Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc,, học viết. Biết đọc, biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước mắt các em.Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết Tiếng Việt là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời.
19 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp góp phần rèn chữ viết cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cầu viết liền mạch, viết nhanh.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở:
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ cái đã phân tích.
Ví dụ: Khi dạy chữ a, giáo viên có thể đặt câu hỏi: chữ a gồm có bao nhiêu nét? là những nét nào? chữ a cao mấy ô li? độ rộng của chữ là bao nhiêu?…Với những câu hỏi khó, giáo viên cần định hướng cách trả lời cho các em. Vai trò của giáo viên ở đây người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái chuẩn bị cho giai đoạn
luyện tập viết ở phần sau.
- Phương pháp luyện tập:
Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng như ở các phân môn của bộ môn Tiếng Việt và các môn học khác. Khi học sinh luyện tập chữ viết, giáo viên cần luôn luôn uốn nắn cách ngồi viết. Cần lưu ý các hình thức luyện tập cơ bản sau:
+ Tập viết chữ vào bảng con của học sinh:
Hình thức tập viết trên bảng có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết và bức đầu đánh giá kỹ năng viết chữ của học sinh. Hình thức này dùng để kiểm tra bài cũ hoặc sau bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp. Từ đó, giáo viên phát hiện những chỗ sai của học sinh để uốn nắn (sai về kích cỡ, hình dáng, thứ tự các nét viết).
+ Luyện viết trong vở:
Luyện viết trong vở tập viết: Muốn cho học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập viết, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kĩ năng viết của từng bài (chữ mẫu, các dấu chỉ khoảng cách giữa các chữ, dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết nét…) giúp các em viết đủ, viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết.
Luyện viết trong vở ô li: giáo viên cần viết mẫu cho toàn bộ học sinh trong vở cho đến hết khi học phần âm (chữ cái). Sau khi chuyển sang phần học vần, tiếng, từ giáo viên có thể chọn một số em viết chưa đẹp để viết mẫu ( nếu lớp quá đông)
- Rèn nếp viết chữ rõ ràng sạch đẹp.
Sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng ở tất cả các môn học là cần thiết. Có như thế, việc luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ và thường xuyên. Việc làm này yêu cầu người giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần có sự kiên trì, cẩn thận và lòng yêu nghề - mến trẻ.
Cần chọn vở luyện viết ở nhà đúng mẫu, rõ ràng ( Một số vở dùng luyện viết đẹp như: Em tập viết đúng – viết đẹp của Lê Ngọc Diệp chủ biên, vở ô li có mẫu chữ của nhà xuất bản đại học sư phạm do tác giả Trần Minh Hương biên soạn hoặc luyện viết chữ đẹp của tác giả Trần Mạnh Hưởng.)
- Đổi mới phương pháp dạy học:
Muốn cải tiến quy trình dạy tập viết, điều không thể thiếu được là phải đổi mới phương pháp dạy học, tiết tập viết ( hay phần luyện viết ở tiết 2 của học vần) càng cần phải tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức (tự quan sát, nhận xét, ghi nhớ), tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành luyện viết dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Có thể thực hiện những yêu cầu trên theo quy trình tiết tập viết như sau:
A. Bài cũ: Kiểm tra (hoặc nhận xét bài cũ dùng ở tiết tập viết)
Kiểm tra học sinh viết bảng con (1 - 2 em viết bảng lớp) chữ cái và từ ứng dụng ngắn gọn ở bài trước. Giáo viên hướng dẫn chữa bài trên bảng (dùng phấn màu sửa chữ viết sai hoặc chưa đúng mẫu), sau đó gợi ý để học sinh tự sửa chữa đã viết trên bảng con và giơ bảng cho giáo viên kiểm tra, uốn nắn thêm (chú ý động viên kịp thời những học sinh viết đẹp, tiến bộ).
B. Bài mới:
1- Giới thiệu bài: - Nêu nội dung và yêu cầu tiết dạy.
2- Hướng dẫn học sinh viết chữ:
- Giáo viên đưa chữ mẫu cho học sinh quan sát.(hoặc viết mẫu sẵn lên bảng)
- Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận biết, so sánh: Chữ gì? Gồm mấy nét? Có những nét nào? giống chữ nào đã học?
- Giáo viên hướng dẫn quy trình viết chữ:
+ Sử dụng chữ mẫu để học sinh quan sát.
+ Viết mẫu trên khung chữ thật thong thả cho học sinh theo dõi .(hoặc tô lại phấn màu lên chữ viết mẫu sẵn) vừa viết vừa nói rõ các nét (ghi nhớ thứ tự các nét). Mô tả lại quy trình đã viết lần nữa.
- Học sinh tập viết trên bảng con, giơ bảng để giáo viên kiểm tra uốn nắn, nhận xét kết quả (chú ý về hình dáng, quy trình).
3- Hướng dẫn học sinh viết ứng dụng:
- Giáo viên giới thiệu nội dung viết ứng dụng và viết nội dung từ ứng dụng; sau đó gợi ý học sinh hiểu ý nghĩa từ ứng dụng sẽ viết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét về cách viết ứng dụng (chú ý đến các điểm quan trọng: độ cao các chữ cái, quy trình viết liền mạch - nối chữ, khoảng cách giữa các chữ cái, đặt dấu ghi thanh…).
- Giáo viên viết mẫu minh họa cách nối chữ (do giáo viên xác định trọng tâm ở bài dạy), học sinh theo dõi.
- Học sinh tập viết theo trọng tâm nối chữ do giáo viên chọn (chữ ghi tiếng - từ có thao tác nối). Giáo viên theo dõi, kiểm tra, uốn nắn và nhận xét.
4- Học sinh thực hành luyện viết trong giờ tập viết:
- Giáo viên nêu yêu cầu và nội dung luyện viết trong vở (viết chữ gì? viết mấy dòng? cần lưu ý về điểm đặt bút ra sao? viết từ ứng dụng mấy dòng? cần lưu ý về cách nối chữ và đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ ra sao?…)
- Học sinh luyện viết trong vở. Giáo viên theo dõi uốn nắn về cả cách viết và tư thế ngồi viết (chú ý giúp đỡ học sinh yếu kém).
5- Chấm bài tập viết của học sinh:
- Giáo viên chấm bài cho học sinh đã viết xong ở lớp (số còn lại thu về nhà chấm).
Nhận xét kết quả chấm bài, khen ngợi những bài đạt kết quả tốt. Nếu bài học dài, giáo viên có thể chọn dạy một nội dung tiêu biểu và học sinh luyện tập theo nội dung tương ứng.
C. Củng cố dặn dò :
- Nhắc lại nét trọng tâm vừa học
- Viết vở rèn chữ viết ( mẫu in sẵn) bài tương ứng với vần vừa học.
Qua thời gian áp dụng đề tài “Một số biện pháp góp phần giúp học sinh lớp 1 viết chữ đẹp’’ vào thực tế giảng dạy , tôi thiết nghĩ để giúp học sinh có được chữ viết đẹp , đòi hỏi yêu cầu cao đối với người giáo viên , phải có phương pháp rèn luyện chữ phù hợp với điều kiện thực tiễn ,trình độ ,khả năng tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học; phát huy được tính tích cực ,tự giác ,tự rèn của học sinh và đặc biệt là ý chí kiên trì “ Tay chỉ nở hoa khi ta luyện tập hằng ngày ’’. Ngoài giờ học chính thức giáo viên phải tích cực phụ đạo, làm tốt công tác chủ nhiệm hướng dẫn cách rèn luyện chữ ở nhà ; thường xuyên họp phụ huynh học sinh để trao đổi tình hình học tập cũng như về chữ viết của từng em .
Qua một thời gian áp dụng, tôi thấy học sinh lớp có những chuyển biến rõ rệt về chữ viết. Viết nắn nót, cẩn thận đã thành thói quen của học sinh. Các em luôn tự giác trong học tập, sách vở luôn giữ sạch đẹp. Phong trào “vở sạch - chữ đẹp” của lớp luôn được Ban thi đua đánh giá cao. Vở viết của học sinh đảm bảo chất lượng, chữ viết đúng mẫu, tốc độ viết đúng quy định. Bản thân giáo viên khi dạy cũng thấy hứng thú, say sưa nâng cao chất lượng giờ dạy tốt hơn.
* KẾT QUẢ
NĂM HỌC
VIẾT ĐẸP
VIẾT CHƯA ĐẸP
LỖI CÒN MẮC PHẢI
2009-2010
22
4
Chiều rộng một sỗ chữ chưa đủ yêu cầu, nét chữ chưa tròn.
2010-2011
(Đến giữa kì I)
29
7
Nét thắt và nét cong một số chữ chưa đẹp
Trong hội thi viết chữ đẹp của trường có em Hồ Thanh Hoàng và em Ngô Thị Thanh Thúy đạt giải A, em Võ Văn Quảng đạt giải B. Với năm học này, bản thân tôi tiếp tục áp dụng các biện pháp rèn chữ nói trên và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, trong hội thi “ Vở sạch chữ đẹp” cấp trường tháng 10 vừa qua, có các em Võ
Châu Cẩm Tú, Nguyễn Lê Hiếu Nhi, Lê Thị Thanh Phương đạt loại A và được chọn bồi dưỡng thi cấp huyện. Bên cạnh đó còn có một số em đạt các giải khác.
III . PHẦN TỔNG KẾT.
Qua quá trình tích lũy, nghiên cứu, áp dụng tôi nhận thấy rằng rèn luyện viết chữ đẹp đóng một vai trò quan trọng trong việc học tập của học sinh, rèn luyện chữ viết đẹp là một nhiệm vụ không thể thiếu với lớp học đầu cấp. Cùng với tập đọc, luyện viết chữ giúp học sinh chiếm lĩnh phần chữ viết của tiếng Việt. Qua quá trình rèn chữ viết học sinh được rèn luyện một số phẩm chất như tính kiên trì, cẩn thận, khả năng thẩm mĩ.. Viết chữ đẹp là nguyện vọng là lòng mong muốn của mỗi giáo viên , của mỗi phụ huynh học sinh . Vậy, có thể thấy rằng chữ đẹp là một nét văn hóa truyền thống, thể hiện sự tài hoa của người cầm bút, là món ăn tinh thần không kém phần quan trọng trong cuộc sống con người xưa và nay . Từ kết quả vận dụng sáng kiến trên của bản thân và những điều đã được học hỏi ,tôi nghĩ đề tài này có thể áp dụng được cho lớp 1 của trường tiểu học Tiểu học Số 1 Hải Chánh . Tuy vậy trong quá trình dạy học sinh tôi nhận thấy còn một vài bất cập sau đây:
- Việc chuyển viết chữ bằng bút mực quá sớm (bắt đầu từ tuần 9) nên chuyển sang đến tuần 12 và những em nào chưa viết đẹp thì có thể chuyển chậm hơn.
- Bảng lớp cần có dòng kẻ ô li để tạo điều kiện cho giáo viên thao tác dễ dàng hơn.
- Một lớp học nên có số lượng học sinh từ 25 em trở lại.
Sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân đã thực hiện tuy mang lại hiệu quả,song phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp và thời lượng nghiên cứu còn ít nên rất mong được ý kiến đóng góp của lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để đề tài ngày một hoàn thiện hơn .
Xin chân thành cảm ơn !
Hải Chánh ngày 01tháng 11 năm 2011
Xác nhận của hội đồng khoa học nhà trường Người viết
Lê Thị Thu Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT TÊN SÁCH VÀ TÊN TÁC GIẢ
1 Viết chữ đẹp của trung tâm luyện chữ Thùy Dung
2 Một vài ý kiến về viết chữ đẹp của tác giả Triệu Thúy Hồng.
3 Công nghệ giáo dục Hồ Ngọc Đại
4 Những điểm đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học Tiểu học.
5 Phương pháp dạy học, chữ viết tiếng Việt – Giáo trình sư phạm
6 Rèn luyện kĩ năng viết chữ đẹp- Giáo trình sư phạm.
7 Thế giới trong ta CĐ 64 - 65
8 Thế giới trong ta CĐ 33 - 34
File đính kèm:
- SKKN Mot so bien phap gop phan ren chu viet cho hocsinh lop 1.doc