I. Lí do chọn đề tài:
1. Cơ sở lí luận:
- Thực hành kỹ năng Địa lí trong đó có kỹ năng vẽ biểu đồ là một yêu cầu rất quan trọng của việc học tập môn Địa lí. Vì vậy, các đề kiểm tra, đề thi học sinh giỏi môn Địa lí đều có hai phần lí thuyết và phần thực hành. Trong đó phần thực hành thường có những bài tập về vẽ và nhận xét biểu đồ chiếm khoảng 30 - 35% tổng số điểm.
- Hiện nay trong chương trình đổi mới của sách giáo khoa Địa lí lớp 9 - gồm có 55 tiết học thì đã có 10 tiết thực hành trong đó có 6 tiết về vẽ biểu đồ và có khoảng 13 bài tập về rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ sau các bìa học của học sinh trong phần câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. Điều đó chứng tỏ rằng bộ môn Địa lí lớp 9 hiện nay không chỉ chú trọng đến việc cung cấp cho học sinh những kiến thức lí thuyết mà còn giúp các em rèn luyện những kỹ năng đại lí cần thiết, đặc biệt như kỹ năng vẽ biểu đồ. Bởi thông qua biểu đồ các em đã thể hiện được mối liên hệ giữa những đối tượng địa lí đã học, thấy được tình hình, xu hướng phát triển của các đối tượng địa lí. hoặc từ biểu đồ đã vẽ các em cũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện tìm tòi thêm nội dung kiến thức mới trên cơ sở kiến thức của bài học.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7911 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn luyện kỹ năng xử lí, phân tích số liệu và vẽ biểu đồ cho học sinh lớp 9 trường THCS Lâm Kiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Diện tích các nhóm cây đều tăng, nhanh nhất thuộc nhóm cây công nghiệp(gần 2 lần) tiếp theo là nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác(1,6 lần) cuối cùng là nhóm cây lương thực ( 1,3 lần)
* Về tỷ trọng
Nhóm cây công nghiệp tăng nhanh nhất, sau đó đến nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác. Trong khi đó nhóm cây lương thực đang giảm nhanh về tỷ trọng
* nguyên nhân
- Trong giai đoạn hiện nay cây công nghiệp đang là mặt hàng đem lại giá trị xuất khẩu cao, thị trường rộng và rất cần nên nước ta đang tập trung vào trồng các loại cây như: Cà phê, hồ tiêu, cao su…
- Nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác cũng tăng là do nhu cầu về rau quả ở các đô thị(đặc biệt là thực phẩm sạch) ngày càng tăng…
2.3.2. Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và của cả nước, thời kỳ 1995-2002 (nghìn tỷ đồng)
1995
2000
2002
Duyên hải Nam Trung Bộ
5,6
10,8
14,7
Cả nước
103,4
198,3
261,1
a, Dựa vào bảng số liệu hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước
b, Từ bảng số liêu và biểu đồ đã vẽ hãy rút ra nhận xét
Bài làm
a, vẽ biểu đồ
- xử lý số liêu ta được bảng (Số liệu %)
Năm
1995
2000
2002
Duyên hải Nam Trung Bộ
5.4
5.5
5.6
Các vùng khác
94.6
94.5
94.4
Cả nước
100
100
100
Từ bảng số liệu đã xử lý ta vẽ được biểu đồ sau
Biểu đồ cơ câu giá trị sản xuất công nghiệp của duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước giai đoạn 1995-2002
Chú giải
Các vùng khác
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
b, Nhận xét
* Từ bảng số liệu ta thấy
- Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng duyên hải Nam Trung Bộ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước
- Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng qua các năm đều tăng ( năm 2000 gấp 1,9 lần so với năm 1995, năm 2002 gấp 1,4 lần)
* Từ biểu đồ đã vẽ ta thấy
- Tỷ trọng công nghiệp của vùng duyên hải Nam Trung Bộ rất nhỏ so với cả nước (năm 1995 cả nước gấp 18,5 lần, năm 2000 gấp 18,2 lần, năm 2002 gấp 17,9 lần)
- Tỷ trọng công nghiệp của vùng không ngừng tăng trong tổng tỷ trọng của cả nước
* Giải thích
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nhiều khó khăn trong chiến tranh, hiện nay vùng đang được nhà nước đầu tư phát triển kinh tế ( Đặc biệt là ngành công nghiệp và dịch vụ) với một số trung tâm công nghiệp như Nha Trang, Đà Nẵng…với những ngành như khai thác khoáng sản(Titan), đóng tàu, chế biến lương thực, thực phẩm ….
2.3.3. Cho bảng số liệu sau: Sản lượng thuỷ sản nước ta qua các năm
Năm
Thuỷ sản khai thác(Nghìn tấn)
1990
728.5
1994
1120.9
1998
1357
2002
1806
a, Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản nước ta qua các năm theo bảng số liệu
b, từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ em hãy rút ra nhận xét tình hình khai thác thuỷ sản ở nước ta
Bài làm
a, Vẽ biều đồ
Biểu đồ sản lượng thuỷ sản khai thác nước ta giai đoạn: 1990-2003
b, Nhận xét
* Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ ta thấy
- Qua bảng số liệu ta thấy sản lượng khai thác thuỷ sản nước ta tăng đều qua các năm(so với 1990 thì năm 1994 tăng 1,5 lần: năm 1998 tăng 1,2 lần so với 1994 : năm 2002 tăng 1,5 lần so với 1998)
- Qua biểu đồ ta thấy sản lượng khai thác thuỷ sản nước ta tăng nhanh vào giai đoạn 1990-1994 ( 1,5 lần) nhưng chậm vào giai đoạn 1994-1998 (Tăng 1,2 lần), sau đó lại tăng nhanh vào giai đoạn 1998-2002 (1,5 lần)
* Nguyên nhân
Do việc đầu tư đánh bắt xa bờ được chú trọng đẩy mạnh.
3. Kết quả:
- Trên đây là một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh kỹ năng xử lí, phân tích số liệu và vẽ biểu đồ địa lí. Thực tế, khi mới áp dụng nhiều học sinh còn tỏ ra lúng túng vì các em cần phải làm quen cách nhận biết các số liệu để từ đó đưa ra hướng xử lí và vẽ biểu đồ cho chính xác, các em suy nghĩ tính toán và chia tỉ lệ sau cho chính xác. Các em cũng không ngừng suy nghĩ tư duy để rút ra nhận xét sự thay đổi của các đại lượng hoặc sự vật, hiện tượng địa lí đã vẽ.
- Kết quả là kiến thức địa lí được hình thành, học sinh khắc sâu kiến thức hơn. Biết cách tìm ra hướng giải quyết và vẽ các dạng biểu đồ chính xác hơn theo yêu cầu của đề bài, biết làm việc cá nhân thông qua phần gợi ý của giáo viên. Đồng thời còn trang bị cho học sinh phương pháp tự học, tự tìm hiểu nội dung từ bảng số liệu, từ các biểu đồ ….
Qua việc áp dụng những kinh nghiệm trên vào từng tiết học, lớp trở nên sinh động, học sinh hứng thú học tập, góp phần đổi mới phương pháp dạy học từ thầy là trung tâm, trò thụ động ghi chép chuyển sang hoạt động trò làm trung tâm đóng vai trò chủ động trong quá trình học tập làm cho chất lượng môn học địa lí không ngừng được nâng cao.
Chất lượng học sinh đến giữa HKI năm học 2003 - 2004.
Tổng số
Giỏi
Tỉ lệ
Khá
Tỉ lệ
Trung bình
Tỉ lệ
Yếu
Tỉ lệ
48
13
27.1%
15
31.3%
16
33.3%
04
8.3%
VI/ Kết thúc vấn đề:
Qua việc hướng dẫn học sinh kỹ năng xử lí, phân tích số liệu và vẽ biểu đồ địa lí, trong dạy và học địa lí cho thấy cái hay cái đúng của các biện pháp đã thực hiện.
- Học sinh tự tin hơn khi gặp những đề bài về xử lí số liệu cũng như vẽ các dạng biểu đồ.
- Học sinh yêu thích bộ môn hơn, không còn cảm thấy khô khan như trước.
- Học sinh dễ học bài và dễ thuộc bài. Qua đó mới thấy được cái hay của môn học và càng khẳng định thêm quá trình dạy học đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
=> Là một giáo viên ai cũng không khỏi băn khoăn, lo lắng cho học sinh của mình khi chất lượng của các em đạt thấp. Mỗi môn đều có cái khó riêng của nó nhưng cái khó đó nếu tìm được một phương pháp dạy học thích hợp thì sẽ đạt kết quả tối ưu. Trong bộ môn địa lí cái khó ở đây của các em học sinh là khả năng quan sát, nhận xét, xác định, lí giải,…các sự vật, hiện tượng địa lí còn hạn chế.
VII/ Bài học kinh nghiệm:
Việc “ Hướng dẫn học sinh kĩ năng xử lí, phân tích số liệu và vẽ biểu đồ địa lí lớp 9”.bản thân giáo viên và học sinh cần làm tốt những công việc sau:
- Đối với giáo viên:
+ Giáo viên phải giúp học sinh nắm rõ mục đích, yêu cầu của bài tập và kỹ năng chính phải rèn luyện.
+ Giáo viên cần chuẩn bị một số phương pháp dạy học cần thiết như phương pháp thực hành kết hợp với nêu - giải quyết vấn đề, phương pháp kiểm tra đánh giá trực tiếp trên lớp nhằm giúp học sinh nhận ra ưu - nhược điểm trong bài tập của mình để sửa chữa
+ Giáo viên có thể kết hợp nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau như: cá nhân, theo cặp, theo nhóm; khuyến khích các em tự kiểm tra đánh giá bài làm của nhau,từ đó giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập.
+ Giáo viên bộ môn cũng có thể sử dụng một số thiết bị, đồ dùng cho bài tập vẽ biểu đồ như bảng số liệu đã sử lí sẵn, biểu đồ đã hoàn thành đưa ra trước học sinh để các em đối chiếu so sánh với kết quả của mình.
+ Ngày nay, giáo viên cũng có thể áp dụng công nghệ thông tin để rèn kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh trên máy tính.
- Đối với học sinh:
+ Cần chuẩn bị tốt bài cũ ở nhà và chuẩn bị bài mới dựa trên cơ sở các kiến thức có trong tranh ảnh dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Học sinh phải có sự chuẩn bị đầy đủ về đồ dùng học tập cho bài thực hành.
+ Các bước vẽ biểu đồ cần được tiến hành theo tuần tự.
+ Muốn nâng cao, củng cố kỹ năng vẽ biểu đồ thì trước tiên học sinh phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho học tập.
+ Thực hiện tốt các bước, các thao tác theo sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Học sinh có thể tổ chức các nhóm, đôi học tập để trao đổi nhận xét, đánh giá kết quả của nhau.
@ Trên đây là một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh kĩ năng xử lí, phân tích số liệu và vẽ biểu đồ địa lí lớp 9, mà tôi đã đúc kết được qua hơn 11 năm công tác ở THCS Lâm Kiết.
Tuy nhiên trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu bản thân sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy rất mong rằng quý thầy, cô sẽ có nhiều ý kiến đóng góp cho đề tài này để bản thân đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm hơn để từ đó đề tài được hoàn thiện hơn. Nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh học môn địa lí nói riêng và cả trường THCS Lâm Kiết nói chung. Xin chân thành cám ơn.
VIII/ Đề xuất – Kiến nghị :
2: Đối với nhà trường :
- Cần bổ sung thêm tranh,ảnh, bàn đồ, lược đồ, đặc biệt là các mô hình địa lí đang thiếu và xuống cấp.
- Có những biện pháp thiết thực động viên, giúp đỡ những nghèo, khó khăn có đủ đồ dùng học tập.
- Tổ chức các chuyên đề dạy học rèn kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh.
- Yêu cầu giáo viên bộ môn kiểm tra, đánh giá thường xuyên để thấy được sự tiến bộ của học sinh.
3: Đối với giáo viên :
- Cần tăng cường theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng, tham khảo sách báo,……để bổ sung thêm kiến thức cho bản thân, đồng thời giúp việc dạy và học đạt hiểu quả cao.
- Tham gia các chuyên đề do ngành cũng như trường tổ chức nhằm tích luỹ thêm kinh nghiệm cho bản thân,….
- cập nhật những thông tin, số liệu mới nhất từ thông tin đại chúng, Internet…
Lâm Kiết, ngày 15 tháng 11 năm 2005
Người thực hiện
Huỳnh Đa Rinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kỳ 3( 2004-2007) môn Địa lí- vụ giáo dục trung học.
Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kỹ năng- kiến thức địa lí lớp 6.
Vở bài tập trắc nghiệm, thực hành môn địa lí 6 ( nhà xuất bản giáo dục, sư phạm Hà Nội…)
Luật giáo dục.
Internet...
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
CÁC PHỤ LỤC
File đính kèm:
- SKKN Huong dan hoc sinh ky nang phan tich xu li so lieu va ve bieu do Dia li 9.doc