Đề tài Sử dụng phương pháp động não trong dạy học phần địa lí tự nhiên, sách giáo khoa lớp 12 (ban cơ bản)

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật là xu hướng toàn cầu hóa ngày

càng sâu rộng. Để đáp ứng với tì nh hì nh đó vấn đề đổi mới , nâng cao hiệu quả giá o dục đã và đang

được đặt ra. Hiện nay, chất l ượng gi áo dục của nước ta vẫn chưa cao mặc dù nội dung, cơ sở vật

chất đã được đầu tư, đổi mới . Chí nh vì vậy, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học l à một

hướng đi đúng đắn và rất cần thiết. Trong hệ thống các phương pháp dạy học tí ch cực có một

phương mang nhiều ưu điểm do nó dễ sử dụng, không mất thời gi an, không yêucầu cao về cơ sở

vật chất kĩ thuật nhưng l ại vẫn phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh - đó là

phương pháp động não. Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp này vào trong dạy học Đí a lý ở

trường phổ thông l à mục đí ch nghiên cứu của đề tài với mong muốn áp dụng những kiến thức lý

thuyết vào trong thực tế gi ảng dạ y

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4896 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng phương pháp động não trong dạy học phần địa lí tự nhiên, sách giáo khoa lớp 12 (ban cơ bản), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG NÃO TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN, SÁCH GIÁO KHOA LỚP 12 (BAN CƠ BẢN) Sinh viên thực hiện: Dương Thị Lợi, K56TN Giáo viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Thanh Thủy ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật là xu hướng toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Để đáp ứng với tình hình đó vấn đề đổi mới, nâng cao hiệu quả giáo dục đã và đang được đặt ra. Hiện nay, chất lượng giáo dục của nước ta vẫn chưa cao mặc dù nội dung, cơ sở vật chất đã được đầu tư, đổi mới. Chính vì vậy, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học là một hướng đi đúng đắn và rất cần thiết. Trong hệ thống các phương pháp dạy học tích cực có một phương mang nhiều ưu điểm do nó dễ sử dụng, không mất thời gian, không yêu cầu cao về cơ sở vật chất kĩ thuật nhưng lại vẫn phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh - đó là phương pháp động não. Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp này vào trong dạy học Đía lý ở trường phổ thông là mục đích nghiên cứu của đề tài với mong muốn áp dụng những kiến thức lý thuyết vào trong thực tế giảng dạy. NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng phương pháp động não trong dạy học phần Địa lí tự nhiên, sách giáo khoa lớp 12 (Ban cơ bản) 1.1. Yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông Những biến đổi của xã hội đã thôi thúc các nước trên thế giới quan tâm hơn đến sự nghiệp giáo dục, đầu tư và xây dựng một nền giáo dục mới đáp ứng yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Với mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, hiện nay mặc dù nội dung dạy học đã được đổi mới, cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục cũng đã được đầu tư, nâng cấp tuy nhiên chất lượng giáo dục của nước ta vẫn chưa cao mà nguyên nhân chủ yếu là do việc áp dụng các phương pháp dạy học chưa thật phù hợp. Do đó đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu hiện nay trong nhà trường phổ thông. 1.2. Ý nghĩa của phương pháp động não trong dạy học Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn Độ. Phương pháp động não được phát hiện và đưa vào nghiên cứu từ rất sớm bởi Alex OSbon. Chữ “tập kích não” (brainstorming) được đề cập đầu tiên bởi Alex Osborn năm 1941. Ông đã mô tả tập kích não như là "Một kĩ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đã nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định. Từ đó phương pháp này được áp dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó có dạy học. Phương pháp động não có nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học, phương pháp 2 này khắc phục sự rụt rè, e ngại của học sinh khi phải trình bày ý kiến trước đám đông, rèn luyện khả năng phản ứng nhanh trước các vấn đề, hơn thế nữa lại đơn giản, dễ sử dụng, không mất nhiều thời gian cho nên rất phù hợp với tình hình dạy học hiện nay. Trong phương pháp động não người tham gia đóng góp ý kiến tự do, chân thực mà không quan tâm đến những hạn chế của cá nhân, tăng khả năng hoạt động tập thể, tạo ra cho người học một tâm lí thoải mái. 1.3. Đặc điểm chương trình, sách giáo khoa địa lí lớp 12 (Ban cơ bản) Chương trình địa lí 12 tiếp tục hoàn thiện kiến thức của học sinh về địa lí Việt Nam với các đặc điểm về tự nhiên, dân cư, kinh tế và các kĩ năng địa lí nhằm phát triển hơn nữa tư duy địa lí cho học sinh, đó là tư duy tổng hợp, gắn với lãnh thổ, có liên hệ thường xuyên với đời sống và sản xuất. Sách giáo khoa (SGK) Địa lí 12 gồm 45 bài, trong đó có 35 bài lí thuyết và 10 bài thực hành. Nội dung và hình thức trình bày các bài học kênh chữ, đã được cụ thể hóa nhằm phục vụ cho mục đích thi, có các kênh hình, câu hỏi giữa bài, câu hỏi, bài tập cuối bài và các bài thực hành. 1.4. Tình hình dạy học địa lí lớp 12 ở trường phổ thông Trước đây môn Địa lí thường được xem là môn phụ, học sinh coi đây như một môn học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc và ít có tính sáng tạo vì vậy các em không có hứng thú học tập và kết quả không cao. Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đổi mới giáo dục, giáo dục vì mục tiêu phát triển toàn diện, vị trí và quan điểm phiến diện trước đây về môn Địa lí đã thay đổi. Tuy nhiên, chất lượng dạy và học môn Địa lí vẫn hạn chế, phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp thầy đọc trò chép, ghi nhớ máy móc, không phát huy đươc tính tích cực của học sinh. 2. Sử dụng phương pháp động não trong dạy học phần Địa lí tự nhiên, sách giáo khoa lớp 12 (Ban cơ bản) Sử dụng phương pháp động não trong quá trình dạy học phải tuân theo một quy trình dạy học nhất định tức là tiến hành các thao tác giữa thầy và trò theo những trật tự logíc nhằm đạt được những mục tiêu cao nhất trong dạy và học. Các bước tiến hành: Bước 1: Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề Bước 2: Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau Bước 3: Kết thúc việc đưa ra ý kiến Bước 4: Đánh giá • Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng: có thể ứng dụng trực tiếp; có thể ứng dụng nhưng cần nghiên cứu thêm; không có khả năng ứng dụng. • Đánh giá những ý kiến đã lựa chọn • Rút ra kết luận hành động 3 Ngoài ra, phương pháp động não còn có các hình thức biến đổi khác như động não viết và động não không công khai. Trong dạy học Địa lí, giáo viên cần kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp để đem lại hiệu quả cao hơn. Phương pháp động não có khả năng kết hợp với nhiều phương pháp dạy học tích cực khác như: Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề,; phương pháp thảo luận; phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm; phương pháp tranh luận; phương pháp hoạt động trao đổi… Sự kết hợp giữa các phương pháp giúp cho người học cảm thấy hứng thú hơn, kích thích niềm say mê và khả năng sáng tạo Ví dụ: Khi dạy Bài 15 “Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai” để bắt đầu vào bài, giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh sau: 1 2 3 4 Sau 1 phút, học sinh sẽ nêu những nhận xét về các hình ảnh đó. Giáo viên ghi lời nhận xét của học sinh lên bảng như: các hình ảnh phản ánh thực trạng của môi trường tự nhiên, hai hình ảnh đầu là các thiên tai: lũ lụt, hạn hán. Hai hình ảnh tiếp theo là ô nhiễm môi trường (đất, nước). Hoạt động của người dân chống chọi với tình trạng đó… Tiếp theo giáo viên sẽ sắp xếp các nội dụng trên theo trình tự hợp lí. Sau phần này, giáo viên nên bắt đầu khái quát 2 vấn đề quan trọng trong bảo vệ môi trường. Từ đó giới thiệu để vào bài mới. KẾT LUẬN Cùng với sự tiến bộ của xã hội và trình độ phát triển ngày càng cao của khoa học kĩ thuật, yêu cầu về nâng cao chất lượng trong giáo dục là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, muốn nâng cao 4 chất lượng và hiệu quả giáo dục thì một trong những bước đi quan trọng là tiến hành đổi mới phương pháp dạy học. Quá trình đổi mới đó phải được diễn ra từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp nhằm giúp cho học sinh từng bước làm quen với phương pháp học tập mới mà không cảm thầy bỡ ngỡ. Trong hệ thống các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp động não là một trong những phương pháp có thể đáp ứng được những yêu cầu trên và đây là một trong những gợi ý khi giáo viên muốn áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào trong quá trình giảng dạy môn Điạ lí ở trường phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc, 1991 . Lí luận dạy học Địa lí. NXB ĐHSP. [2] Đặng Văn Đức, 2006. Lí luận dạy học địa lí. NXB Đại học sư phạm. [3] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, 1999. Kĩ thuật dạy học Địa lí trường THPT. NXB Giáo Dục. [4] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, 2004. Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực. NXB Đại học sư phạm. [5] Trần Bá Hoành, 2007. Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí. NXB Đại học Sư phạm.

File đính kèm:

  • pdfSu dung phuong phap dong nao trong day hoc phanDia li tu nhien sach giao khoa lop 12.pdf