Đề tài Thao tác hoá các hoạt động học của học sinh trong dạy học toán

Mục đích của việc dạy học nói chung cũng như việc dạy học toán là sao cho tất cả học sinh đều hoạt động để chiếm lĩnh tri thức và thực hành tri thức. Đây là một trong những định hướng quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học toán ở tiểu học và cũng là cách dạy học tiên tiến, nó bám sát nguyên tắc : “DẠY HỌC THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG BẰNG TAY” của bản thân TỪNG học sinh.

 

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thao tác hoá các hoạt động học của học sinh trong dạy học toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ phải làm những việc chính quan trọng mà thôi .Bên cạnh đó, học sinh cũng cần rèn luyện kĩ năng thao tác các đồ dùng học tập. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ TIẾN HÀNH THAO TÁC HOÁ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH KHI HỌC TOÁN Việc thao tác hoá các hoạt động học của học sinh rất đa dạng và phong phú trong mỗi tiết dạy khác nhau thì cách thức thao tác cụ thể khác nhau .Chung quy lại trong chương trình Toán 2 có một số loại hình thao tac cụ thể sau : -Thao tác bằng tay trên đồ dùng : dây là thao tác được học sinh thực hiện trên bộ đồ dùng học toán trên cơ sở giáo viên hướng dẫn học sinh thao tác hoặc giáo viên thao tác mẫu học sinh thao tác theo . - Thao tác bằng tay viết trên vở ,bảng con , phiếu học tập , giấy nháp .Hình thức thao tác này được thực hiện trong những trường hợp sau : . Thực hành thao tác trên đồ dùng và ghi kết quảtìm được vào phiếu học tập như khi lập bảng cộng ,bảng nhân . . Học sinh ghi lại kết quả nhận xét của mình khi giáo viên trình bày đồ dùng như khi giáo viên trình bày những hình vuông biểu diễn số tự nhiên , học sinh đọc số và ghi số đó vào bảng con hoặc vở . . Học sinh thao tác viết khi nhận một số lệnh của giáo viên như khi dạy học về phân số . .Học sinh thao tác khi thực hành luyện tập . Để cụ thể hoá hơn việc thao tác hoá các hoạt động học của học sinh ,sau đây tôi xin trình bày cách thao tác trong các kiến thức toán chương trình Toán 2 1.Thao tác hoá các hoạt động học khi dạy học các phép tính về số học a) Phép cộng . Bước 1 . Giáo viên và học sinh cùng chuẩn bị thẻ 10 que tính và các que tính rời ,học sinh sẽ nhặt một số que tính ở một nhóm que tính rời bỏ sang nhóm que tính rời kia để được một chục que tính . Sau đó tính tổng số chục que tính và số que tính rời để hình thành nên phép cộng. Bước 2. Giáo viên thực hiện lại que tính trên bảng từ , hướng dẫn cách đặt tính rồi. Học sinh thực hiện lại cách đặt tính vào bảng con rồi tiến hành tính .Giáo viên củng cố lại và giúp học sinh nêu cách tính . Học sinh đọc lai cách thực hiện phép tính cộng theo cột dọc . b) Phép trừ Đối với phép trừ thì các bước thao tác và sử dụng đồ dùng tương tự gần giống với phép cộng. c) Phép nhân Bước 1 . Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ra 5 hình vuông mỗi hình vuông có 2 chấm tròn rồi hình thành phép tính cộng 2+2+2+2+2=10 (học sinh làm phép tính cộng vào vở hay giấy nháp ). Bước 2 . Học sinh đọc câu hỏi : 2 lấy mấy lần ? Đếm số lần 2 và trả lời ghi vào vở: 2 lấy 5 lần . Giáo viên giới thiệu 2+2+2+2+2=10 là tổng các số hạng bằng nhau ta có thể chuyển thành phép nhân 25=10 Đọc là Hai nhân năm bằng mười . Dấu đọc là dấu nhân Bước 3 . Học sinh viết vào bảng con 25=10 Đọc : Hai nhân năm bằng mười ,chỉ dấu,đọc : dấu nhân . Khi dạy cho học sinh hình thành bảng nhân thì cho học sinh lần lượt lấy ra các chấm tròn và viết phép tính nhân và tính trên cơ sở phép cộng các số hạng bằng nhau . d)Phép chia * Bước 1.Học sinh lấy ra 6 hình vuông .Giáo viên yêu cầu học sinh chia số hình vuông thành 2 phần bằng nhau . Giaó viên hỏi mỗi phần có mấy hình vuông? Học sinh nói kết quả và ghi vào bảng 3 hình vuông . Giáo viên ghi 6:2 = 3 đọc là sáu chia cho hai bằng ba. * Bước 2. Học sinh ghi lại vào bảng 6 : 2 = 3 đọc sáu chia cho hai bằng ba, chỉ dấu : đọc dấu chia. Khi xây dựng bảng chia cho học sinh giáo viên dựa vào phép nhân để xây dựng phép chia cho học sinh trên cơ sở phép chia là phép tính ngược lại của phép nhân có nghĩa là tìm thừa số chưa biết, để học sinh tự xây dựng bảng chia 2.Một số thao tác khi dạy số tự nhiên và phân số Trong chương trình Toán 2 , hình thành cho học sinh về số tự nhiên có ba chữ số là củng cố các kiến thức về hàng đơn vị , hàng chục, mở rộng thêm hàng trăm để xây dựng dãy số tự nhiên từ 1 đến 1000.Thao tác trong các tiết dạy co thể lam như sau : Cho học sinh lấy ra các ô vuông biểu diễn các số hàng đơn vị ,viết bảng con và đọc các số đó để hình thành các số hàng đơn vị . Học sinh lấy ra thẻ hính vuông biểu diễn 1 chục rồi đếm từ 1 đến 10 rồi viết 10 vào bảng .Giáo viên giới thiệu 10 đơn vị bằng chục.Học sinh viết tiếp voa bảng con 10 đơn vị = 1 chục đọc mười đơn vị bằng một chục . Học sinh lấy các thẻ biểu diễn số chục rồi đếm từ 1chục đến 10 chục rồi viết 10 chục .Giáo viên giới thiệu 10 chục bằng 1 trăm . học sinh viết bảng con 10 chục= 100 rồi đọc mười chục bằng một trăm . Tiếp tục như vậy để giơi thiệu 10 trăm = 1 nghìn . sau khi đã hình thành cho học sinh được các số tự nhiên có ba chữ số đẻ củng cố thêm vững chắc giáo viên lấy ra các hình vuông biểu diễn số để học sinh viết và đọc số ; giáo viên viết số lên bảng để học sinh đọc và lấy số hình vuông tương ứng ; giáo viên đọc số để học sinh viết ,đọcvà lấy ra số ô vuông tương ứng . Trong mỗi bài dạy về số tự nhiên giáo viên hình thành dãy số tự nhiên bằng các kĩ năng đếm thêm ,điềân số vào tia số . Khi dạy về phân số ,để học sinh tìm được một phần mấy của các phần tử trong một tập hợp . Học sinh thực hiện các bước sau : . Đếm số phần tử có trong tập hợp . . Chia số phần tử đó cho số phần . . Khoanh số phần tử trong trong tập hợp đó bằng số thương vừa tìm được . Để luyện tập được nhiều ta cho học sinh làm bảng con theo các lệnh , Ví dụ : Chấm vào bảng con 6 chấm tròn . Khoanh vào để có 1/3 số chấm tròn . Học sinh có nhiều cách làm rất đa dạng và phong phú trong đó có nhiều cách làm rất gây ấn tượng . Dạy về đại lượng Chương trình Toán 2 có các đại lượng đo khối lượng (kg),đo độ dài ( mm ; cm ; dm ; m ; km ), đo thời gian giờ ; phút ,đo dung tích lít . Mục tiêu của việc dạy về đại lượng ,hình thành khái niệm về đại lượng ,kí hiệu của đại lượng ,quan hê giữa các đơnvị trong đại lượng . Để hình thành khái niệm về đối tượng ,học sinh phải trực tiếp tham gia quan sát ,thao tác nghiên cứu khám phá đối tượng để tìm ra bản chất của đối tượng . Chẳng hạn khi dạyvề đơn vị đo độ dài ,các đơn vị nhỏ học sinh có thể trực tiếp quan sát , đo đếm và ghi kết quả .Nhưng đối với đơn vị có kích thươc lớn như km học sinh không thể trực tiếp đo đếm được .Để hình thành biểu tượng km ta có thể dựa trên đếm và so sánh gián tiếp . Giáo viên giới thiệu đơn vị ki –lô – mét , ki-lô-mét viết tắt là km học sinh đọc đồng thanh lại . Giáo viên trình bày cây thước mét cho học sinh quan sát và viêt bảng con 1m đọc một mét . Giáo viên nêu : chiều dài phòng học khoảng 10m .Học sinh đếm 1m ; 2m ; … ; 9m; 10m viêt bảng con 10 m .Giáo viên :từ lớp học đến hội trường thôn khoảng 100 m .Học sinh đếm 100 m ; 200 m ; … ; 900m ; 1000 m ghi xuống dòng dưới 1000m. Giáo viên giới thiệu một nghìn mét bằng một km . Học sinh ghi tiếp 1000m= 1km và đọc .Giáo viên ghi bảng 1km = 1000 m .Học sinh làm theo 1km=1000m và đọc lại . Trên đây chỉ là một số ví dụ cụ thể trong khi thao tác hoá các hoạt động học của học sinh trong quá trình dạy học . Khi vận dụng nguyên lý này vào việc dạy học người thầy giáo cần vận dụng linh hoạt sáng tạo để làm sao tất cả các kiến thức mới và bài tập thực hành đều được cụ thể hoábằng các thao tác hoạt động của học sinh . KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI ĐÃ ỨNG DỤNG NĂM HỌC 2004-2005 Khi dạy học toán theo phương pháp thao tác hoá các hoạt động của học sinh ơ lớp 2 E ,tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú và say mê học toán .kết quả về môn toán nâng lên nhiều ,cụ thể theo kêt quả từng kì như sau : Số học sinh Xếp loại Đầu năm Giữa kì I Học kì I Giữa kì II Giỏi 0 4 7 9 Khá 6 9 9 10 Trung bình 15 10 8 6 Yếu 7 5 4 3 Một số học sinh đã có tiến bộ vượt bậc như : Y Dru , H Chuyên từ học sinh yếu môn toán đã vươn lên được khá giỏi toán . Nhiều học sinh trung bình và khá vươn lên Vươn lên thành học sinh giỏi toán như :Y Phi ,Y Pha , Y Sê Mơn , H Nê , H Brơ , H Blung . BÀI HỌC KINH NGHIỆM Về tư tưởng chính trị ; phải có tư tưởng chinh trị vững vàng tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước trong công tác giáo dục và đào tạo . Hết lòng yêu nghề mến trẻ ,nhiệt tình trong công tác ,có tinh thần trách nhiệm ,năng động sáng tạo . Phải có kiến thức vững chắc về môn toán ; các quan điểm của toán học hiện đại được trình bày trong chương trình toán tiểu học băng các kiến thức cổ truyền gần gũi với đời sống hàng ngày của các em học sinh . Vì vậy người thầy giáo phải hiểu sách giáo khoa toán một cách chắc chắn theo quan điểm của toán học hiện đại để từ đó cụ thể hoá bằng các thao tác trong hoạt động nhận thức của học sinh . Về kĩ năng ; phải tích cực rèn luyện tham gia dự giờ thao giảng để học hỏi và rèn luyện kĩ năng và phương pháp lên lớp . Trên đây là một số suy nghĩ và thực hiện của bản thân chăc chắn không tránh khỏi những sai sót tôi mong muốn các đồng nghiệp góp ý kiến để sáng kiến này phát huy tác dung được tốt hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn .

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem day toan 2.doc