Đề tài Sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa” Để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Kể chuyện

Trong tình hình giáo dục hiện nay ở nước ta, để đuổi kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới, nền giáo dục phải có từng bước đổi mới .Về nội dung chương trình, SGK ở cấp Tiểu học, việc đổi mới nhằm mục đích phát huy tính sáng tạo của học sinh trong từng môn học để học sinh nắm kiến thức vững vàng, rèn tập các kỹ năng thực hành trong thực tế. Bản thân tôi nhận thấy cấp tiểu học là nền tảng kiến thức cho các lớp trên, do đó yêu cầu người giáo viên phải phải có óc tổ chức, có phương pháp giảng dạy, truyền đạt để học sinh phát huy được tính tích cực của mình và tự học, tự kể chuyện, tự thu nhận kiến thức trong các môn học

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa” Để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Kể chuyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học sinh sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa để giúp học sinh lớp Một tích cực trong khi học tiết Kể chuyện phải thường xuyên thì các em mới đạt kết quả tốt và giúp các em đạt kết quả cao hơn ở các tiết học, môn học khác. Môn Kể chuyện là tiền đề cho việc mở rộng mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ, nó giúp cho việc kể chuyện, giáo tiếp hằng ngày của các em đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em. Vì lẽ đó mà các phụ huynh cần xác định trọng tâm học tập của các em, cần quan tâm, nhắc nhở, thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở các em ở nhà. 4.Tổ chức thực hiện tiết dạy : a.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài cũ là công việc thường xuyên của giáo viên, thuộc bài, trả bài là trách nhiệm của học sinh. Do vậy đối với công việc này tôi luôn luôn chú trọng nhằm kiểm tra kiến thức cũng như đánh giá khả năng tiếp thu của từng em học sinh và tính tự học của từng em để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục, giúp cho các em học tốt hơn. Đồng thời, đó cũng là biện pháp để tự kiểm tra phương pháp giảng dạy, truyền đạt kiến thức của mình đối với học sinh, qua đó tìm ra các phương pháp giảng dạy thích hợp hơn. Đối với việc kiểm tra bài cũ của phân môn Kể chuyện, tôi cho các em nhìn tranh trong sách giáo khoa và đặt tên cho mỗi bức tranh dưới hình thức một cụm từ sau đó yêu cầu học sinh ( gọi tên và chỉ định) ghép thẻ từ hay câu vào bức tranh tương ứng rồi kể lại chuyện theo tranh. Ví dụ ; Câu chuyện về Thỏ và Rùa – tôi đưa 4 bức tranh thể hiện câu chuyện giữa Thỏ và Rùa cùng với các câu “ Rùa trả lời ra sao?” ; “Rùa đang làm gì?”; “Thỏ nói gì với Rùa?”… để học sinh tự ghép câu và kể lại một đoạn câu chuyện trên mà bức tranh đã thể hiện. Để học sinh dễ dàng nhận biết nội dung của bức tranh tôi nêu một chi tiết bức tranh thuộc đoạn nào của câu chuyện nhằm giúp cho học sinh động não, suy nghĩ và suy luận để lựa chọn bức tranh có nội dung thích hợp. Có thể phân thành nhóm để các em thảo luận, lập luận với nhau để chọn hình ảnh thích hợp với nội dung và cử ra một em đại diện kể lại nội dung của bức tranh thuộc nhóm mình cho giáo viên kiểm tra. Với cách kiểm tra bài cũ này, tôi thấy các em thích thú, không khí học tập sổi nổi hẳn lên, các em mạnh dạn trao đổi và đưa ra quan điểm của mình một cách cụ thể và đặc biệt là giúp cho các em nhớ bài, nhớ lời thoại của các nhân vật rất lâu. b. Giới thiệu bài mới : Đối với học sinh lớp Một, tuy các em mới lần đầu tiếp xúc với kiến thức nhưng ở các em có một sự nhiệt tình và ham học hỏi, đây chính là thuận lợi rất lớn đối với công tác giảng dạy, truyền đạt kiến thức của giáo viên. Do vậy đối với môn Kể chuyện tôi cố gắng tìm kiếm nhiều tranh ảnh phù hợp với nội dung câu chuyện của bài mới để các em nhìn trước. Khi cho các em nhìn tranh, tôi thường giới thiệu vắn tắt nội dung và ý nghĩa của câu chuyện mới, sau đó cho học sinh nhìn 4 bức tranh được in trong sách giáo khoa mà tôi phóng to để treo trên bảng đen trước lớp. Từ nội dung mà tôi đã tóm tắt, tôi để cho học sinh tự phỏng đoán diễn biến hay phỏng đoán kết luận. Ví dụ : Tôi hỏi học sinh: “ Trong thế giới động vật, giữa con Thỏ và con Rùa thì con vật nào chạy nhanh hơn?” “vậy trong câu chuyện mà cô vừa kể tóm tắt thì giữa Thỏ và Rùa diễn ra cuộc thi tài như thế nào?” ai chạy nhanh hơn ? vì sao Rùa lại thắng Thỏ?...Sau khi học sinh phỏng đoán, tôi bắt đầu kể chi tiết câu chuyện để các em tự xem thử phỏng đoán của mình có đúng với nội dung câu chuyện không và hỏi các em: “ Câu chuyện cô vừa kể đã cho chúng ta bài học gì? (tôi nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục của câu chuyện và giải thích cho các em hiểu để các em nhớ bài). Sau đó tôi cho các em tiếp tục nhìn tranh và đếm số lượng nhân vật, gọi tên các nhân vật và ghép từ lên các nhân vật để nhận biết nhân vật cụ thể tham gia vào nội dung câu chuyện. Tiếp tục tôi cho học sinh xem tranh số 1 và tranh số 4 ( trong 4 bức tranh liên hoàn in trong sách giáo khoa) để các em có thể kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách diễn đạt của các em, bên cạnh đó có sự gợi ý của giáo viên từng chi tiết trong câu chuyện nhằm giúp các em thuộc câu chuyện ngay tại lớp. Thông thường sau khi kể câu chuyện lần thứ hai tôi cho các em quan sát từng tranh và nêu câu hỏi đã ghép dưới bức tranh để các em kể lại thứ tự từng đoạn dựa theo tranh. Công việc này giúp học sinh hiều và nắm được toàn bộ nội dung câu chuyện, có thể liên hệ thêm thực tế đơn giản để các em dễ hiểu. Sau mỗi đoạn tôi dừng lại và cho 2 hoặc 3 em trả lời câu hỏi . Đối với những đoạn tiếp theo tôi cũng làm như vậy, đồng thời kết hợp cho các em ghép từ hoặc ghép câu vào dưới từng bức tranh với nội dung phù hợp. IV.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Khi thực hiện các giải pháp trên tôi thấy không khí học tập trong lớp sôi nổi hẳn lên, các em tập trung và hứng thú hơn, khả năng nhớ bài của các em được thể hiện rõ, các em thuộc câu chuyện rất nhanh. Qua việc kể chuyện, giúp cho học sinh tự tin hơn trong học tập, đồng thời rèn kỹ năng nói, kỹ năng phát âm và mạnh dạn trong phát biểu xây dựng bài, tiết học đạt chất lượng, yêu cầu sư phạm như mong muốn được thể hiện cụ thể qua bảng thống kê sau : Trước khi áp dụng giải pháp Sau khi áp dụng giải pháp Kể được câu chuey65n thành thạo trôi chảy 3 – 8,3% 10 - 27.8% Kể được câu chuyện nhưng còn ngập ngừng 21 – 58,3 % 24 – 66,7% Kể được một đoạn ngắn của câu chuyện 12 – 33,4% 2 – 5,5 % Sau mỗi tiết học, khoảng gần 95% học sinh trong lớp tôi đều nhìn tranh và kể được chuyện, thể hiện được cách diễn đạt trọn vẹn nội dung câu chuyện. Đối với từng tiết học, tôi hướng dẫn và gợi ý theo từng bức tranh để học sinh phát huy được tính tích cực, tạo điều kiện cho các em thường xuyên rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và mạnh dạn hơn trong giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên. Thông qua các giải pháp trên đã tăng cường sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh trong môi trường giáo dục, giúp cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa để giúp học sinh tự học môn kể chuyện ở nhà. V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua nhiều năm áp dụng “ Sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa”để giúp học sinh lớp Một học tốt môn Kể chuyện.” tôi rút ra một số kinh nghiệm sau : Trước hết cần tiến hành tốt việc tổ chức cho học sinh tự học và sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa để giúp học sinh hiểu được nội dung câu chuyện một cách sâu sắc và kể được câu chuyện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên pảhi chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ theo đúng hướng dẫn của sách giáo khoa và phải có các bức tranh phóng to treo trên bảng để các em ở cuối lớp nhìn thấy rõ, phải chuẩn bị đầy đủ các câu hoặc thẻ từ để cho học sinh tự ghép và dưới các bức tranh thích hợp. Cần xem việc học và sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa là việc làm thường xuyên và cần thiết, đồng thời biết kết hợp với tất cả các môn học khác. Giáo viên phải có sự chuẩn bị cho tiết học thật tốt, nghiên cứu kỹ nội dung câu chuyện và phải thường xuyên rèn kỹ năng kể chuyện để học sinh học tập, phải biết sử dụng kỹ thuật kể chuyện có cảm xúc, ngắt câu hoặc nhấn mạnh từ để tạo sự sinh động cho câu chuyện. Thường xuyên tham khảo tài liệu, thường xuyên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm ở các tiết dự giờ của các giáo viên đồng nghiệp để nâng cao tay nghề chuyên môn. Kịp thời và nhẹ nhàng uốn nắn, sửa sai những em phát âm chưa chuẩn xác, đồng thời biểu dương khen ngợi những em tích cực, mạnh dạn, kể chuyện đúng trong các tiết học để động viên tinh thần hăng say học tập của học sinh. Giáo viên phải hết sức chú ý khi đặt câu hỏi cho học sinh dựa vào sự thể hiện của tranh ảnh trong sách giáo khoa như : Nêu cậu hỏi cần phải để học sinh trả lời qua từng bức tranh, tránh đặt câu hỏi “có, không” vì đối với dạng câu hỏi này sẽ làm cho các em trả lời theo quán tính, đoán mò và lười suy nghĩ. Giáo viên luôn tạo sự cởi mở, thoải mái tinh thần giảng dạy và học tập trong lớp để tránh cho học sinh không bị căng thẳng, nhằm làm cho học sinh học tập tập trung và say mê hơn. Khi áp dụng các giải pháp này vào phân môn Kể chuyện tôi nhận thấy học sinh học tập tốt hơn so với khi chưa áp dụng, khả năng nhớ bài, khả năng phát âm và dùng từ của học sinh được chính xác hơn, các em biết vận dụng ngôn ngữ linh hoạt và phong phú hơn và đặc biệt là các em đã tỏ ra mạnh dạn, tự tin khi phát biểu trước tập thể lớp, trước giáo viên. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một giải pháp nhỏ mà tôi đã nghiên cứu và vận dụng trong lớp do tôi chủ nhiệm đối với phân môn kể chuyện. Kính mong Ban giám hiệu, các giáo viên đồng nghiệp góp ý để nội dung của giải pháp này thêm chặt chẽ và khoa học hơn. Ngày 01 tháng 4 năm 2009 Người viết

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem lop 1(1).doc