Đề tài Sử dụng kĩ thuật triggers trong phần mềm Microsoft Office Powverpoint để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn địa lí

Lí do chọn đề tài:

- Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.

- Phần mềm Microsoft Office PowverPoint được nhiều giáo viên sử dụng để soạn bài giảng có hỗ trợ trình chiếu.

- Tuy nhiên, làm thế nào để sử dụng phần mềm trên đạt hiệu quả cao nhất trong giảng dạy địa lí ở nhà trường phổ thông, đang là vấn đề được tôi quan tâm học tập và nghiên cứu.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng kĩ thuật triggers trong phần mềm Microsoft Office Powverpoint để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG KĨ THUẬT TRIGGERS TRONG PHẦN MỀM MICROSOFT OFFICE POWVERPOINT ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÍ . ĐẶT VẤN ĐỀ: Lí do chọn đề tài: - Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. - Phần mềm Microsoft Office PowverPoint được nhiều giáo viên sử dụng để soạn bài giảng có hỗ trợ trình chiếu. - Tuy nhiên, làm thế nào để sử dụng phần mềm trên đạt hiệu quả cao nhất trong giảng dạy địa lí ở nhà trường phổ thông, đang là vấn đề được tôi quan tâm học tập và nghiên cứu. CƠ SỞ LÍ LUẬN - Năm học 2008-2009 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tạo bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề phát triển ứng dụng CNTT trong những năm tiếp theo. - Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. CƠ SỞ THỰC TIỄN - Việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học mà nhất là với môn Địa lí có rất nhiều ưu điểm: Đây chính là phương tiện dạy học hiện đại đã góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học, nó làm cho các giờ học hấp dẫn nhờ những đoạn video clip sinh động, những hình ảnh, bản đồ với màu sắc đẹp...Minh hoạ được những hình ảnh, mô phỏng những hoạt động, quá trình hình thành, phát triển và tạo thành của các đối tượng địa lí, nếu không có nó thì học sinh rất khó tưởng tượng và giáo viên cũng rất khó giải thích. - Phần mềm Microsoft office PowverPoint đang được đa số giáo viên sử dụng để làm phương tiện hỗ trợ trình chiếu.Tuy nhiên, việc sử dụng nó như thế nào để mang lại hiệu quả cao còn là vấn đề cần quan tâm, bởi vì những lí do sau: Một là: nếu chỉ trình chiếu suôn mà không có tích hợp được các hiệu ứng thì chưa phát huy hết tác dụng và hiệu quả hình ảnh, bản đồ, lược đồ, sơ đồ… trong bài dạy. Hai là, nếu quá lạm dụng hay dùng không đúng các hiệu ứng sẽ làm phân tán sự chú ý của học sinh, không nhấn mạnh được nội dung, chủ đề cần truyền đạt. - Trong quá trình học tập và sử dụng, tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm hay nhờ sử dụng kĩ thuật Triggers trong phần mềm Microsoft office PowverPoint. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Sử dụng kĩ thuật Tiggers trong phần mềm Microsoft office PowverPoint 2003 để: - Nhấn mạnh đối tượng địa lí trên lược đồ, bản đồ; - Hướng dẫn kĩ năng thực hành vẽ biểu đồ cho học sinh; - Biên soạn bài ôn tập, trò chơi ô chữ, đố vui. 1. Khái quát chung về kĩ thuật Triggers: Sử dụng kĩ thuật Tiggers để điều khiển các hiệu ứng trong PowerPoint như làm cho đối tượng xuất hiện - vào (Entrance), hoạt hình (Emphasis), Biến mất – ra (Exit), hoặc di chuyển theo đường (MotionPaths) thông qua việc ta gán trực tiếp vào đối tượng hay gián tiếp qua một đối tượng khác (nút nhấn được tạo ra bằng một Text Box hay Rectangle, Oval…) đặc biệt là khi áp dụng kĩ thuật Triggers, các hiệu ứng được thực hiện một cách ngẫu nhiên thông qua việc ta gán cho nó các nút lệnh. Quy trình sử dụng kĩ thuật Triggers được thực hiện qua các bước sau: - Trước tiên ta phải gán cho đối tượng ít nhất một hiệu ứng như :xuất hiện - vào (Entrance), hoạt hình (Emphasis), Biến mất – ra (Exit), hoặc di chuyển theo đường (MotionPaths), bằng cách Click - nhấp phải chuột vào đối tượng à chọn Custom Animation à chọn một trong các hiệu ứng cần thể hiện (xem hình bên dưới) - Tiếp theo ta áp dụng kĩ thuật Triggers để tạo nút điều khiển cho hiệu ứng. Ví dụ: để làm bảng điểm cho cuộc thi đố vui, mỗi lần nhấp vào “Bảng điểm của đội A thì số điểm sẽ được cộng thêm 10 điểm, ta làm như sau: - B1: ta dùng công cụ Oval để vẽ hình tròn, ta đánh số điểm là 00, sau đó ta lần lược Copy và Paste thành các hình tròn thứ hai, ba, tư, năm… và lần lược thay đổi số điểm trong các hình theo thứ tự tăng dần 10,20,30, 40.... sau đó ta xếp các hình theo thứ tự điểm nhỏ nằm trên bằng công cụ Order (xem hình) - B2: Ta tạo thêm một Text Box “ BẢNG ĐIỂM” và một nút nhấn bằng công cụ Rectangle (vẽ 1hình chữ nhật) và đánh vào chữ ĐỘI A . -B3: Dùng kĩ thuật Triggers để mỗi khi nhấp vào “ĐỘI A” thì ở ô ghi “ BẢNG ĐIỂM” sẽ tăng thêm 10 điểm và tiếp tục như thế đến khi kết thúc cuộc thi , ta bắt đầu từ điểm 00 , tiếp theo là điểm 10, 20 30 ......( xem hình bên dưới) - B4: Sau khi thực hiện xong kĩ thuật Triggers cho điểm số 00, từ đó ta chỉ cần gán hiệu ứng Exit cho các điểm còn lại và kéo thả vào nhóm Triggers ĐỘI A (xem hình bên dưới) - B5: Sau khi thực hiện xong các bước trên, ta tiến hành xếp chồng khít các hình trò ghi điểm lại bằng công cụ bằng chức năng Align Center và Alingn Middle) 2. Áp dụng kĩ thuật Triggers để hỗ trợ giảng dạy môn địa lí. a. Áp dụng kĩ thuật triggers để nhấn mạnh đối tượng địa lí trên lược đồ. - Ví đụ 1: Khi dạy bài “Lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam” – địa lí 8, nếu không dùng kĩ thuật Triggers thì ta scan sơ đồ các vùng địa chất, dựa vào bảng chú giải để minh hoạ các giai đoạn phát triển của tự nhiên Việt Nam, hoặc có thể dùng công cụ để vẽ vùng chọn bao quanh các nền móng và dùng một số hiệu ứng để nhấn mạnh, nhưng không thể làm cho chúng xuất hiện theo từng giai đoạn, ngoại trừ ta sử dụng kĩ thuật triggers, khi nhấp vào các nút lệnh ở ô chú giỉa thì các nền móng sẽ xuất hiện (xem ảnh và Slides minh hoạ) - Ví dụ 2: Ở bài 19 – địa lí 6, để mô phỏng các loại gió trên Trái Đất, tôi tạo các nút lệnh cho ba loại gió, khi cần minh hoạ loại gió nào thì chỉ việc nhấp vào loại gió đó, nếu nhấp lần nữa sẽ tam ngừng hiệu ứng và cứ như thế cho các loại gió còn lại (xem hình và Slides minh hoạ) b. Áp dụng kĩ thuật Triggers để rèn kuyện kĩ năng vẽ biểu đồ tròn: Ta lần lược bấm vào các nút lệnh: tên biểu đồ, vẽ đường tròn, xác định số đo góc, vẽ góc, ghi số liệu, kí hiệu, chú giải để hướng dẫn học sinh thực hiện các bước vẽ một biểu đồ tròn. c. Áp dụng kĩ thuật Triggers để thiết kế trò chơi Ôn tập kiến thức: Quy trình trò chơi: lần lượt 2 đội chọn câu hỏi ngẫu nhiên, khi ta nhấp vào ô CH thì slides câu hỏi mở ra, khi học sinh trả lời xong ta cho xem đáp án, sau đó bấm vào nút liên kết để trở về bảng câu hỏi, lúc này CH nào được chọn sẽ biến mất, ta bấm vào ô “ Điểm đội A hoặc B” thì ô điểm sẽ được tăng 10 điểm và tăng dần theo số lần trả lời đúng. (mời xem Slides minh hoạ) d. Áp dụng kĩ thuật Triggers để thiết kế trò chơi Giải ô chữ: (xem slides minh hoạ) Một số lưu ý khi sử dụng kĩ thuật Triggers: - Trường hợp dùng nút lệnh để điều khiển một hiệu ứng nào đó và hiệu ứng 1 lần thì ta chọn chế độ Start On Click và ở thẻ Timing, ở mục Repeat ta chọn none (nghĩa là Click chuột cho hiệu ứng xuất hiện) – xem hình. - Trường hợp muốn cho hiệu ứng diễn ra liên tục đến khi nào có lệnh kế tiếp, lúc đó ở mục Repeat ta chọn Until Netxt Click , hoặc chọn Until End of Slede – đến khi kết thúc Slides. - Trường hợp dùng nút lệch để điều khiển hiệu ứng cho một nhóm đối tượng theo thứ tự trước sau, thì ở hiệu ứng đầu tiên ta chọn chế độ Start On Click, những hiệu ứng tiếp theo ta chọn chế độ Start With Previous hoặc Start After Previous. Ví dụ ở các loại gió trên Trái Đất (xem hình trên) KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Qua việc áp dụng kĩ thuật Trigger trong phần mềm Microsoft Office PowverPoint để giảng dạy bộ môn địa lí đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực: - Một là, giúp cho giáo viên minh hoạ nội dung, đối tượng địa lí trực quan hơn, khoa học hơn, giúp cho bài giảng thêm sinh động. - Hai là, học sinh thích thú học tập, nắm vững kiến thức, kĩ năng và vận dụng tốt. - Cuối cùng là kết quả học tập được nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau: Năm Chất lượng bộ môn Giỏi Khá TB Yếu Kém 2009-2010 14,2 23,5 32,3 27 3 2010-2011 (học kì I) 18,41 29,53 35,82 14,93 1,49 KẾT LUẬN: - So với trước đây, việc áp dụng kĩ thuật Trigger trong phần mềm Microsoft Office PowverPoint để giảng dạy bộ môn địa lí đã giúp cho tôi trong việc soạn giảng có tích hợp công nghệ thông tin qua việc hỗ trợ trình chiếu ngày càng đa dạng, linh hoạt hơn, có hiệu quả hơn, học sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng và ngày càng yêu thích và hứng thú học tập bộ môn. - Với những kinh nghiệm nhỏ bé của mình, tôi xin được chia sẽ cùng quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi rất vui khi nhận được những ý kiến đóng góp quý báu, chân tình của quý vị để cho tôi ngày càng hoàn thiện hơn, xin cảm ơn! Tân Quới, ngày 20 tháng 3 năm 2011 Ký duyệt Người viết Trần Dũng Phương

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
  • pptCHIEC NON KI DIEU.ppt
  • pptGIAI O CHU.ppt
  • rarSO DO CAC VUNG DIA CHAT KIEN TAO.rar
  • pptVE BIEU DO TRON.ppt
  • pptVẼ BIỂU ĐỒ CỘT+ĐƯỜNG.ppt