MỤC LỤC
Trang
Lời giới thiệu 2
Chương I-NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN KINH TẾNHẬT BẢN
THỜI KỲ1952-1973. 3
Chương II- NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰPHÁT TRIỂN
THẦN KÌ CỦA NỀN KINH TẾNHẬT BẢN NĂM 1952 - 1973.
I- Những di sản từtrước chiến tranh. 6
II-Cải cách kinh tế. 7
III- Những nhà kinh doanh xí nghiệp tích cực 9
IV-Lực lượng lao động ưu tú. 10
V-Sựhợp tác chủthợ. 10
VI- Lãnh đạo tài ba. 11
VII- Đổi mới kỹthuật. 12
VIII- Tỷlệtiết kiệm cao và ngân hàng cho vay tích cực. 13
IX- Sựkết hợp giữa thịtrường với kếhoạch. 14
X- Môi trường quốc tếhoà bình. 15
XI- Chi phí quốc phòng ít. 15
XII-Ổn định chính trịvà xã hội. 16 1
XIII- Tưtưởng trong tăng trưởng kinh tế. 17
XIV-Cơcấu hai tầng. 18
XV- Chính sách mởcửa và phát triển khoa học kỹthuật. 20
XVI- Tính cách của nhân dân Nhật Bản. 20
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ÁP DỤNG VÀO VIỆT NAM. 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2278 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên, các nhà khoa học được cử ra
nước ngoài học tập và nghiên cứu cao nhất, nhì thế giới. Ngày nay ở nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực, NB đã vượt xa nhiều nước trong việc sử dụng các tri
thức khoa học vào sản xuất và đời sống.
5/ Sáng tạo.
Tính sáng tạo là một phẩm chất gắn liền với lòng ham mê lao động của
người NB, cũng có thể nói rằng người NB luôn luôn ham mê sáng tạo. Đức
tính này đòi hỏi một cách tư duy tích cực một óc tưởng tượng phong phú.Ở
NB quan niệm về sáng tạo được hiểu một cách rộng rãi và mang ý nghĩa thực
tiễn. Nó không chỉ giới hạn trong phạm vi tạo ra những gì hoàn toàn mới mẻ
mà bao hàm cả việc cải tiến những gì đã có cho ngày một hoàn thiện hơn.
Nhận thức này có ý nghĩa thật to lớn đối với sự phát triển của NB nói chung
và đối với sự phát triển kinh tế nói riêng.
6/ Ham mê lao động :
27
Ở NB lao động thật sự vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi không ai có thể
thoái thác. Người NB đã có ý thức sâu sắc rằng nhờ có lao động mà con người
và xã hội mới tồn tại và phát triển. Bởi vậy lao động được đánh giá là một nét
tính cách cơ bản của mỗi con người chân chính. Người ta có thể không yêu
lao động, cần cù lao động. Tuy nhiên để có được những phẩm chất ấy lại là
một điều hết sức khó khăn và phức tạp, thật đáng ca ngợi khi những phẩm
chất ấy đã trở thành những nét tính cách nổi bật mang tính truyền thống của
dân tộc NB. Lòng ham mê lao động đã dựa trên những cơ sở vững chắc của ý
thức kỷ luật để phát triển năng lực cá nhân phục vụ cho sự nghiệp phát triển
kinh tế của đất nước. Thời gian thực tế của mỗi người bao giờ cũng nhiều hơn
thời gian lao động quy định. Với lòng ham mê lao động như thế, cường độ và
nhịp điệu lao động như thế, nền kinh tế NB đã phát triển tới mức làm cho cả
thế giới phải khâm phục và học hỏi.
28
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I/ Những đặc điểm của Việt Nam:
- Tiềm năng chủ yếu của Việt Nam là nguồn lao động dồi dào và giá rẻ. Tài
nguyên thiên nhiên cũng đều ít ỏi về chủng loại, hạn chế về trữ lượng,
không đủ để xây dựng cơ cấu công nghiệp đồng bộ, thậm chí không đủ để
phát triển một ngành công nghiệp khai thác đóng vai trò chủ lực trong tích
luỹ cho công nghiệp hoá quốc gia.
- Việt Nam trải qua thời kì dài trong quá khứ là nước thuộc địa phụ thuộc,
trình độ phát triển thấp, nghèo nàn lạc hậu là phổ biến, bị chiến tranh khốc
liệt tàn phá nặng nề.
- Nền kinh tế VN mang tính chất nông nghiệp là chủ yếu, lại ở trình độ thô
sơ về phương tiện sản xuất, dân số đông, diện tích đất canh tác trên đầu
người quá nhỏ, điều kiện thời tiết không thuận hoà, quy mô đất quá manh
mún không đủ để tổ chức sản xuất lớn đạt hiệu qủa cao…Trong khi đó,
các ngành công nghiệp địa phương chỉ thoả mãn nhu cầu nội địa nên
không có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới. Điều đó đã
tác động xấu đến tích luỹ và tái sản xuất mở rộng, cán cân thanh toán
không được cải thiện, kìm hãm sự phát triển và mở rộng kỹ thuật dẫn đến
kìm hãm sức sản xuất. Tóm lại nền kinh tế VN ở trong tình trạng trì trệ.
II/ Những biện pháp:
- Tăng trưởng kinh tế là biểu hiện cao nhất của nền kinh tế năng động, là kết
quả tổng hợp của các nhân tố trong quá trình sản xuất xã hội. Do vậy,
muốn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì phải có đủ các yếu tố và
biết kết hợp chung một cách hài hoà.Thế mạnh là lao động nhưng nếu
không có chính sách kinh tế vĩ mô cũng như vi mô đúng để khai thác thế
mạnh thì không đạt được kết quả mong muốn. Tất cả các nguồn lực cần
được phân bổ hợp lí, đem lại hiệu quả tối đa, người lao động được đóng
29
góp và hưởng thụ đúng như phần đóng góp của họ. Một cơ cấu kinh tế hài
hoà cân đối sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đồng thời tạo được
sự ổn định xã hội có lợi cho tăng trưởng. Do vậy chiến lược tăng trưởng
nhanh sẽ trở thành cầu nối để các quốc gia lạc hậu bước ra khỏi tình trạng
nghèo khổ, dần dần vươn đến văn minh và tiến bộ xã hội.
- Để duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh cần phải có năng lực chính phủ
đủ mạnh, nghĩa là cần một chính phủ có tổ chức gọn nhẹ, điều hành hoạt
động với hiệu suất cao, biết dẫn dắt mọi hoạt động kinh tế đi vào đúng quỹ
đạo, chống đỡ một cách có hiệu quả với những khó khăn bất thường xảy ra
biết tạo ra một môi trường hoạt động kinh tế – thương mại thuận lợi cho
mọi thành phần trong xã hội. Chính phủ đó, hơn tất cả mọi yêu cầu, biết
cách can thiệp như thế nào đối với hoạt động kinh tế; việc định hướng
đúng vai trò, can thiệp của nhà nước sẽ có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát
triển. Mô hình kết hợp giữa chủ trương để mặc tư nhân với điều tiết có
chọn lựa của nhà nước ở VN là một điển hình đối với các nước đang phát
triển trên con đường công nghiệp hoá của mình.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là kết quả của qúa trình công nghiệp hoá
mở cửa – xu hướng tích cực để các nước chậm tiến hoà nhập và phát triển
theo kịp trình độ văn minh thế giới. Mặc dù có lao động giá rẻ nhưng nhìn
chung VN đều là quốc gia có quy mô dân số trung bình. Nguồn tài nguyên
thiên nhiên tương đối nghèo nàn không thể làm chỗ dựa ban đầu thuận lợi
cho công nghiệp hoá. Vì vậy, hướng về xuất khẩu dường như là yêu cầu
bắt buộc đặc biệt vào thời kì đầu tích luỹ vốn cũng như tích luỹ kinh
nghiệm cấn thiết cho các chương trình mở rộng về sau này.
- Sau khi quyết định mở cửa, các quan hệ kinh tế đối ngoại của một nước
chậm tiến cần được triển khai từng bước từ thấp đến cao, trước tiên phải
đáp ứng đòi hỏi của phân công lao động và hợp tác quốc tế với các nước
có tiềm lực công nghiệp lớn và giàu có hơn là với các nước nghèo. Cố
30
nhiên, trong quá trình này, nước nghèo có thể phải trả một giá nhất định,
có thể phải đi đường vòng hơn là đường thẳng nhưng không vì thế mà thay
đổi định hướng lâu dài của mình.
- Công nghiệp hoá gắn liến với sự hình thành cơ cấu công nghiệp và kinh tế
xã hội mới trong đó năng suất lao động cao hơn. Để đạt được mục tiêu
này, căn cứ để lực chọn kỹ thuật công nghệ không thể dựa trên nền tảng
nào khác là nó phải phù hợp vơí trình độ dân trí, kỹ thuật thích hợp cần
được coi trọng không kém việc quy định vốn lớn và sức lao động dồi dào.
Trong nhiều trường hợp, rõ ràng là bí quyết công nghệ đóng vai trò quan
trọng hơn vốn, nó quyết định khả năng cạnh tranh và tốc độ tăng trưởng.
Mở cửa và hội nhập quốc tế, tranh thủ điều kiện thuận lợi của quốc tế để
phát triển đất nước thông qua các chính sách thương mại và đầu tư.
- Xoá bỏ cơ chế kinh tế tập trung chống độc quyền trong kinh doanh.
- Thực hiện giao đất cho nông thôn. Việc giao đất lâu dài cho nông dân đã
chuyển sở hữu ruộng đất cho nông dân trực tiếp canh tác, kích thích sản
xuất, đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp để
nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Tập trung phát triển công nghiệp. Đầu tư lớn vào các ngành công nghiệp
nặng và các ngành sử dụng cường độ lao động cao.
- Trình độ công nghiệp phải hiện đại. Mô hình quản lí xí nghiệp tương đối
hoàn chỉnh, chi phí ít, năng suất lao động cao, chất lượng tốt để sức cạnh
tranh hàng hóa của VN trên thị trường quốc tế cao.
- Chính sách của VN vừa hướng về xuất khẩu, vừa thay thế nhập khẩu nhằm
khai thác lợi thế so sánh.
- Nhanh chóng hoàn thành thời kì tự do hoá thương mại và đầu tư.
- Phải tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
31
- Đổi mới và đơn giản hoá các thủ tục đầu tư (thay thê nghị định 20/CP bằng
nghị định 87/CP) giao quyền nhiều hơn cho các cơ quan có liên quan đến
xét duyệt dự án đầu tư đồng thời giao quyền chủ tịch UBND Tỉnh, Thành
Phố, Trưởng ban quản lí, các khu công nghiệp được cấp phép đầu tư.
- Nhanh chóng giải quyết các vấn đề phát sinh khi thực hiện luật đầu tư
nước ngoài.
- Ban hành một số chính sách khuyến khích nội địa hoá sản phẩm. Từng
bước tạo ra mặt bằng pháp luật và áp dụng chính sách thuế, các loại giá cả
dịch vụ (thuế đất, điện, nước, bưu chính) đối với các nhà đầu tư vào trong
nước.
- Giảm thuế thu nhập, giảm hoặc bỏ thuế nhập khẩu, nguyên vật liệu và thiết
bị chuyên dùng phục vụ cho việc sản xuất và xuất khẩu.
- Khuyến khích đầu trong nước bằng biện pháp hỗ trợ vốn đầu tư nhà nước
thông qua quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia.
- Mở rộng thị trường vốn thông qua các hình thức huy động vốn như liên
doanh, liên kết, góp phần bảo hiểm song song với việc phát triển thị trường
vốn ngắn hạn, xúc tiến việc làm thành lập và phát triển thị trường vốn
trung hạn và dài hạn, đặc biệt là thị trường mua bán cổ phiếu, trái phiếu,
tiến tới lập thị trường chứng khoán.
Đất nước ta phát triển đi lên được trước hết tuỳ thuộc vào đường lối chính
sách của Đảng và Nhà nước và sau đó phải có năng lực trí tuệ bản thân và
phải học hỏi kinh nghiệm của các nước khác. Đặc điểm phát triển kinh tế
của mỗi nước là những bài học kinh nghiệm cho chúng ta học hỏi, từ đó ta
có thể tránh được những sai lầm mà các nước khác vấp phải đồng thời học
hỏi được những cái hay để từ đó có thể áp dụng vào nền kinh tế VN phù
hợp với hoàn cảnh, điều kiện đất nước.
32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.PGS-PTS Lê Văn Sang:”Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật
Bản giai đoạn”thần kỳ”và Việt Nam thời kỳ”đổi mới”.Nhà xuất bản chính trị
quốc gia.1999
2.Juro Teranishi và Yutaka Kosai :”Kinh nghiệm cải cách kinh tế của Nhật
Bản”.Trung tâm kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương . Nhà xuất bản khoa học
xã hội-Hà Nội .1995
3.Lê Văn Sang:”Kinh tế Nhật Bản giai đoạn thần kỳ “. Viện Kinh tế thế giới,
Hà Nội, 1998.
4.Dương Bá Phương-Nguyễn Đình Long:”Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội “, Tạp chí cộng sản, số 6-1996.
5. Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1996.
6. Nguyễn Trần Quế:”Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam”,
Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 6-1997.
7. Trịnh Huy Quách:”Bàn về công bằng trong thu nhập và ảnh hưởng của nó
đến tăng trưởng kinh tế “ , Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 4-
1996.
33
File đính kèm:
- Su Phat Trien Than Ky Cua Nhat Ban.pdf