Phương pháp sử dụng bản đồ là phương pháp dạy học truyền thống đặc trưng cho bộ môn Địa lý. Bản đồ là một trong những phương tiện hỗ trợ rất đắc lực, là hình ảnh trực quan, vừa có chức năng minh hoạ, vừa có chức năng nguồn tri thức. Vì vậy trong dạy học giáo viên có thể sử dụng bản đồ để minh hoạ, chỉ rõ sự phân bố các sự vật, hiện tượng địa lý trên bản đồ hay phân tích nội dung bài học, giải thích các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí để làm rõ hơn, sinh động hơn nội dung bài giảng. Tuy nhiên những hình ảnh đó, những đặc điểm, sự vật, hiện tượng trên được GV truyền đạt đến HS, để HS nắm vững hơn, nhớ được lâu hơn là một vấn đề mà tôi luôn phân vân.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng thiết bị bút lông bảng (bút bảng trắng) dạy trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hựa nilon và như vậy giúp cho việc bảo quản đồ dùng dạy học tốt hơn).
2/- Lịch sử đề tài
Sử dụng bút bảng trắng dạy trên bản đồ thể hiện một phạm vi rất rộng, chúng ta có thể xác định được vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ hay đặc điểm của sự vật, hiện tượng địa lý.
Cái mới trong việc sử dụng thiết bị bút bảng trắng nhằm giúp HS nhìn rõ hơn vị trí, đặc điểm nội dung của đối tượng địa lý trên bản đồ.Từ đó HS biết và dễ dàng hơn trong việc phân tích, giải thích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý, đặc biệt giúp HS nắm được trọng tâm của bài và biết vận dụng kiến thức.
II. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI.
1 Thực trạng.
* Giống như phần trình bày ở lời nói đầu, khi GV sử dụng bút Ăngten để xác định . nội dung trên bản đồ thì đa phần HS chưa nắm vững hay chưa nắm một cách chính xác về nội dung mà GV đã truyền đạt.
Cụ thể qua những lần kiểm tra, đánh giá kiến thức cũ ở 15 phút đầu giờ trong mỗi lớp tính trung bình cứ 3 em được trả bài trên bản đồ thì có từ 1 đến 2 em không xác định lại được kiến thức cũ (chiếm hơn 50% số lượt HS trả bài cũ)
2 Nguyên nhân.
* Nguyên nhân của thực trạng trên là do khi GV sử dụng thiết bị bút Ăngten để xác định trên bản đồ thì không để lại được “dấu ấn” trên bản đồ nên HS không nhớ được lâu hơn, hoặc khi GV đang giảng bài thì HS không lắng nghe hay không quan sát việc GV trình bày bài giảng. Vậy để giải quyết thực trạng này tôi đã chọn thiết bị bút lông bảng (bút bảng trắng) để thay thế cho thiết bị bút Ăngten. Trong quá trình sử dụng thiết bị bút lông bảng thì cũng thấy được những ưu, nhược điểm như sau:
Về ưu điểm: Khi sử dụng bút lông bảng để xác định vị trí hay trình bày đặc điểm của sự vật, hiện tượng thì đã để lại được những “dấu ấn” trên bản đồ, từ đó HS nhìn thấy rõ hơn, khắc sâu hơn về phạm vi hay quy mô đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Về nhược điểm: Trong quá trình GV truyền đạt cho HS yêu cầu GV phải thật chuẩn xác nếu không sẽ dẫn đến những kết quả sai lầm.
III. CÁC GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH
1 Điều kiện thực hiện:
Khi sử dụng thiết bị bút lông bảng để dạy trên bảng đồ, yêu cầu đầu tiên GV phải bọc bản đồ bằng túi nhựa nilon
Chọn thiết bị là bút lông bảng (bút bảng trắng), tuyệt đối không chọn bút lông dầu vì không xoá được sau khi dạy xong
2 Phạm vi tiến hành:
Sử dụng bút lông bảng có thể dạy bất kỳ bài giảng nào khi có sử dụng bản đồ.
Sử dụng bút lông bảng để xác định vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ, xác định được quy mô hay trình bày được đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
3 Các bước tiến hành:
- Sử dụng bút lông bảng để xác định vị trí địa lý, phạm vi và lãnh thổ, xác định quy mô hay trình bày đặc điểm của sự vật hiện tượng địa lý bằng hai phương pháp
+ Để thấy rõ vị trí địa lý, phạm vi hay quy mô lãnh thổ GV cho HS đồ lại bằng bút lông bảng ranh giới của các vùng lãnh thổ trên bản đồ
+ Để trình bày được đặc điểm của sự vật, hiện tượng địa lý GV có thể dùng phương pháp kí hiệu theo đường hay phương pháp kí hiệu đường chuyển động
Để thấy rõ vị trí địa lý, phạm vi hay quy mô lãnh thổ GV cho HS đồ lại bằng bút lông bảng ranh giới của vùng lãnh thổ trên bản đồ.
Ví dụ: Để xác định vùng kinh tế trọng điểm (xem hình 1)
Vùng kinh tế trọng điểm
Miển Trung
Hình 1
Một số ví dụ minh họa dạy theo phương pháp sử dụng thiết bị bút lông dạy trên bản đồ Địa lý lớp 12
Bài 2: (SGK 12) VTĐL - Phạm vi lãnh thổ dùng bút lông xác định và trả lời được các câu hỏi:
1/- Dựa vào bản đồ các nước Đông Nam Á xác định ranh giới Việt Nam cho biết nước ta tiếp giáp với nước nào trên đất liền và trên biển.
2/- Xác định phạm vi lãnh thổ của mỗi nước (Dựa trên bản đồ xác định được vùng đất và vùng biển)
Bài 4: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
- Sau khi dạy xong phần: Giai đoạn tiền Cambri, GV cho HS xác định trên bản đồ cấu trúc địa chất - phần phạm vi lãnh thổ được hình thành ở giai đoạn tiền Cambri
Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi - phần a khu vực đồi núi
Xác định các cánh cung núi
Xác định được các dãy núi lớn của vùng núi Tây bắc
Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tt)
Xác định ranh giới các vùng đồng bằng nước ta
Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Xác định trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, xác định vị trí các vịnh, biển: Hạ long, Đà nẵng, Xuân đài, Vân phong… các vịnh, biển này thuộc các tỉnh, thành phố nào?
Bài 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng
Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam, hãy xác định phạm vi 3 miền địa lý tự nhiên nước ta
Bài 13: Thực hành - Đọc bản đồ - Điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi.
Sử dụng bản đồ câm – Cho HS điền một số dãy núi và đỉnh núi
Bài 27: Vấn đề phát triển công nghiệp trọng điểm
Dựa vào bản đồ khoáng sản Việt Nam xác định nơi phân bố taì nguyên than nước ta
Bài 28: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Dựa vào bản đồ hành chính hãy khoanh ranh giới các vùng công nghiệp nước ta
Bài 30: Vấn đề phát triển giao thông vận tải – thông tin liên lạc
Xác định các tuyến đường chính của các loại hình giao thông vận tải
+ Sử dụng bút lông bảng để mô tả đặc điểm của sự vật, hiện tượng
GV dùng phương pháp kí hiệu theo đường để thể hiện cấu trúc của địa hình
- Hướng Đông bắc – Tây nam và hướng vòng cung
b) Dùng bút lông thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động để trính bày đặc điểm của sự vật hiện tượng địa lí trên bản đồ.
Ví dụ:
Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa-phần khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Dùng bút lông bảng để thể hiện hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực như thế nào?
-Bài 7(SGK-11) Liên minh EU- Trình bày đặc điểm phát triển của liên minh EU.
+ Giáo viên dùng bút lông bảng thể hiện các mũi tên theo các hướng bắc,nam , đông, tây.(Qua đó HS sẽ thấy được một đặc điểm của sự phát triển EU rằng:EU được mở rộng theo các hướng khác nhau trong không gian địa lí).
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Khi sử dụng thiết bị bút lông bảng dạy trên bản đồ đồng thời thu được nhiều kết quả khả quan
- Khi sử dụng bút lông bảng buộc chúng ta phải bọc bản đồ, qua đó ta có thể bảo quản được bản đồ lâu hơn
- Quan trọng hơn là HS nắm được bài, khắc sâu được những vị trí địa lý, phạm vi hay quy mô, đặc điểm của hiện tượng địa lý, đồng thời qua đó HS rút ra được ý nghĩa hay giải thích được các mối quan hệ về sự vật ,hiện tượng địa lý
- Việc sử dụng bút lông bảng trên bản đồ treo tường đồng thời HS có thể nhớ đặc điểm ấy và khi trình bày sử dụng Atlat HS dễ dàng vận dụng.
- Kết quả lần kiểm tra đánh giá được thí điểm ở các lớp dạy
Thực trạng trước khi sử dụng bút lông bảng dạy trên bản đồ
Kết quả sau khi sử dụng bút lông bảng dạy trên bản đồ
Qua lần kiểm tra 15 phút đầu giờ ở mỗi lớp tính trung bình 1 đến 3 em HS được trả bài cũ trên bản đồ thì có từ 1 đến 2 em không xác định được kiến thức cũ trên bản đồ.
Vậy ở mỗi lớp trung bình có hơn 50% chưa đạt yêu cầu
Trong các lần kiểm tra kiến thức cũ trên bản đồ tính trung bình cứ 1 đến 3 em HS được gọi trả bài thì đều được trả lời chính xác (đạt 100%)
Ở lần kiểm tra 15 phút (PPCT) bằng câu hỏi:(Vận dụng Atlat)
Dựa vào Atlat Việt Nam- trang 19 của Nhà xuất bản Giáo dục năm 2009
Căn cứ vào phần bản đồ lúa năm 2007
Hãy xác định những vùng có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực chiếm từ:
Trên 70% đến 80%
Trên 80% đến 90%
Trên 90%
giải thích tại sao những vùng trên có diện tích gieo trồng lúa cao?
Kết quả đạt được ở mỗi lớp như sau(tỉ lệ đạt trên trung bình):
12T1 : 63,4%
12T2 : 65,0%
12T3 : 97,7%
12X : 100%
12C5 : 68,4%
12C6 : 70,0%
12C7 : 75,0%
12C8 : 65,4%
12C9 : 74,4%
12C10 : 79,5%
V. KẾT LUẬN
1. Tóm lượt giải pháp
* Điều kiện thực hiện
- Khi sử dụng bút lông bảng dạy trên bản đồ GV cần phải bọc bản đồ bằng túi nhựa nilon
- Chọn thiết bị là bút lông bảng (bút bảng trắng) - Tuyệt đối không dùng bút lông dầu.
* Phạm vi tiến hành
- Sử dụng bút lông bảng để xác định vị trí địa lý, phạm vi và lãnh thổ, xác định quy mô hay trình bày đặc điểm của sự vật hiện tượng địa lý bằng hai phương pháp
+ Để thấy rõ vị trí địa lý, phạm vi hay quy mô lãnh thổ GV cho HS đồ lại bằng bút lông bảng ranh giới của các vùng lãnh thổ trên bản đồ
+ Để trình bày được đặc điểm của sự vật, hiện tượng địa lý GV có thể dùng phương pháp kí hiệu theo đường hay phương pháp kí hiệu đường chuyển động
2. Phạm vi áp dụng
- Sử dụng thiết bị bút lông bảng chúng ta giúp HS xác định được vị trí địa lý, phạm vi, quy mô lãnh thổ hay mô tả được đặc điểm của sự vật, hiện tượng địa lý trên bản đồ nhằm giúp HS nhìn rõ hơn vị trí, đặc điểm của sự vật, hiện tượng địa lý từ đó HS biết, hiểu và dễ dàng vận dụng hơn trong việc phân tích, giải thích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý. Đặc biệt giúp HS nắm được trọng tâm của bài và biết vận dụng kiến thức.
* Vậy để có được tiết học đạt kết quả cao nhất luôn là niền trăn trở, suy nghĩ là mục đích hướng tới của người GV có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng để đạt được kết quả tốt nhất người GV không chỉ có được kiến thức sâu rộng mà còn biết kết hợp phương pháp dạy học tốt, hơn thế nữa là GV dạy học môn Địa Lí phải có cả kĩ năng sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học thì mới tạo được sự hứng thú cho HS và đạt được kết quả tốt trong mỗi tiết dạy.Tôi hy vọng với việc áp dụng sử dụng thiết bị bút lông bảng để dạy trên bản đồ cũng góp một phần nhỏ trong sự thành công dạy học của bộ môn Địa Lí chúng ta.
3. Kiến nghị
- Để áp dụng đề tài này đề nghị cấp trên hỗ trợ sản phẩm của văn phòng phẩm (bọc nhựa nilon, các vật dụng có liên quan để GV có thể tự bao bọc bản đồ, bút lông bảng để trang bị cho GV khi đứng lớp)
MỤC LỤC
Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 2
Thực trạng đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 3
Các giải pháp tiến hành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 4
Kết quả đạt được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 8
Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 10
Mục lục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 11
File đính kèm:
- SKKNmondialy.doc