Thực hiện yêu cầu đổi mới về phương pháp giảng dạy, nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông nói chung và trường Tiểu học nói riêng.
Trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, thì sự khai thác triệt để sử dụng các thiết bị dạy học trong nhà trường là điều vô cùng cần thiết, giúp cho giáo viên thực sự là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động học tập. Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự quan sát; hoạt động bằng tư duy; bằng thao tác dưới hình thức cá nhân hoặc nhóm nhỏ để tự tìm ra kiến thức mình cần tiếp thu trong tiết học.
10 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Soạn bài và dạy theo giáo án điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là: quan sát ảnh chụp trên bảng và thảo luận theo hệ thống câu hỏi sau: thời gian thảo luận là 2 phút.
? So sánh, tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2?
? Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình b, c, d?
- Một Hs lên điều khiển lớp trả lời các câu hỏi:
(HS hỏi từng hình a, b, c, d. Trả lời từng hình nhắc lại 1 lần: Lên bảng chỉ câu 1)
? Theo em quả trứng nào có thời gian ấp lâu nhất? Quả nào có thời gian ấp ít nhất?
? Theo em quả trứng hình b đã được ấp trong khoảng bao nhiêu ngày?
-> GV: Đây chính là quả trứng đã được ấp trong 10 ngày đấy các em ạ (Đưa số liệu)
(Đặt câu hỏi tương tự với hai quả trứng còn lại)
- Quả có thời gian ấp lâu nhất là quả hình d. Quả có thời gian ấp ít nhất là quả hình b
- Hai, ba học sinh trả lời.
Các em vừa nghe cô và các bạn giới thiệu quá trình phát triển của phôi thai trong quả trứng gà. Bây giờ cô mời một em trình bày lại quá trình này.
+ Hình a: đây là phần bên trong vỏ của quả trứng gà chưa ấp nên ta nhìn thấy lòng trắng và lòng đỏ riêng biệt.
+ Hình b: Quả trứng đã được ấp khoảng 10 ngày, phần lòng đỏ còn nhiều, phần phôi mới bắt đầu phát triển nên ta có thể nhìn thấy mắt gà.
+ Hình c: Quả trứng đã được ấp khoảng 15 ngày, phần lòng đỏ nhỏ đi, phần phôi đã lớn hẳn nên ta có thể nhìn thấy phần đầu, mỏ, chân, lông gà.
+ Hình d: Quả trứng gà đã được ấp khoảng 20 ngày, phần lòng đỏ không còn nữa nên ta có thể nhìn thấy đầy đủ các bộ phận chính của con gà, mắt đang mở.
GV Nêu: đến ngày thứ 21 gà mẹ đã cảm nhận được cử động từ trong quả trứng của gà con nên gà mẹ mổ vào lớp vỏ tạo thành 1 lỗ thủng, gà con theo lỗ thủng đó chui ra ngoài. thế là một chú gà con xinh xắn đã chào đới đấy các em ạ!
(Gv đưa từng hình)
GV chốt: Qua phần 1 các em cần lưu ý những điều sau( GV đưa trang kết)
Như vậy trứng gà (Hoặc trứng chim) đã được thụ tinh tạo thành hợp tử. Nếu được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi. Phần lòng đỏ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai phát triển thành gà con (hoặc chim non). Trứng gà cần ấp khoảng 21 ngày sẽ trở thành gà con. Với mỗi loài chim khác nhau thì thời gian ấp cúng khác và đa số công việc ấp trứng do chim mái đảm nhiệm nhưng cũng có mỗi số loài đặc biệt việc ấp trứng do chim bố đảm nhiệm. Ngày nay do khoa học tiến bộ nên việc ấp trứng có thể thay thế bằng lồng ấp.
Gv chuyển ý: Vậy sau khi nở ra thành gà con hay chim non thì sự nuôi con của những bà mẹ này như thế nào? cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong phần 2:
b) Hoạt động 2: Sự nuôi con của chim (Gv đưa hoạt động 2 lên màn hình)
Yêu cầu HS quan sát các hình vẽ 3, 4, 5 và tìm hiểu:
- Gv đưa từng hình sau đó hỏi:
? Em hãy mô tả hình ảnh gà vừa ra khỏi trứng?
-> Chú gà con vừa chào đời nên lông của chúng còn ướt và chúng còn rất yếu đuối
- Gà con sau một số ngày tuổi đã khác rất nhiều so với lúc vừa tách ra khỏi quả trứng
- Gv đưa tranh tiếp hỏi:
? Hình thứ hai vẽ một chú gà như thế nào?
- đây là chú gà lông đã khô và đã đi lại được trên mặt đất.
? Chú gà này đã tự đi kiếm ăn được chưa? Vì sao?
- Chú chưa tự đi kiếm ăn được vì vẫn còn rất yếu.
GV: Gà là một con vật rất gần gũi với con người, chắc hẳn các em đã được quan sát ở gia đình hay ở quê. Vậy em nào có thể mô tả lại cách chăm sóc nuôi con của của gà không?
- Cho HS trả lời, nhận xét bổ sung.
GV: gà là con vật rất chu đáo trong việc chăm sóc và bảo vệ đàn con của mình. Điều đó thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng rất rõ nét. Chúng luôn bảo vệ con mình khi gặp những hiểm nguy (Gv đưa hình vẽ)
? Vậy gà mẹ đã chăm sóc gà con như thế nào?
-> Chúng lấy mồi mớm cho con ăn, và che chở cho con khi gặp nguy hiểm.
Thế còn những con chim trong thiên nhiên thì nuôi con như thế nào? Cô mời cả lớp quan sát bức tranh tiếp theo (Gv đưa bức tranh tiếp)
? Tranh vẽ gì?
GV: Trong tự nhiên những con chim mẹ và chim bố trước khi sinh, chúng làm tổ rất chu đáo: Chúng làm cho chiếc tổ của mình ấm áp và rộng hơn bằng những cọng cỏ rơm khô, để chuẩn bị chào đón những đứa con bé bỏng chào đời.
? Em có biết chim bố mẹ chăm sóc con như thế nào không?
-> Chúng kiếm mồi và mớm cho con trong suốt quá trình chim còn nhỏ.
GV khẳng định đúng: Chim bố mẹ chăm sóc con thật là chu đáo.
? Trong lớp mình các em đã được quan sát chim bố, mẹ mớm mồi cho chim con chưa?
GV: Bây giờ chúng ta cùng quan sát cảnh chim mẹ mớm mồi cho chim con nhé (GV đưa đoạn phim)
? Vậy khi chim con đã mọc đủ lông cách thì chim bố và chim mẹ còn làm gì nữa?
-> Chúng vẫn tiếp tục mớm mồi cho con ăn đồng thời chúng cho con đi theo mình để dạy con cách kiếm mồi và chúng dạy con tập bay để hoà nhập vào thiên nhiên. (Gv đưa hình ảnh)
? Những con chim non thật xinh xắn và đáng yêu nhưng theo em có điều gì nguy hiểm có thể xẩy ra với chúng?
-> Chúng có thể bị những loài chim ăn thịt lớn tấn công như: Đại bàng, chim cắt...
? Chúng còn có thể gặp mối nguy hiểm nào khác?
-> Gặp nguy hiểm vì bị con người săn bắn
? Vậy theo em, có những biện pháp nào để hạn chế những hiểm nguy đó?
-> Không săn bắn chim, tuyên truyền mọi người nâng cao ý thức bảo vệ...
? Vậy loài chim nói chung chăm sóc con như thế nào?
-> Chúng mớm mồi cho con, chúng dậy con cách kiếm mồi và cách tập bay.
(Gv đưa trang kết phần 2 (một HS nêu lại Kết luận)
GV chuyển ý: Vừa rồi cô và các em đã cùng nhau tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của chim, Giờ trước cô đã yêu cầu chúng ta sưu tầm và tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của chim, cô mời cả lớp để tranh lên bàn. bây giờ các em sẽ hoạt động trong nhóm lớn để: Trưng bày và trình bầy những hiểu biết của em về các loài chim, sau đó mỗi nhóm cử ra bạn trình bày trước lớp về một loài chim mà các em thấy thích và em thấy hiểu về chúng nhất.
+ Nhóm 1: Chim yến
- Chim yến sống ở vùng Khánh Hoà, chúng thường làm tổ trên vách núi treo leo, tổ của chúng được làm từ chính dãi của nó.
- Chim mái đẻ trứng và tự ấp trứng
- Loài chim này cũng chăm sóc con rất chu đáo.
- Chúng có giá trị kinh tế rất lớn, bằng cách thu hoạch tổ yến.
+ Nhóm 2: Chim bồ câu
- Chim bồ câu sống ở nơi có khí hậu ấm áp, chúng có khoảng 200 loài.
- Chim mái đẻ mỗi lứa từ 1 đến hai quả trứng.
- Chúng nuôi con bằng cách lấy sữa tiết ra từ lớp lót của cái diều nơi chứa thức ăn.
- Chúng có giá trị về mặt kinh tế, chúng còn được huấn luyện để đưa thư. Chúng còn được chọn là biểu tượng của hoà bình.
- Vừa rồi các em nghe nhóm thứ hai nói về một loài chim cũng rất tuyệt vời, có nhóm nào muốn chia sẻ thông tin với nhóm của bạn không?
+ Nhóm 3: chim hoạ mi.
- Chim hoạ mi thơờng làm tổ trên cây.
- Mỗi lứa chim mái đẻ hai đến ba quả trứng, chúng chăm sóc con rất chu đáo: Cả chim bố và chim mẹ thay phiên nhau kiếm mồi và mớm cho con. Chim trống luôn đi xung quanh tổ chim con, dùng tiếng hót của mình để đuổi kẻ thù.
- Loài chim này thơường được nuôi đẻ làm cảnh.
Sau đây cô xin giới thiệu với các em một số loài chim khác cũng có những đặc biệt về sự chăm sóc con đặc biệt.
- Gv đưa hình chim đại bàng chúa.
Các em đã được nghe các bạn và cô giới thiệu về sự sinh sản và nuôi con của một số loài chim. Các em hãy làm phong phú thêm vốn hiểu biết của mình về thế giới loài các loài chim qua sách, báo và truyền hình nhé!
? Theo em loài chim thường sống trong môi trường như thế nào?
-> Sống ở trên cây, rừng cây, nơi có khí hậu trong lành.
Gv: Đúng rồi các em ạ, chim là một loài rất yêu hoà bình, chúng thường tìm đến những nơi đất đai trù phú, con người hiền hoà.
? Các em có biết ở nước ta có những nơi nào mà loài chim thường đến cư ngụ không?
- Đồng Tháp Mười, rừng Cúc Phương, Hồ Tây Hà Nội.
- GV: Giới thiệu bức tranh cuối cùng: Đây chính là một góc của sân chim ở Đồng Tháp Mười. Trong đó có rất nhiều loài chim đã được đưa vào danh sách để bảo tồn, ví dụ: Sếu đầu đỏ.
? Em có biết chim mang lại lợi ích gì cho chúng ta?
- Du lịch, kinh tế, giải trí...
? Để bảo vệ những lợi ích đó ta phải làm gì?
- > Không đốt phá rừng, Giữ gìn môi trường trong sạch, không săn bắn bừa bãi.
C. Củng cố.
? Qua bài ngày hôm nay chúng ta đã biết được những gì?
-> Biết: Sự sinh sản và nuôi con của chim.
? Chim sinh sản như thế nào?
-> Chim mái đẻ trứng, ấp trứng, sau một thời gian trứng nở thành chim non.
? Sự phát triển của phôi thai diễn ra như thế nào? (GV đưa hình vẽ)
-> Một HS lên bảng chỉ hình vẽ nêu lại.
? Chim nuôi con như thế nào? (GV đưa hình vẽ)
-> Chim bố, mẹ kiếm mồi và mớm mồi cho con ăn, khi chim con mọc đủ lông cánh thì chim bố, mẹ dạy con cách kiếm mồi và dạy con cách tập bay.
GV: Đó chính là mục bạn cần biết trong SGK. Cô mời một bạn đọc lại. (GV đưa lên bảng)
D. Nhận xét tiết học
...
IV/ Kết quả và bài học rút ra
- Hai giờ dạy sử dụng giáo án điện tử và phương tiện dạy học hiện đại trong giảng dạy, thực sự giúp cho học sinh hứng thú trong học tập. Giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn và phát triển tư duy, rèn kỹ năng thực hành.
- Bản thân tôi nhân thấy việc tự học, tự nghiên cứu để không ngừng trau dồi về kiến thức, về phương pháp giảng dạy, về khả năng áp dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy là việc làm vô cùng cần thiết, giúp học sinh hiểu bài sâu sắc và học sinh hứng thú, thích học, ham học và muốn học. Có như vậy mới đáp ứng được lòng tin yêu của học sinh và yêu cầu của xã hội.
Bên cạnh việc tự học, tự nghiên cức để nâng cao hiểu biết cho bản thân thì việc học hỏi thêm qua việc dự giờ đồng nghiệp, qua việc lắng nghe ý kiến rút kinh nghiệm của đồng nghiệp và Ban giám hiệu trong từng giờ dạy cũng là bài học vô giá đối với bản thân tôi.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong sự say mê tìm kiếm, áp dụng phương tiện dạy học hiện đại vào giảng dạy, vì thế không tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân tôi rất mong được sự giúp đỡ của các đồng chí trông Ban giám hiệu nhà trường và bạn bè đồng nghiệp để giúp tôi tiến bộ hơn.
Tôi xin chân thành biết ơn!
Hạ Long, ngày 14 tháng 5 năm 2007
Người viết
Vũ Thị Ninh
File đính kèm:
- SKKN Sihn Hoc.doc