Kiểm tra là một trong những khâu cuối cùng để đánh giá sự nhận thức trong quá trình học tập của học sinh, và kiểm nghiệm lại phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Theo đặc trưng của phương pháp giảng dạy của từng bộ môn mà giáo viên đề ra các hình thức kiểm tra cho phù hợp. Đối với môn địa lý lớp 9 hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan là một trong những hình thức kỉêm tra đánh giá được chính xác nhất được sự tiếp thu bài học của học sinh
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan trong dạy học địa lý lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
Sử dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan
Trong dạy học địa lý lớp 9
Năm học 2007 – 2008
I/ Đặt vấn đề
Kiểm tra là một trong những khâu cuối cùng để đánh giá sự nhận thức trong quá trình học tập của học sinh, và kiểm nghiệm lại phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Theo đặc trưng của phương pháp giảng dạy của từng bộ môn mà giáo viên đề ra các hình thức kiểm tra cho phù hợp. Đối với môn địa lý lớp 9 hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan là một trong những hình thức kỉêm tra đánh giá được chính xác nhất được sự tiếp thu bài học của học sinh.
II. Giải quyết vấn đề.
Yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Đánh giá kết quả học tập địa lý của học sinh phải đảm bảo các yêu cầu của dạy và học bộ môn gồm: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Về kiến thức: Đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh theo 3 mức độ:
Mức độ nhận biết (ghi nhớ, tái hiện): Ghi nhớ các dấu hiệu đặc trưng của khái niệm Địa lý, ghi nhớ một số địa danh, số liệu…
Mức độ hiểu: Giải thích, chứng minh, phân tích được các mối quan hệ địa lý, các sự vật, hiện tượng địa lý.
Mức độ vận dụng: Vận dụng kiến thức đã học vào tình huống mới hoặc để giải thích một số vấn đề đơn giản thường gặp trong thực tiễn có liên quan đến kiến thức đã học.
Về kỹ năng: Sử dụng bản đồ, lược đồ, các bảng số liệu… để khai thác, trình bày kiến thức địa lý.
Về thái độ: Xem xét mức độ thể hiện sự tôn trọng thiện nhiên, bảo vệ môi trường và các thành quả lao động của cộng đồng. Thái độ trước các vấn đề của cộng đồng như dân số, môi trường.
Các hình thức kiểm tra nói chung:
Để đảm bảo được 3 yêu cầu của việc kiểm tra nói trên giáo viên có thể áp dụng các hình thức kiểm tra sau:
Kiểm tra với hình thức trắc nghiệm tự luận.
Kiểm tra với hình thức trắc nghiệm khách quan.
Bài kiểm tra thực hành.
Trong bài viết này xin đi sâu vào trình bày hình thức kiểm tra với hình thức trắc nghiệm khách quan.
Bài kiểm tra dạng này có đặc điểm là cách cho điểm khách quan không phục thuộc vào người chấm, bài kiểm tra dạng này gồm nhiều câu nhưng chỉ có một câu trả lời đúng hoặc tốt nhất mà người kiểm tra lựa chọn. Nội dung của bài kiểm tra theo cách này cũng có phần chủ quan bởi nó phụ thuộc vào sự suy đoán, lựa chọn của người được kiểm tra, bài kiểm tra thuộc dạng này thường sử dụng một số hình thức câu hỏi sau:
Câu hỏi có nhiều lựa chọn: Đây là lọai câu hỏi được sử dụng nhiều nhất. Câu trả lời đúng cho từng câu hỏi được lựa chọn từ nhiều phương án( Thường là 4, 5 phương án)
Ví dụ: Đánh dấu X vào một trong 4 ô thể hiện ý mà em cho là đúng nhất
Dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở các đồng bằng là do:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại phù hợp với nền nông nghiệp trồng lúa nước.
Có nhiều đất phù sa thích hợp với việc trồng lúa nước và nhiều khoáng sản để phát triển nông nghiệp.
Tỉ suất sinh rất cao, tỉ suất tử rất thấp.
Có hệ thống sông ngòi và kênh rạch, hệ thống thuỷ lợi dày đặc.
Đây là loại câu hỏi mà tất cả các phương án trả lời đều có thể đúng hoặc đúng một phần với câu hỏi. Đứng trước nhiều sự lựa chọn buộc mỗi học sinh phải có sự tái hiện kiến thức đã học để loại suy tìm ra câu trả lời đúng nhất cho vấn đề địa lý để khắc sâu kiến thức về vấn đề đó.
Ví dụ: Đánh dấu X vào một trong 4 ô thể hiện ý mà em cho là đúng nhất: Dân ở vùng núi và cao nguyên thưa thớt là do:
Địa hình cắt xẻ
tài nguyên ít, đất đai không phì nhiêu
Rừng thiêng nước độc
Nguồn nước thiếu thốn, làng bản và nhà ở cách xa nhau.
câu hỏi ghép đôi: Câu hỏi này gồm một dãy các phương án lựa chọn để trả lời hoặc gắn kết với môtj trong các câu hỏi khác nhau.
Ví dụ: Hãy chọn câu ở cột A để ghép với câu ở cột B tạo thành câu hoàn chỉnh phù hợp với kiến thức đã học.
Cột A
Cột B
1. Các trung tâm công nghiệp, các vùng kinh tế tương đối phát triển
a) Chiếm vị trí quan trọng nhất
2. Khu Tây Bắc, khu Tây Nguyên
b) Nhưng chỉ chiếm 1/4 giá trị sản lượng nông nghiệp
3. Trồng trọt có vai trò chủ đạo
c) Phần lớn tập trung ở các vùng đồng bằng và duyên hải
4. Chăn nuôi được chú ý nhiều
d) Vẫn ở trong tình trạng kém phát triển
5. Trong các loại cây lương thực thì lúa.
e) Chiếm 3/4 giá trị sản lượng nông nghiệp.
ưu điểm lớn nhất của loại câu hỏi này là giúp học sinh biết liệt kê, chọn lựa các kiến thức địa lý có liên quan chặt chẽ đến nhau trong cùng một nội dung để tạo nên một vấn đề hoàn chỉnh:
Ví dụ: Hãy ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B thành 10 câu cho phù hợp với các đặc điểm dân cư ở vùng kinh tế Bắc bộ.
Cột A
Cột B
1.Người Việt Nam có kinh nghiệm
a) Tập trung đông dân(3/4)
2. Các dân tộc ít người có kinh nghiệm
b) Dân cư thưa thớt
3. Đồng bằng chật hẹp
c) Phân bố không đông đều
4. Miền núi, trung du rộng lớn
d) Về trồng rừng, cây công nghiệp và dược liệu.
5. Tỷ lệ dân thành thị và nông thôn
đ) chênh nhau rất nhều
6. Dân cư và lao động
e) Vấn đề cấp bách của vùng
7. Cán bộ khoa học, công nhân lành nghề
g) Các thaàh phố lớn đông dân
8. Dân số tăng nhanh, thiếu việc làm
h) Về trồng lúa nước
9. Cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém là
i) Tập trung tại các thành phố lớn
10. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định là
k) Khó khăn đáng kể của vùng
Câu hỏi đúng sai: Đây là loại câu hỏi chỉ được lựa chọn một trong hai phương án Đ( đúng ) hoặc S (sai).
Ví dụ: Điền chữ Đ( nếu đúng) hoặc S(nếu sai) vào ô kèm theo của các ý sau:
Cơ cấu dân số nước ta trẻ là do:
Tỷ suất sinh và tỷ suất tử cao
Tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp.
Tỉ suất sinh giảm, tỉ suất tử giảm.
Tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử thấp.
Đây là loại câu hỏi thể hiện cách nhìn nhận đánh giá vấn đề địa lý chính xác nhất. Không cho phép học sinh có nhiều phương án lựa chọn trong cùng một vấn đề của câu hỏi vì thế nó có tác dụng khắc họa sâu đậm kiến thức của vấn đề.
Ưu điểm lớn nhất của loại câu hỏi này là trong một thời gian ngắn nhưng học sinh lại khẳng định được nhiều kiến thức về vấn đề địa lý.
Ví dụ: Điền chữ Đ (nếu đúng), chữ S (nếu sai) vào các ô trống của các ý kèm theo dưới đây.
Các cơ sở công nghiệp của nước ta phân bố ít ở miền núi trung du vì:
ở đây không có nhiều khoáng sản.
Địa hình miền núi cắt xẻ, hay xảy ra thiên tai nên không thể xây dựng các trung tâm công nghiệp.
Miền núi và trung du chưa đảm bảo được điều kiện như: cơ sở hạ tầng, nguồn lao động có kỹ thuật nên công nghiệp chưa phát triển.
Nhà nước tập trung vốn đầu tư để phát triển công nghiệp vùng đồng bằng.
c. Câu hỏi điền thêm: Trong câu hỏi này đòi hỏi phải điền thêm một từ hay liệt kê các sự việc hoặc nhiều sự việc
Với loại câu hỏi này giáo viên có thể triển khai theo hai loại nhỏ:
Điền theo từ, tổ hợp từ cho sẵn.
Điền khi không có từ, tổ hợp từ cho sẵn.
Ví dụ:
+ Hãy điền các số liệu sau 30%, 24triệu, 8.5triệu, 70%, 10 – 11 triệu vào chỗ có dấu ………trong câu dưới đây cho phù hợp với kiến thức đã học:
Năm 1993, nước ta có tới trên……….lao động (gần…….. lao động) hoạt động trong ngành sản xuất nông nghiệp dựa trên ……héc ta đất canh tác (nếu kể thêm cả diện tích đát khai hoang thì tương lai có thể lên tới…..ha). Trong diều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, nền nông nghiệp nước ta đã sản xuất ra một khối lượng nông phẩm có giá trị gần………tổng thu nhập quốc dân.
+ Hãy điền nội dung vào những chỗ có dấu ….để hoàn chỉnh ý sau:
Hiện nay các cơ sở……….của nước ta được sắp xếp, phân bố theo hướng: Những nơi có điều kiện tập trung nhiều ngành…….thì trở thành các…..những thành phố, trung tâm này tuy phân bố….song đa số vẫn ……và…..
Lưu ý:
Với loại câu không có từ, tổ hợp từ cho sẵn giáo viên khi ra đề phải chuẩn bị các đáp an dự phòng bởi một vấn đề địa lý có thể trình bày bằng nhiều nội dung kiến thức
Câu hỏi nhiễu: là loại câu có các phương án lựa chọn sai trong câu hỏi kiểm tra
Ví dụ: hãy chỉ ra chỗ sai ở câu dưới đây và viết lại cho đúng với kiến thức đã học.
Tính đến cuối năm 1996 dân số nước ta gần 75,4 triệu người, chiếm 2,18% số dân trên trái đất, đứng thứ 1 Đông Nam á. Năm 1993 tỷ lệ tăng dân số tự nhiện của nước ta là 1,2% thấp hơn mức trung bình của thế giới.
Đây là loại câu hỏi giáo viên đưa ra nhằm kiểm tra kiến thức lý thuyết cơ bản của học sinh. Từ đó hướng học sinh vào việc xem xét và đặt các vấn đề địa lý dướ góc độ nhiìn nhận đúng nhất.
III. Kết luận.
Trên đây là một số phương pháp kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan cơ bản. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy để phù hợp với từng chương kiến thức giáo viên có thể sử dụng một hay nhiều hặc kết hợp câu hỏi nói trên để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy và học bộ môn địa lý.
Giao Hà, ngày10 tháng 03 năm 2008
Người viết
File đính kèm:
- skkn dia 9.doc