Trong xã hội nước ta hiện nay, vấn đề giáo dục là quốc sách hàng đầu. Bỡi lẽ, giáo dục là nền móng của đất nước. Về mặt kiến thức mà nói nó là dụng cụ cho con người trang bị buớc vào cuộc sống .
Chúng ta sống trong một thế kỉ của thời đại bùng nổ thông tin, trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức có ý nghĩa quyết định đối với đất nước. Điều đó góp phần vào việc giáo dục đào tạo cho một lớp người phát triển toàn diện, có đầy đủ phẩm chất trí thức, đạo đức, năng động sáng tạo
16 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 9245 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm môn toán tại lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến của học sinh để từ đó rút ra cho mình phương pháp giảng dạy, truyền thụ kiến thức phù hợp với trình độ học sinh .
Trong quá trình học môn Toán giáo viên là người tổ chức qui trình dạy học và hướng dẫn, điều khiển qui trình học. Quá trình này không ngoài mục đích là tạo điều kiện cho mọi học sinh đều hoạt động học tập để phát triển năng lực cá nhân. Đây là dịp mà ta tạo cho các em hứng thú, thích đến lớp để học cũng là dịp mà các em được tự do thể hiện tài năng của mình. Thỏa mãn được tính tò mò và năng lực của các em được chú ý, khơi dậy qua các hoạt động học tập như : Làm nhanh một bài toán, tìm ra một cách giải quyết một bài toán .
Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh từ vốn sống, vốn hiểu biết, kinh nghiệm để chiếm lĩnh tri thức mới và vận dụng tri thức mới vào thực tiễn. Qua đó cho thấy: Nếu vẫn dạy theo cách cũ, cách học cũ thì chắc chắn không thể đạt yêu cầu mà đòi hỏi giáo viên chúng ta phải cải tiến phương pháp .
3.Tùy theo tình hình của lớp mà lựa chọn nội dung dạy cho thích hợp và đưa ra những vấn đề cho các em giải quyết hợp lý với trình độ của từng đối tượng. Khối lớp nào cũng vậy đều có bốn đối tượng học sinh (Giỏi, Khá, T.B, Yếu ). Nhưng có chung chương trình, một nội dung. Vì thế giáo viên phải lựa chọn phương pháp thích hợp, để giáo dục cho từng đối tượng học sinh.
Tăng cường phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Toán cần giúp đỡ riêng để đạt yêu cầu, hướng dẫn cho đối tượng này phải đi từ dễ đến khó và thường động viên, khen ngợi sự tiến bộ của học sinh.
Việc vận dụng các phương pháp đều nhằm vào việc hướng dẫn các em chủ động, tích cực trong học tập. Nói dễ hiểu hơn là người giáo viên ta nên vận dụng tất cả các phương pháp hiện có một cách chọn lọc. Tiến hành phương pháp dạy học đó theo một qui trình mới (khác hoàn toàn với cách tiến hành cũ ). Bằng cách vận dụng các hình thức dạy học như : Học cá nhân, học theo nhóm, học theo lớp, trò chơi học tập, hoạt động thực hành trong và ngoài lớp học ... Do đó giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập cho các em ở lớp cũng như ở nhà. Nhưng không nên quá chú trọng vào việc học mà không chơi. Vì lứa tuổi của các em là lứa tuổi ham chơi ta nên vận dụng cách. “Học mà chơi, chơi mà học“, một cách khéo léo trong tiết dạy. Vì vậy giáo viên nên phải lựa chọn phương pháp cho thích hợp vừa sức đối với các em từng trình độ, từng lứa tuổi .
4.Phối hợp và kết hợp chặt chẽ với học sinh, phụ huynh học sinh, để kịp thời trao đổi những hạn chế trong học tập ở trường của mỗi em. Trên cơ sở đó cùng với phụ huynh học sinh có những biện pháp giáo dục và quản lí tốt việc học tập của các em.
Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các em học tập, cha mẹ phải chú ý đến việc học của con em mình. Làm thế nào để các em phải tự mình về báo cáo kết quả tập cho cha mẹ. Phụ huynh phải thường xuyên kiểm tra sách, vở của các em, hỏi bạn bè về con mình ở lớp như thế nào .
5.Nhà trường cùng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, để đánh giá kết quả học tập từng em. Cần có những biện pháp chỉ đạo đúng đắn kịp thời. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra chất lượng học sinh theo từng đợt, từng kỳ. Trên cơ sở đó có biện pháp phù hợp cho người dạy định hướng được công tác giảng dạy theo từng trình độ thích hợp .
Nếu chúng ta biết sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp dạy học sẽ thu hút mọi học sinh vào hoạt động học tập. Trong giờ dạy tránh nói nhiều, kéo dài, đơn điệu và nên nhớ không có phương pháp nào chiếm ưu thế trong mọi tiết học .
IV. Kết quả nghiên cứu
Từ những biện pháp đã nêu trên, tôi thấy chất lượng của học sinh ngày càng nâng cao. Học sinh đã tự giác, chủ động và tích cực tham gia vào hoạt động học tập, không phải rụt rè, tự ti như trước nữa. Chất lượng học sinh ngày càng tiến bộ do trình độ nhận thức của các em được nâng cao, tích cực phát biểu xây dựng bài, làm bài đầy đủ ở trường cũng như ở nhà. Đó là yếu tố quyết định môn Toán được tăng cao .
Chất lượng môn Toán khối lớp 3 giữa kì I năm học 20...-20... .
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3A
08
38,1
09
42,9
02
9,5
02
9,5
3B
10
50,0
08
40,0
02
10,0
-
-
TỔNG
18
43,9
17
41,5
04
9,7
02
4,9
Qua bảng chất lượng trên phần nào cho ta thấy số lượng học sinh Khá – Giỏi tăng lên, giảm được học sinh yếu, kém so với khảo sát đầu năm. Nếu chúng ta vận dụng linh hoạt trong nhiều phương pháp thì chắc chắn chất lượng đến cuối năm sẽ tăng cao.
PHẦN 3 – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
Chất lượng môn Toán rất quan trọng đối với việc giáo dục hiện nay. Nó góp phầøn quan trọng đối với học sinh bậc Tiểu học nói chung và học sinh khối lớp 3 nói riêng.Và là cái nền của chất lượng học học môn Toán sau này và bậc học cao hơn nữa. Trong quá trình dạy học tôi rút ra kinh nghiệm :
Trước hết, phải nói đến đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy phải tích cực và nhiệt tình, góp phần chứng minh ưu thế và hiệu quả của việc giảng dạy môn Toán .
Mục tiêu của môn Toán Tiểu học là hình thành những biểu tượng Toán học ban đầu, rèn luyện những kĩ năng tính toán ...giáo viên là người hướng dẫn cho học sinh hoàn thành mục tiêu này. Bên cạnh đó giáo viên cần phải nắm được tâm lí của trẻ, nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, các thông tin khoa học, các tập san giáo dục, thế giới trong ta ...
Giáo viên giảng dạy cần cải tiến phương pháp giảng dạy, vận dụng phối hợp các phương pháp để học sinh phát huy tính chủ động, tính tích cực. Từ đó, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn và có chất lượng .
Thêm vào đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết vận dụng lý thuyết vào thực hành một cách chính xác và hiệu quả .
Hiện nay hầu hết ở các trường, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đã được trang bị tương đối đầy đủ. Do đó, đòi hỏi giáo viên trong khi giảng dạy phải linh hoạt, khéo léo, tìm tòi những cách vận dụng phù hợp cho bài dạy, bỡi đa số thiết bị dạy học môn Toán có thể sử dụng bằng nhiều cách khác nhau, ta sử dụng sao cho kiến thức bài học đảm bảo .
Luôn hướùng vào học sinh, xem học sinh là trung tâm trong quá trình dạy học để học sinh phát huy khả năng tự chiếm lĩnh tri thức bài học. Đồng thời giáo viên luôn quan tâm đến từng đối tượng học sinh thường xuyên kiểm tra, theo dõi kết quả học tập của học sinh để có biện pháp rèn luyện phù hợp .
Giáo viên phải nâng cao trình độ chuyên môn, không ngừng học hỏi kinh nghiệm của ngưòi đi trước cũng như sự chỉ đạo đúng đắn của nhà trường được nâng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội .
II. Khuyến nghị
*Đối với giáo viên:
Tất cả mọi hoạt động của người giáo viên là luôn hướng tới mục tiêu là đem lại hiệu quả cao nhất, việc dạy học đặc biệt là việc giảng dạy môn Toán ở Tiểu học nói chung và khối lớp 3 nói riêng, khi vận dụng phương pháp vào dạy học chúng ta phải thực hiện thống nhất và đồng bộ với nhau .
Đối với giáo viên phải chịu khó, nhiệt tình, phải thực hiện tốt từng khâu, từng bứơc một, trước khi thực hiện tiết dạy. Soạn giáo án, sự kiện tình huống xảy ra, chuẩn bị đồ dùng dạy học có liên quan đến bài học, có dự kiến quan tâm vào việc học tập của học sinh nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong giờ học .
*Đối với nhà trường:
Đối với nhà trường Tiểu học cần chuẩn bị trang thiết bị đầy đủ, tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn để nắm vững kiến thức và phương pháp giảng dạy.
Đối với tổ chuyên môn cần thường xuyên kiểm tra, dự giờ giáo viên và kiểm tra chất lượng học sinh qua từng đợt, từng kỳ để nắm bắt được chất lượng học sinh của từng khối lớp, từ đó có biện pháp chỉ đạo đúng đắn và kịp thời .
*Đối với gia đình :
Đối với gia đình cần quan tâm đến việc học của con em, trang bị cho các em đầy đủ đồ dùng, sách vở học tập nhằm tạo và đáp ứng sự đầy đủ cho các em trong học tập .
*Đối với phòng giáo dục:
Đối với Phòng giáo dục, cần thường xuyên hơn nữa về tổ chức Hội giảng, mở chuyên đề. Điều này sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao ý thức tự học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho việc giảng dạy của giáo viên.
*Đối với xã hội :
Ngoài ra xã hội, cũng phải quan tâm đến các em, nhất là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ các em, động viên các em trong học tập.
Với sự hiểu biết và tìm hiểu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán trên không thể cứng nhắc trong việc vận dụng. Qua sáng kiến kiến kinh nghiệm này, những điều chúng ta vừa đọc chỉ là gợi ý mở đầu cho phong trào tự tìm tòi, tự nghiên cứu và phát hiện cách tổ chức dạy học tốt nhất trong việc dạy học Toán, từ đó chất luợng dạy và học trong nhà trường được nâng cao nhưng không sao tránh khỏi những thiếu sót .Rất mong sự góp ý chân thành của ban giám khảo, những người thầy, cô đã đi trước, của các bạn đồng nghiệp để tôi có những kinh nghiệm sâu sắc, sát thực hơn, hay hơn trong công tác dạy học, và những bài sáng kiến kinh nghiệm sau .
…………., ngày … tháng … năm 20…
Người viết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Toán 3, NXB GD
2. Sách hướng dẫn giảng dạy Toán 3 (Sách Giáo Viên), NXB GD
3. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng (Lớp 3) , NXB GD
4. Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học
5. Giáo trình tâm lý học Tiểu học
6. Giáo trình giáo dục học ở Tiểu học
7. Chuyên đề giáo dục Tiểu hoc
8. Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 3 (tập 1) - Vũ Văn Dương, Ngô Thị Thanh Hương, Bùi Anh Tú, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Vĩnh Thông – NXB GD 2007
9. Báo Toán học tuổi trẻ.
10. Bộ GD&ĐT, Các đề thi có ma trận mẫu, www.thi.moet.gov.vn
11. Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn nhiệm vụ năm học.
12. Nguyễn Cảnh Toàn, Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, Tủ sách tự học, 1995
13. Nguyễn Cảnh Toàn, Tự giáo dục, tự nghiên cứu, tự đào tạo, NXB ĐHSP, 2001
14. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn toán chu kỳ 2004-2007
15. Trần Phương và Nguyễn Đức Tấn, Sai lầm thường gặp và các sáng tạo khi giải toán, NXB Hà Nội – 2004
16. Số học bà chúa của toán học – Hoàng Chúng.
17. Một số tài liệu khác và tranh ảnh sưu tầm trên internet.
18. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng các lớp 1, 2, 3, 4 - Bộ Giáo dục - Đào tạo
File đính kèm:
- skkn doi moi phuong phap day toan lop 3.doc