Xuất phát từ mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục nói chung:Giáo dục con người phát triển về trí tuệ,cường tráng về thể chất,phong phú về tinh thần,trong sáng về đạo đức.một con người toàn diện có ích cho xã hội.Như Bác Hồ đẫ nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng.Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Xuất phát từ tình hình thực tế xã hội hiện nay: Do đổi mới cơ chế thị trường mà có nhiều tệ nạn xã hội tràn về các vùng xa xôi hẻo lánh,lén lút chui vào các trường học.Những tệ nạn xã hội đó xâm nhập vào mọi đối tượng, từ những người lớn tuổiddeens từng lớp thanh thiếu niên,và kể cả những em ở lứa tuổi nhi đồng.Tệ nạn xã hội nó không loại trừ một ai nếu không được giáo dục cẩn thận,không được giáo dục đến nơi đén chốn.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6395 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung thực và hay gây mất đoàn kết giữa lớp này với lớp khác, giữa địa phương này với địa phương khác, để kịp thời ngăn chặn. Gặp gỡ các em, cho các em thấy những việc làm ,những hành vi của các em đó là chưa tốt.Nhưng phải nên nhớ một điều là chỉ gặp riêng những em mắc khuyết điểm mà thôi,đừng để các em khác biết chuyện.Và phải thật nhẹ nhàng khi các em mắc lại khuyết điểm.Đừng nên cho rằng em đó cố tình và cũng không nên nóng vội bắt em đó phải chấm dứt ngay, mà phải bình tĩnh chờ đợi và cố gắng tìm những biểu hiện tiến bộ ở các em.Đồng thời cung cấpthông tin cho đồng nghiệp những gì mà mình biết đến những việc làm sai trái , những biểu hiện về những hành vi đạo đức chưa tốt của học sinh ở lớp mà mình không phụ trách.
Nói tóm lại, phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các giáo viên tring nhà trường với cán bộ quản lý, nhân viên bảo vệ trong trường để có sự kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh thật tốt.ngăn chặn được các tệ nạn xấu xâm nhập vào nhà trường,xâm nhập vào tâm hồn trong trắng của các em. Ngăn chặn được kẻ xấu lợi dụng học sinh,lợi dụng nhà trường để làm những việc xấu trái với với lương tâm con người.
3/Giáo dục học sinh thông qua các mon học, giò học trên lớp.
a, Thông qua môn đạo đức, giáo dục tình cảm đạo đức cho học sinh.
Tình bạn bè trong và ngoài lớp, tình cảm với người lớn, tình cảm với ông bà cha mẹ,tình cảm với các thầy giáo, cô giáo và những người cán bộ công nhân viên trong nhà trường, lòng kính trọng và biết ơn những người lao động , đạo lý uống nước nhớ nguồn như: chăm sóc giup đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, giúp đỡ những người già cả cô đơn không nơi nương tựa.Thông qua những câu chuyện, những bài học đạo đức, giúp hcoj sinh nắm được những điều sơ đẳng nhất của phép ứng xử trong cuộc sống hằng ngày. Nắm dược ý nghĩa của các hành vi đạo đức trong các hoạt động và mối quan hệ hằng ngày trong xã hội. Biết phân biệt thế nào là hành vi tốt, thế nào là hành vi xấu, biết được hành vi nào đúng, hành vi nào sai. Thông qua việc trang bị kiến thức và bồi dưỡng cho học sinh những cảm xúc và tình cảm đạo đức đúng đắn, sâu sắc. Biết yêu quý cái đúng, cái tốt, cái hay và ham muốn đươc làm theo những cái đó.Biết ghét bỏ và không làm theo những cái xấu, biết đấu tranh với những thói hư tật xấu của bản thân cũng như của bạn bè xung quanh.Góp phần xây dựng cho học sinh những kỹ năng , hành vi đạo đức giúp các em hình thành thói quen tốt, những hành vi kiên trì trong học tập.
Cứ như thế, qua mỗi bài học trong chương trình,hình thành cho các em một số hành vi đạo đức tốtvaf dần dần những hành vi đạo đức tốt chiếm lĩnh trong mọi suy nghĩ, và hành động của các em.Đẩy lùi được những hành động và suy nghĩ xấu trong lối sống của trẻ.
b, Giáo dục đạo dức cho học sinh thông qua môn Tiếng Việt.
Trong kho tàng của nền văn học việt nam cũng như văn học nước ngoài, có rất nhiều tác phẩm mang nội dung giáo dục đạo đức sâu sắc như những kinh nghiệm về đạo đức, những tinh hoa xử thế trong cuộc sống hằng ngày. Trong mối quan hệ xã hội ,ca ngợi cái thiện.đấu tranh chống cái ác...Những tác phẩm đó có nội dung khêu gợinhwngx tình cảm đạo đức trong sáng. mạnh mẽ, thôi thúc trẻ hành động. Chính vì vậy mà khi dạy học môn Tiếng Việt, đặc biệt là dạy phân môn Tập đọc, người giáo viên Tiểu học phải bằng những bài văn bài thơ, những câu ca dao tục ngữ để truyền cho trẻ những tình cảm tốt đẹp về qê hương đất nước, về truyền thống hào hùng của dân tộc qua những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi. Quang Trung... cho đến bây giờ là thời đại Hồ Chí Minh.
Chẳng hạn khi dạy bài ....
c, Thông qua môn TNXH giáo dục đạo đức cho học sinh.
Chương trình môn học TNXH thật là rộng lớn bao gồm đầy đủ các chủ đề: Tự nhiên, Xã hội, Con người và sức khoẻ. Nếu như người giáo viên Tiểu học Không biết kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn học này thì thật là một thiếu sót lớn.
Chính vì vậy mà thông qua các bài học cụ thể để hình thành cho các em nếp sống biết suy nghĩ trước khi làm một việc gì đó dù là việc rất nhỏ.
Ví dụ:...
Tiếp tục bài này qua bài khác. lớp học này qua lớp học khác, dần dần hình thành trong tư duy của các em, trong nếp nghĩ và nếp làm những hành vi đạo dức tốt, cố những tình cảm tốt đẹp về đất nước và con người Việt nam. Từ đó các em cố gắng nhiều hơn về mọi mặt.
d, Thông qua các hoạt động NGLL và các hoạt động của Liên đội để giáo dục đạo đức cho học sinh.
Trong trường học các hoạt động NGLL và các phong trào của liên đội thì vô cùng phong phú.Giáo viên có thể từ các hoạt động và phong trào đó để giáo dục đạo dức cho các em giáo dục truyền thống yêu qê hương đất nước và đạo lý làm người.
Chẳng hạn: Qua các phong trào “Áo lụa tặng bà”, “Tấm chăn tình nghĩa”, “Quyên góp ủng hộ đồng bào bị bão lũ”...Hình thành cho các em tình cảm đạo lý làm người “Uống nước nhớ nguồn” hay “Lá lành đùm lá rách”. Từ đó giúp học sinh luôn luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của những thế hệ đi trước, thế hệ của những người đã hy sinh vì Tổ quốc.
Qua phong trào “Giúp bạn nghèo vượt khó”, Hoặc phong trào “Tết vì bạn nghèo”, “Áo ấm tặng bạn”... đã hình thành ở các em tình cảm tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong học tập hoạc khi gặp hoạn nạn...
Qua buổi ngoại khóa nói về truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ nhân ngày 22/12.Giáo dục các em thêm yêu quê hương đất nước,tự rèn luyện cho mình ý thức học và làm theo tác phong của anh bộ đội Cụ Hồ và có rất nhiều các họat động khác trong nhà trường có tác dụng giáo dục rất cao.
Tóm lại: Qua mỗi môn học, mỗi một giáo viên phải biết mục đích yêu cầu của từng môn để giáo dục đạo đức cho học sinh trong suốt cả thời gian học tiểu học, tôi tin rằng nếu làm được như vậy các em sẽ trở thành người học sinh tốt, biết được những nỗi lo cho gia đình,nhà trường và xã hội, khi các em tiếp tục học tập và rèn luyệntrong những năm học tiếp theo.
4/ Kết hợp nhà trường với gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh.
a, Kết hợp với gia đình:
Gia đình là một xã họi thu nhỏ. gia phong nề nếp của gia đình, cách sống của ông bà cha mẹ, anh chịn em có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và các hành vi đạo đức của học sinh ở lứa tuổi tiểu học.Sự nuôi dạy con cái cũng góp phần rất quan trọng đến việc hình thành các hành vi đạo đức của học sinh.Chính vì lẽ đó mà người giáo viên tiểu học phải biết kết hợp thật khéo léo với gia đình để cùng giáo dục. Tránh tình trạng học sinh nói dối cha mẹ, nói dối thầy cô giáo. Những ví dụ rất nhỏ mà tôi nêu ra sau đây cũng là những bài học đngs quan tâm cho những người hay coi thường viecj phối hợp với gia đình để giáo dục đạo đức cho học sinh,đó là...
Từ thực tế bắt gặp những tình huống khó xử trong công tác giáo dụcmaf tôi đã suy nghĩ rất nhiều để tìm ra được hướng đi đúng đắnn phù hợp mục tiêu đào tạo là phối hợp với gia đình để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.Muốn vậy giáo viên chủ nhiệm phải đi thực tế thường xuyên để nắm bắt tình hình của học sinh đặc biêt là đối với học sinh cá biệt.
b,Phối hợp với các tổ chức xã hội để giáo dục đạo đức cho hcooj sinh tiểu học.
Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học chỉ kết hợp với gia đình thôi là chưa đủ. Ngoài xã hội là môi trường hoạt động vô cùng phong phú nhưng cũng rất phức tạp đối với lứa tuổi học sinh tiểu học. Vì vậy nhà trường phải biết kết hợp với gia đình và các tổ chức xã hội như hội phụ huynhhocj sinh,hội phụ nữ,hội nông dân tập thể, đoàn thanh niên ở địa phương để tạo một mạng lưới giáo dục tay ba nhằm lôi cuốn các em vào các hoạt động văn hóa lành mạnh, dẫn các em ý thức được ý nghĩa,mục đích của việc mình đang làm nhằm mục đích tốt hay xấu, nên hay không nên làm. Với hình thức này qua kết qua điều tra tôi nhận thấy số học sinh chăm lo đến việc vệ sinh đường làng ngõ xóm ngày càng tăng. Số em phá hoại cây trồng, vườn tược,phá hoại của công, phá hoại lăng mộ, miếu thờ không còn. Đặc biệt là hiện tương thả trâu bò ăn lúa ,phá hoại hoa màu của bà con đã chấm dứt. Các em đã biết kính trọng người già cả trong thôn xóm, biết cùng nhau giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, làm việc có tinh thần tập thể cao.
5/ Mỗi một giáo viên là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Người giáo viên nói chung và giáo viên Tiểu học nói riêng, không những cần phải có lòng nhiệt tình cao với nghề nghiệp, có vốn kiến thức phong phú, dồi dào có vốn kinh nghiệm ứng xử tốt và có cảm xúc đạo đức tinh tế .Mỗi một giáo viên phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Cũng cố niềm tin cho trẻ để những nếp sống đạo đức lành mạng trẻ được tiếp thu, được giáo dục qua nhiều hình thức giáo dục ở lớp, ở trường không mâu thuẩn với thực tế ngoài đời.
III / KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Qua nhiều năm làm công tác giáo dục, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm nhỏvaf đã đưa vào vận dụng ở công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.Trong những năm gần đây kết quả cho thấy khá rõ rệt. Học sinh ở địa phương chăm ngoan lễ phép hơn, hiện tượng gây lộn mất đoàn kết đã không còn.Những hành vi đạo đức sai trái đã dần dần được chấm dứt.Tỷ lệ học sinh đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ ngày càng tăng.Học sinh thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người học sinh đạt 100%.
IV /BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA
Qua nhiều năm thực hiện tôi đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học như sau:
1/ àm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
2/ Phối hợp hợp với đồng nghiệp và lãnh đạo trong nhà trường để giáo dục cho học sinh.
3/Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học giờ học trên lớp và các hoạt động xã hội trong trường học do liên đội đề ra.
4/ Kết hợp nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh.
5/ Giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo .
qua đây tôi xin rút ra một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy và giáo dục. Tôi xin chân thành mong muốn có được những góp ý của đồng nghiệp, của ban giám hiệu nhà trường và tất cả những người quan tâm đến công tác giáo dục để việc giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng ngày càng được hoàn thiện hơn và đạt kết quả tốt hơn.
File đính kèm:
- Giao duc dao duc cho HS tieu hoc.doc