Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm:nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh lớp một trong giờ tập đọc

Trong dạy học môn tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng, thì kỹ năng đọc hiểu là vô cùng quan trọng. Việc đọc hiểu được sử dụng để tìm hiểu nội dung bài mới. Rèn đọc hiểu nâng cao năng lực tư duy, từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức đó theo năng lực bản thân. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1, tôi nhận tập đọc là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình. Vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng "đọc" nói chung và "đọc hiểu " nói riêng

doc13 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm:nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh lớp một trong giờ tập đọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h đọc khổ thơ hay đoạn văn mà mình yêu thích .   - Học sinh kể lại chuyện cho các bạn nghe ( tùy theo từng bài tập đọc) * Ví dụ: Khi dạy bài: Vì bây giờ mẹ mới về - tôi tiến hành soạn giảng như sau.  A. Mục đích yêu cầu:   - Học sinh đọc trơn cả bài chú ý tự phát hiện tiếng khó và phát âm.   - Biết nghỉ hơi đúng ở chỗ có dấu chấm, dấu phẩy, biết đọc cao giọng, vẻ ngạc nhiên ở dấu chấm hỏi.   - Ôn lại các vần ưt, ưc. Khắc sâu vần, cấu tạo vần, tìm được tiếng, nói câu chứa tiếng có vần ưt,ưc.   - Hiểu được nội dung bài tập đọc, luyện nói tự nhiên theo chủ đề.   - Rèn kỹ năng đọc, nói đúng tốc độ.   - Thái độ tích cực học tập.  B. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: + Tranh vẽ một em bé cắt bánh bị đứt tay nhưng không khóc ( tranh vẽ phóng to từ SGK) + Bộ thực hành biểu diễn Tiếng Việt, SGK. - Học sinh: + Bộ thực hành tiếng Việt, SGK.  C. Các hoạt động dạy - học:   1. Kiểm tra bài cũ - Đọc một khổ thơ mà em yêu thích trong bài " Quà của bố" ? Vì sao em thích khổ thơ ấy ? - Tự kiểm tra: Kiểm tra đọc ( từng cặp học sinh cùng bàn) quay mặt vào nhau để kiểm tra. - Giáo viên nhận xét mức độ hiểu bài của học sinh rồi đánh giá ghi điểm   2. Bài mới:     Tiết 1 - Giới thiệu bài: Giáo viên treo tranh để giới thiệu. + Tranh vẽ gì ? ( học sinh quan sát và trả lời). + Giáo viên chỉ vào tranh nói: Tranh vẽ cậu bé cắt bánh bị đứt tay nhưng không khóc.Chúng ta hãy đoán xem điều gì xảy ra khi mẹ cậu ta về ? Cô cùng các con đọc và tìm hiểu bài: vì bây giờ mẹ mới về.   - Luyện đọc: + Giáo viên đọc mẫu lần 1: Đọc giọng người mẹ hoảng hốt khi thấy cậu bé khóc òa lên, giọng ngạc nhiên khi hỏi " sao bây giờ con mới khóc ?" giọng cậu bé nũng nịu. + Giáo viên nêu câu hỏi: Bài văn gồm có mấy câu ? rồi khoanh chân dưới những dấu câu có trong bài.   - Học sinh luyện đọc + Đọc tiếng từ: Tìm trong bài những tiếng từ khó đọc ? ( Cắt bánh, đứt tay, hoảng hốt...) + Đọc câu: Giáo viên hướng dẫn đọc liền câu. + Giáo viên hướng dẫn đọc liền câu. + Đọc đoạn, bài: Giáo viên hướng dẫn cách ngắt, nghỉ đúng dấu câu.   - Ôn các vần ưt, ưc: + Học sinh tìm tiếng có vần cần ôn trong bài , ngoài bài ( khuyến khích các em tìm được nhiều tiếng, từ, đồng thời giúp các em hiểu được nghĩa của từ  vừa tìm). + Học sinh nói câu có tiếng chứa vần ưt. ưc. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh , nói câu mẫu, từ đó tự các em sẽ nói câu theo ý hiểu của mình ( tổ chức nói trong nhóm, tự kiểm tra sau đó lên trình bày trước lớp, giáo viên uốn nắn, sửa sai và động viên những học sinh có câu nói hay....)   - Tiết 2: Ngoài việc rèn luyện kỹ năng đọc đúng, đọc lưu loát đọc rõ ràng tiến tới đọc diễn cảm toàn bài thì giáo viên cần tạo hứng thú cho học sinh qua việc tìm hiểu nội dung bài. Vì khi các em đã đọc được tốt rồi, lại được hiểu kỹ về nội dung bài thì chắc chắn khi được đọc gọi bài các em sẽ đọc tốt hơn. Do đó cần kết hợp chặt chẽ giữa việc hiểu nội dung bài với việc luyện đọc nhiều lần văn bản. Trước khi đặt câu hỏi tôi thường cho học sinh đọc nhiều lần đoạn văn chứa nội dung trong câu hỏi đó để giúp các em có trọng tâm cho câu trả lời.   - Phần tìm hiểu nội dung, câu hỏi 1 tôi gọi theo nhóm tự nêu câu hỏi và tự trả lời. Câu hỏi 2, tôi treo bảng phụ để cả lớp cùng quan sát tìm ra ý đúng. + Lúc nào cậu bé mới khóc ? Vì sao ? Đánh dấu vào ô trống trước ý đúng: ¨ Mẹ về cậu mới khóc, vì bây giờ cậu mới thấy. ¨ Mẹ về cậu mới khóc, vì cậu làm nũng mẹ.   - Học sinh thảo luận đưa ra câu trả lời đúng . Giáo viên đọc lại câu trả lời đầy đủ để khắc sâu kiến thức. Giáo viên gọi học sinh khá giỏi đọc những câu hỏi có trong bài, lưu ý giọng đọc: cao giọng ở mỗi câu hỏi, giọng hốt hoảng lo lắng..... + Con làm sao thế ? + Đứt khi nào thế ? + Sao bây giờ con mới khóc ?   - Cuối giờ, học sinh đọc phân vai, mỗi nhóm 3 học sinh: người dẫn chuyện, mẹ, cậu bé.   - Sau mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Qua phần này sẽ giúp phần củng cố thêm cho học sinh hiểu nội dung sâu hơn.   - Phần củng cố bài học tự liên hệ : Con có giống bé ở trong bài không ? Vì sao Qua các biện pháp trên tôi nhận thấy, nếu người giáo viên biết lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp với từng đối tượng học sinh của mình cùng với lòng nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ học sinh thì các em sẽ tự bộc lộ năng lực nhận thức và thực hành luyện tập kỹ năng đọc hiểu một cách tích cực. Từ đó giúp các em học tốt hơn. 3.Biện pháp thứ ba: Giúp học sinh không lúng túng khi trả lời câu hỏi hoặc giải nghĩa từ. Để giúp những học sinh lúng túng khi tìm câu trả lời thì cần có câu hỏi gợi hoặc cho học sinh khá nói trước, rồi cho học sinh yếu nhắc lại, có những học sinh hiểu được ý, nhưng khi diễn đạt bằng lời thì lại lúng túng. Nên tôi phải tích cực gọi nhiều lần để khuyến khích tính bạo dạn ở các em. Đối với những học sinh tiếp thu chậm, tôi đưa ra những yêu cầu phù hợp để các em hăng hái tích cực học tập.Nếu học sinh chưa trả lời đúng hoặc thiếu ý thì tôi nhẹ nhàng hướng dẫn để các em trả lời tốt hơn . Tôi hướng dẫn các em chuẩn bị bài nhà trước khi đến lớp. Trong giờ truy bài tôi phân công học sinh khá kiểm tra học sinh yếu, nội dung bài ôn là bài cũ và chuẩn bị bài mới.Để gây hứng thú cho học sinh làm cho người học sôi nổi hơn. Tôi tổ chức cho học sinh tham quan 1 số trò chơi theo nguyên tắc: " Học mà chơi, chơi mà học". Thông qua các hình thức tổ chức  hoạt động vui chơi. Học sinh vui chơi được  củng cố các  kiến thức đã học. Tạo điều kiện cho học sinh được rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghe - nói. Từ đó kích thích khả năng ứng xử ngôn ngữ của học sinh, rèn tư duy linh hoạt, tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin cho học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc kể cho bé nghe - Tiếng Việt 1 - Tập 2. Tôi cho học sinh chơi thi đọc tiếp sức. Một em đọc, một em trả lời. Em thứ nhất đọc: hay nói ầm ĩ Em thứ hai đọc: Là con vịt bầu Em thứ ba đọc: hay hỏi đâu đâu Em thứ tư đọc: Là con chó vện Học sinh đọc nối tiếp  cho đến hết bài thơ . Sau đó tôi cho cả lớp một tràng pháo tay cho những em nào có giọng đọc to và hay. Như vậy tôi đã tạo cho các em lòng say mê học tập, làm cho các em có sự thi đua lẫn nhau. Nhờ thế mà các em có ý thức vươn lên trong học tập giành nhiều bông hoa điểm tốt. 4. Biện pháp thứ tư: Phối hợp với cha mẹ học sinh nâng cao đọc hiểu cho các em . Gia đình góp phần quan trọng trong việc rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh . Nhờ có gia đình mà các em đã học bài ở nhà trước khi đến lớp. Bởi vì học sinh lớp 1 còn non nớt , muốn để các đọc hiểu tốt, điều đầu tiên gia đình phải giúp các em biết đọc đúng , đọc to cả bài. Nếu cô có dạy giỏi đến đâu mà thiếu sự hỗ trợ của gia đình thì cũng không đạt được kết quả cao trong học tập. Trong xu thế hiện nay, nhiều gia đìnhchỉ mải lo kiếm tiền chưa quan tâm nhiều đến các em ( thậm chí bữa sáng chỉ là một chiếc bánh mỳ đến lớp. Khi thì quên sách, khi thì quên vở). Trước tình hình này, tôi đã trao đổi với phụ huynh cần quan tâm đặc biệt đến các em. Có như vậy mới tạo điều kiện cho các em học tốt hơn.   - Tôi còn trao đổi với phụ huynh qua sổ liên lạc, hàng tháng tôi thông báo kết quả học tập kịp thời các em. Còn đối với những em chậm tiến , tôi nhắc nhở phụ huynh bảo ban động viên con em mình ở nhà và có thói quen chăm học hơn. Đồng thời qua lần họp phụ huynh học sinh, tôi cũng chỉ cho phụ huynh thấy những nhược điểm mà học sinh còn mắc phải trong việc nâng cao chất lượng đọc hiểu. Tôi hướng dẫn cho phụ huynh cách khắc phục những nhược điểm đó của học sinh. Ví dụ: Lớp 1A của tôi có em Quý, em Tình, em Nhất  thường xuyên đi học quên sách tiếng Việt, không đọc bài ở nhà nhiều lần. Tôi gặp gỡ trao đổi với từng phụ huynh của từng em để thông báo kết quả học tập của các em. Từ đó nhờ phụ huynh giúp đỡ các em đọc bài ở nhà . Cho đến nay các em Quý Tình, Nhất đã tiến bộ rõ rệt. Cả 3 em đều đọc đúng, đọc to và đọc hiểu rất tốt.Chính vì vậy mà phụ huynh đã hiểu rõ vai trò của gia đình trong việc dạy các em là  rất quan trọng. Mối quan hệ giữa  gia đình và nhà trường không thể tách rời nhau. Cho nên muốn nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh thì phải có sự giúp đỡ từ phía gia đình. Có như vậy gia đình mới là chỗ dựa vững chắc làm cho các em có thói quen chăm học và học tốt hơn.     III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Qua thực hiện các biện pháp ở trên học sinh lớp tôi rất chăm chỉ học tập không học sinh không biết đọc hiểu. Chất lượng các lần khảo sát định kỳ môn tập đọc lớp tôi điều đạt 100% trung bình trở lên. Trong đó tỷ lệ học sinh có bài giỏi đạt 55%. Kết quả kiểm tra của Phòng giáo dục vào cuối năm cụ thể đạt như sau: Năm học Tổng số Số em đọc hiểu tốt Số em đọc hiểu còn chậm Số em chưa biết đọc hiểu 2011 - 2012 34 22 =64,4% 12= 35,6% 0 IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua quá trình thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh lớp 1 trong giờ tập đọc. Bản thân tôi nhận thấy muốn giúp cho học sinh lớp 1 đọc hiểu tốt bài học.   - Điều trước tiên người giáo viên phải có lòng yêu nghề mến trẻ, yêu thương các em như con em mình.   - Người giáo viên phải biết đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình.Có như vậy các em mới phát huy được tính tích cực của mình trong học tập. Ngoài ra cần phải biết quan tâm giúp đỡ học sinh làm cho các em cảm thấy tự tin trong học tập và thực sự thấy mỗi ngày đến trường là 1 ngày vui, cảm thấy cô giáo như người mẹ  thứ hai của em. Chính điều đó làm nền móng cho tốt cho các em học lên lớp trên.   - Người giáo viên cần chú ý rèn cho các em đức tính cẩn thận ngay từ khi bước vào lớp 1.   - Trong giảng dạy phải có sự phối kết hợp với gia đình để làm tốt công tác chủ nhiệm. Làm cho phụ huynh thấy rõ vai trò của gia đình trong quá trình giáo dục con em mình, phải biết động viên kịp thời trước sự tiến bộ của học sinh. Xây dựng cho các em có thói quen tự giác học tập ở nhà. Trên đây là 1 số biện pháp tôi đã đề ra và đã thực hiện để giúp học sinh lớp 1 nâng cao chất lượng đọc hiểu trong giờ tập đọc. Xin được trình bày trước hội đồng khoa học các cấp, rất mong được sự giúp đỡ của hội đồng. Xin chân thành cảm ơn! Đông Hà, ngày14  tháng 0 5 năm 2012

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(2).doc
Giáo án liên quan