Để có thể tìm ra phương pháp dạy học một cách khoa học, mang lại chất lư ợng
và hiệu quả cao như mong muốn, trước hết chúng ta cần nghiên cứu những đặc điểm
của thời đại và tác động của nó đối với giáo dục nói chung, dạy học ở nhà trường nói
riêng. Để phát tri ển giáo dục nhiều nước đã xây dựng luật giáo dục, đề ra khẩu hiệu
“hãy cứu lấy nền kinh tế bằng giáo dục”. Giáo dục đã trở thành quốc sách hàng đầu của
nhiều quốc gia trên thế giới.
Cùng với sự pháttriển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam từng bước được đổi
mới . Quá trình dạy học muốn đạt kết quả cao cần có sự thống nhât, phù hợp giữa cá c
yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương tiện, phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra,
đánh giá.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3599 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn địa lí của học sinh lớp 12 - THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội nghị sinh viên NCKH khoa Địa lí năm học 2008-2009
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
TRONG KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN
ĐỊA LÍ CỦA HỌC SINH LỚP 12 - THPT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Duyên, K55A
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đặng Văn Đức
ĐẶT VẤN ĐỀ
Để có thể tìm ra phương pháp dạy học một cách khoa học, mang lại chất lượng
và hiệu quả cao như mong muốn, trước hết chúng ta cần nghiên cứu những đặc điểm
của thời đại và tác động của nó đối với giáo dục nói chung, dạy học ở nhà trường nói
riêng. Để phát triển giáo dục nhiều nước đã xây dựng luật giáo dục, đề ra khẩu hiệu
“hãy cứu lấy nền kinh tế bằng giáo dục”. Giáo dục đã trở thành quốc sách hàng đầu của
nhiều quốc gia trên thế giới.
Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam từng bước được đổi
mới. Quá trình dạy học muốn đạt kết quả cao cần có sự thống nhât, phù hợp giữa các
yếu tố: mục tiêu, nội dung, phương tiện, phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra,
đánh giá.
Kiểm tra, đánh giá là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học. Đây là khâu
cuối cùng của quá trình dạy học, có ý nghĩa đối với cả giáo viên và học sinh, cán bộ quản
lí giáo dục. Kiểm tra, đánh giá nhằm xem xét, đánh giá chất lượng, hiệu quả của hoạt
động giáo dục đào tạo, phát hiện những sai lệch, điều chỉnh hoạt động dạy học nhằm đạt
được những mục tiêu dự kiến, tạo cơ sở cho những dự án phát triển trong tương lai. Nó có
thể coi là bước đầu cho một chu trình tiếp theo với chất lượng mới cao hơn.
Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại, quá trình dạy học không chỉ
trang bị cho học sinh những kiến thức mà điều quan trọng là phải hình thành và rèn
luyện cho học sinh khả năng tư duy sáng tạo, độc lập, linh hoạt. Vì vậy, đổi mới phương
pháp dạy học nói chung và đổi mới đánh giá kết quả học tập là việc làm vô cùng quan
trọng. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Địa lí cũng không nằm ngoài
mục tiêu đó.
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan
trong kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Địa lí của học sinh lớp 12 – THPT
1.1. Cơ sở lí luận
Kiểm tra, đánh giá là một thành tố có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình
dạy học ở nhà trường phổ thông cũng như ở trường đại học. Nó vừa là khâu kết thúc,
đồng thời là bước khởi đầu cho chu trình khép kín của quá trình giáo dục tiếp theo với
chất lượng giáo dục cao hơn. Kiểm tra, đánh giá là hai công việc tiến hành theo trật tự hoặc
đan xen lẫn nhau nhằm miêu tả, tập hợp những bằng chứng và phán định về thành tích học tập
của người học. Thông thường thì kiểm tra rồi mới đánh giá. Nhưng cũng có thể kiểm tra mà
Hội nghị sinh viên NCKH khoa Địa lí năm học 2008-2009
không đánh giá chỉ nhằm tìm hiểu tình hình học tập của người học. Song muốn đánh giá thì
nhất định phải kiểm tra, đo lường kết quả học tập của người học.
Kiểm tra là một quá trình trong đó các tiêu chí đã được định ra từ trước, trong đó
chúng ta kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với các tiêu chí đã định, không quan tâm
đến quyết định cần đề ra. Vậy đây là một quá trình hẹp hơn đánh giá, người đánh giá
phải định ra các mục tiêu và làm rõ các tiêu chí tương ứng với các mục tiêu.
Theo Jean Marie De Ketele – 1989: “ Đánh giá có nghĩa là thu thập một tập hợp
thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy, xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp
thông tin này và tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay được
điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin nhằm đưa ra một quyết định”.
Các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh rất đa dạng. Có
thể hệ thống hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá bằng sơ đồ sau:
Hội nghị sinh viên NCKH khoa Địa lí năm học 2008-2009
Các hình thức kiểm tra, đánh giá
Quan sát Viết Vấn đáp
Trả lời dài
(trắc nghiệm tự luận)
Subjective Test
Trả lời ngắn
(trắc nghiệm khách quan)
Objective Test
Tiểu Cung cấp Đúng Điền Ghép Lựa Bằng
luận thông tin sai khuyết đôi chọn hình vẽ
Có rất nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan có thể áp dụng trong kiểm tra -
đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Loại câu hỏi lựa chọn “ Multipe Choice Question”.
- Loại câu đúng - sai (True /False Question)
- Loại câu điền khuyết.
- Loại câu ghép đôi (đối chiếu cặp đôi hay xứng hợp).
- Câu hỏi có đáp án sắp xếp theo thứ tự.
- Câu hỏi trắc nghiệm hành vi thái độ.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá:
- Kiểm tra thường xuyên: Được thực hiện qua quan sát một cách có hệ thống
hoạt động của lớp học nói chung, của mỗi học sinh nói riêng; qua các khâu ôn tập, củng
cố bài cũ, tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Kiểm tra thường
xuyên giúp cho giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời cách dạy, cách học, tạo điều
kiện vững chắc để quá trình dạy học có những bước phát triển mới.
- Kiểm tra định kì: Tiến hành sau một chương lớn, một phần của chương trình
hoặc sau một học kì.
- Kiểm tra tổng kết: Tiến hành sau khi kết thúc một giáo trình, một năm học.
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần phải kết hợp nhiều hình thức kiển tra,
đảm bảo theo dõi được một cách đầy đủ và toàn diện những tiến bộ trong quá trình học
tập của học sinh.
Nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá: Hiện nay, việc kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh còn thiên về lí thuyết, coi nhẹ thực hành, phần nhiều các bài
Hội nghị sinh viên NCKH khoa Địa lí năm học 2008-2009
thực hành chỉ được coi là phần phụ. Việc lên lớp trong các tiết thực hành vẫn mang tính
chất chiếu lệ, đôi khi còn bị bỏ qua.
Việc đánh giá còn chưa chú trọng đúng mức đến việc hình thành kĩ năng, thái độ
của học sinh mặc dù trong khi soạn giáo án, phần mục tiêu vẫn được ghi đầy đủ với các
mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành vi. Trong các đề kiểm tra hầu như chỉ có các
câu lí thuyết, ít các bài tập, hoặc nếu có thì việc đánh giá về kĩ năng, thái độ cũng chưa
được toàn diện.
Việc kiểm tra, đánh giá hiện nay mới chủ yếu kiểm tra sự ghi nhớ, tái hiện kiến
thức của học sinh mà chưa có biênk pháp đánh giá trình độ tư duy, khả năng phát triển
trí tuệ, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. Các nài kiểm tra chủ yếu là sự tự
luận với các câu hỏi mở, khó phân biệt năng lực khác nhau của học sinh, kết quả đánh
giá chưa được khách quan.
Một thực trạng nữa là trong quá trình chấm điểm, giáo viên chỉ ghi điểm số chứ
chưa đưa ra những nhận xét, lời phê, chưa khuyến khích kịp thời học sinh. Việc đánh
giá mang tính chất một chiều, chưa tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá và đánh giá
lẫn nhau.
2. Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá kết
quả học tập môn Địa lí của lớp 12 – THPT
2.1. Địa lí tự nhiên Việt Nam
Bài 2: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
Bài 4, 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
Bài 9, 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
2.2. Địa lí dân cư Việt Nam
Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
2.3. Địa lí kinh tế Việt Nam
Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.4. Địa lí các ngành kinh tế
Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
2.5. Địa lí các vùng kinh tế
Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh Trung du và miền núi phía Bắc
Bài 34: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
Bài 35, 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ
Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long
Hội nghị sinh viên NCKH khoa Địa lí năm học 2008-2009
KẾT LUẬN
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình
dạy học và hiện nay vấn đề này được giáo viên , học sinh các cấp giáo dục và cả dư luận
xã hội rất quan tâm. Do đó nên áp dụng các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan rộng
rãi vào nhiều hình thức thi với thời gian cho phép khác nhau 15 phút, 45 phút và cả 5
phút đầu hoặc cuối giờ kiểm tra miệng nếu có máy chiếu.
Về phía giáo viên cần chủ động từ đầu năm học chuẩn bị cho riêng mình một hệ
thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để có thể sử dụng khi cần thiết. Mặc
dù trắc nghiệm khách quan là phương pháp mới có nhiều ưu điểm song giáo viên nên
kết hợp các hình thức kiểm tra, đánh giá và nhất là để chúng hỗ trợ cho nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc. Lý luận dạy học Địa lí (phần đại cương), Nhà
xuất bản ĐH Quốc Gia Hà Nội
[2] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng. Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng
tích cực. Nhà xuất bản ĐH Sư phạm.
[3] Nguyễn Trọng Phúc. Một số vấn đề trong dạy học Địa lí ở trường THPT. Nhà xuất
bản ĐH Quốc Gia Hà Nội.
[4] Lê Thông, Nguyễn Đức Vũ, Phí Công Việt. Tìm hiểu kiến thức Địa lí 12. Nhà xuất
bản Giáo dục.
[5] Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ. Địa lí kinh tế - xã hội
Việt Nam, Nhà xuất bản ĐH Sư phạm.
File đính kèm:
- Su dung phuong phap trac nghiem khach quan trong kiemtra danh gia ket qua hoc tap mon Dia li 12.pdf