêu đô thị cũng phát triển theo? ví dụ. - Do nhu cầu lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng. ? Hoạt động công nghiệp tập trung trên địa bàn thích hợp thì các đô thị có sự phát triển tương ứng như thế nào? ? Điều kiện của sự phát triển đó là gì? - Nhờ hệ thống giao thông hết sức phát triển. ? Quan sát H 16.1 Và 16.2- SGK cho biết trình độ phát triển đô thị ở đới ôn hoà khác với đới nóng như thế nào? biểu hiện? - Những toà nhà trọc trời, hệ thống giao thông ngầm, kho hàng, nhà xe dưới mặt đất... ? Đô thị hoá ở mức độ cao ảnh hưởng thế nào tới phong tục tập quán, đời sống tinh thần của cư dân , môi trường đới ôn hoà? ? Quan sát H16.3 và 16.4- SGK cho biết: - Tên hai bức ảnh là gì? - Hai bức ảnh mô tả thực trạng gì đang diễn ra ở các đô thị và siêu đô thị? ? Việc tập trung dân quá đông vào các đô thị và siêu đô thị sẽ nảy sinh những vấn đề gì đối với môi trường? ? H 16.3 và 16.4 mô tả những vấn đề gì của các đô thị? việc tập trung dân quá đông vào các đô thị nảy sinh vấn đề gì đối với môi trường? ? Dân đô thị tăng nhanh nảy sinh những vấn đề gì đối với xã hội? ? Việc mở rộng đô thị ảnh hưởng tiêu cực như thế nào trong canh tác nông nghiệp? ? Liên hệ ở đới nóng? ở Việt Nam? ? Để giải quyết vấn đề xã hội trong các đô thị cần có những giải pháp gì để giảm áp lực dân số? ? Thực tế một số nước đã tiến hành? ? Để phát triển kinh tế đồng đều, cân đối trong một quốc gia cần tiến hành như thế nào? ? Để xoá bỏ ranh giới nông thôn, thành thị, giảm các động lực tăng dân số trong các đô thị cần có giải pháp gì? 19' 16' 1. Đô thị hoá ở mức độ cao - Hơn 75% dân cư ở đới ôn hoà sống trong các đô thị. - Các thành phố lớn thường chiếm tỉ lệ lớn dân đô thị của 1 nước. - Các đô thị mở rộng, kết nối với nhau liên tục thành từng chùm đô thị, chuỗi đô thị. - Đô thị phát triển theo quy hoạch. - Lối sống đô thị đã phổ biến cả ở vùng nông thôn trong đới ôn hoà. 2. Các vấn đề của đô thị. a. Thực trạng. - Việc dân cư ngày càng tập trung vào sống trong các đô thị lớn đặt ra nhiều vấn đề: ô nhiễm không khí, nước, nạn ùn tắc giao thông. - Nạn thất nghiệp, thiếu nhân công trẻ có tay nghề cao, thiếu nhà ở, công trình phúc lợi. - Diện tích canh tác bị thu hẹp nhanh. b. Một số giải pháp tiến hành giải quyết. - Tiến hành quy hoạch lại đô thị theo hướng "phi tập trung". - Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh. - Chuyển dịch các hoạt động dịch vụ, công nghiệp đến các vùng mới. - Đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn. 3. Củng cố:(4') ? Đặc điểm của vùng đô thị hoá cao ở đới ôn hoà là gì? ? Thực tế ở nước ta, ngoài những vấn đề được nêu ở đới nóng đới ôn hoà còn những vấn đề nào nảy sinh trong các đô thị lớn hiện nay? 4. Dặn dò:(1') - Học bài, làm bài tập bản đồ - Sưu tầm các tranh ảnh về ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước. Chuẩn bị bài: ô nhiễm môi trường đới ôn hoà. III. Kết luận – kiến nghị. Trên đây là nội dung và phương pháp giảng dạy bộ môn khoa học Địa lý trong trường THCS, gắn việc giảng dạy kiến thức địa lý vào GDBVMT ở các khối lớp trong nhà trường bản thân tôi có nhiều cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để vận dụng bước đầu có thành công và đạt được kết quả trong quá trình giảng dạy và học tập của học sinh. - Học sinh hiểu kiến thức và vận kiến thức bằng chính sự hoạt động sáng tạo của mình, biết liên hệ, biết liên tưởng, hiểu vai trò của tự nhiên trong cuộc sống và phát triển kinh tế. - Các em nhận thức đúng trong vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. - Học sinh có vốn kiến thức khoa học ,vốn thực tế phong phú sinh động, yêu khoa học địa lí, yêu thiên nhiên đất nước và càng yêu thêm cuộc sống. Trong việc giảng dạy bộ môn khoa học địa lí nội dung GDBVMT vào giảng dạy bộ môn là thuận lợi, thích hợp đúng với mục tiêu yêu cầu giáo dục và thực hiện nội dung cải cách giáo dục hiện nay, nó có tác dụng và nâng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho thế hệ trẻ, những con người “ lao động, tự chủ,sáng tạo” có năng lực thích ứng với kinh tế thị trường, có năng lực giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống, góp phần tích cực thực hiện công nhiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Rất mong các bạn cùng bộ môn và ban giám khảo góp ý bổ sung nhiều ý kiến hay cho phần nội dung và phương pháp giảng dạy địa lí gắn với GDBVMT đạt kết quả tốt hơn trong các nhà trường THCS . IV. tài liệu tham khảo: 1. SGK, SGV địa lý 6,7,8,9 NXB giáo dục. 2.Tài liệu về giáo dục bảo vệ môi trường trong môn địa lí THCS ( NXB giáo dục ) 3.Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí THCS (NXBGD) 4. Địa lý đại cương Việt Nam tập 1,2 ( ĐHSP Hà Nội) 5. Giáo dục môi trường thế giới. ( ĐHSP Hà Nội) 6. Tài nguyên du lịch( Bùi Hải Yến chủ biên- NXB giáo dục) 7. Môi trường và phát triển bền vững( Nguyễn Đình Hoè chủ biên) 1V.Phụ lục Mục lục trang I. Phần mở đầu I.1. Lí do chọn đề tài I.2. Mục đích nghiên cứu I.3. Thời gian nghiên cứu I.4. Đóng góp mới về mặt lí luận thực tiễn II. Phần nội dung II.1. Chương1 : Tổng quan II.2. Nội dung vấn đề nghiên cứu II.2.1. Phương pháp giảng dạy bộ môn............. II.2.2. Vận dụng nội dung phương pháp............ III. Kết luận kiến nghị IV. Tài liệu tham khảo 1- 4 4-5 5 5 5-9 9 9 9-19 19 20

File đính kèm:

  • docchuyen de moi truong 20102011.doc
Giáo án liên quan