Xuất phát từ mục tiêu giáo dục, xuất phát từ tinh thần từ tình hình thực tế hiện nay là đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Cơ sở nền móng của sự phát triển này là học sinh tiểu học. Vì bậc Tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng hình thành nhân cách cho trẻ. Việc giáo dục học sinh Tiểu học được thực hiện chủ yếu thông qua các môn học trong nhà trường trong đó có môn Toán giữ 1 vị trí quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu trên.
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rèn luyện kỹ năng giải các bài toán tính diện tích một số hình ở lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
x 20 = 1000 (m2)
Thửa ruộng đó thu hoạch được số kg rau là:
Đổi 1,5 tạ = 150 kg.
Lấy 1000:100 x 150 = 1500 (kg)
Đáp số: 1500 kg
- GV mời HS nhận xét bài giải của bạn trên bảng.
1 HS nhận xét, nếu bạn sai thì làm lại cho đúng.
Bài 2:
GV kẻ hình BT 2 ra bảng phụ rồi treo trên bảng lớp như hình vẽ bên.
? a. Tính chu vi mảnh đất.
? b. Tính diện tích mảnh đất.
- HS đọc đề và quan sát hình.
Để tính được chu vi và diện tích của mảnh đất có dạng như vậy, chúng ta cần biết những gì?
- Ta cần biết độ dài các cạnh của mảnh đất thực tế, sau đó mới tính được diện tích và chu vi của nó.
- Mảnh đất có dạng phức tạp nên để tính được diện tích của nó, ta phải chia thành các hình đơn giản, theo em chúng ta chia như thế nào?
HS thảo luận theo nhóm, bàn rồi đi đến thống nhất cách chia, chia thành 1 hình chữ nhật và một hình tam giác vuông có dạng như sau:
- GV cùng HS đặt tên các cạnh của mảnh đất.
- GV phát một tờ giấy khổ to cho 1 HS khá làm vào đó, xuống lớp quan sát, giúp đỡ HS yếu.
GV cùng HS nhận xét, đánh giá động viên những bạn giải đúng.
- 1 HS làm vào giấy khổ to, lớp làm vở BT.
- Làm xong dán kết quả bài giải lên bảng.
Giải
Độ dài cạnh AB trong thực tế là:
5 x 1000 = 5000 (cm) = 50 (m)
Độ dài cạnh BC, CD và AE trong thực tế là:
3 x 1000 = 3000 (cm) = 30 (m)
Độ dài cạnh BE trong thực tế là:
4 x 1000 = 4000 (cm) = 40 (m)
a. Chu vi mảnh đất là:
50 + 30 + 30 + 40 + 30 = 180 (m)
Diện tích mảnh đất HCN ABCE là
50 x 30 = 1500 (m2)
Diện tích mảnh đất rECD là:
40 x 30 : 2 = 600 (m2)
b. Diện tích mảnh đất đó là:
1500 + 600 = 2100 (m2)
Đáp số: a. 180 m
b. 2100 m2
Bài 3: GV đọc bài toán trang 110
- HS đọc thầm.
GV yêu cầu suy nghĩa 1 – 2 phút và nêu cách giải.
- HS suy nghĩ và nêu cách giải.
? Để giải được bài toán, em hãy nêu trình tự các bước giải?
- Tính được diện tích sân hình vuông
- Tính diện tích mảnh đất hình r
- Tính độ dài đáy.
Từ công thức tính diện tích tam giác:
S = a x h : 2 ị a = ?
HS chuyển đổi:
S = a x h : 2 ị a = S x 2 : h
- GV tổ chức cho HS giải theo 3 nhóm vào bảng phụ.
- Các nhóm tiến hành giải.
- Phân công mỗi bạn một việc
- Chọn bạn ghi nhanh, đẹp.
Giải
Diện tích của sân là:
30 x 30 = 900 (m2)
Diện tích của mảnh đất là:
900 x 4 : 5 = 720 (m2)
Độ dài cạnh đáy của mảnh đất là
720 x 2 : 24 = 60 (m)
Đáp số: 60 m.
- Các nhóm dán kết quả lên bảng
- GV cùng HS chữa bài rồi đưa ra nhóm thắng cuộc.
Bài 4:
Lớp đọc thầm bài 1 – 2 lượt.
- GV hỏi HS: bài toán cho biết gì?
- BT cho biết:
HHCN có chiều dài a = 50 cm
chiều rộng b = 30 cm
Sxq = 3200 (cm2)
- Bài toán hỏi gì?
- Tính chiều cao của HHCN?
? Em nêu cách tính Sxq của HHCN?
HS nêu:
Sxq = Chu vi đáy x chiều cao
hay: Sxq = ( a + b) x 2 x c
Từ công thức Sxq = (a +b) x 2 x c em hãy tìm cách tính chiều cao của HHCN khi biết chiều dài và chiều rộng.
- HS nêu:Sxq = (a+b) x 2 x c
ị c = Sxq : (a +b) x 2 (lấy S xung quanh chia cho chu vi đáy)
- GV yêu cầu HS cả lớp giải vào VBT?
- HS giải vào VBT
Giải
Chu vi đáy của HHCN là:
(50 + 30) x 2 = 160 (cm)
Chiều cao của hình hộp là:
3200: 160 = 20 (cm)
Đáp số: 20 cm
- GV thu bài của HS để chấm
3. Củng cố dặn dò:
Tiết luyện tập chung hôm nay cô cùng
các con vận dụng một số công thức để giải toán đó là những công thức nào?
- Đó là công thức tính diện tích
tam giác, diện tích HCN, diện tích hình vuông.
Công thức tính đáy của hình r, công thức chiều cao của HHCN…
Về nhà tiếp tục vận dụng công thức đó để làm BT ở nhà.
- GV hướng dẫn HS làm thêm bài tập trong sách bài soạn trang 327.
Chuẩn bị xem trước tiết học 164.
II.3.2. Kết quả nghiên cứu.
Sau khi đã soạn giáo án một cách tỉ mỉ, kĩ càng tôi tiến hành dạy thực nghiệm tại lớp 5B – trường tiểu học Thuỷ An. Hai tiết dạy vào ngày 13/ 01/2008 và ngày 7/ 5/ 2008.
Tự nhận xét giờ dạy: Trong 2 tiết dạy tôi nhận thấy, giờ học diễn ra rất sôi nổi, qua sự dẫn dắt gợi mở của giáo viên, giúp học sinh tóm tắt được bài toán và tự tìm được lời giải một cách dễ dàng, giáo viên không mất thời gian giảng dạy, chỉ cần giúp học sinh biết bài toán đó thuộc dạng toán nào, liên quan đến những công thức nào là học sinh có thể giải được ngay.
Theo đánh giá của đồng nghiệp: 2 tiết dạy của tôi đều đạt tiết dạy tốt, giáo viên hiểu đúng nội dung SGK, truyền đạt kiến thức tới HS ngắn gọn dễ hiểu, nắm chắc phương pháp dạy bộ môn, vận dụng các phương pháp vào bài dạy linh hoạt, phù hợp. Đồ dùng phong phú, lớp học sôi nổi, học sinh làm bài tốt. Tác phong của giáo viên chững chạc, nhẹ nhàng.
Để đánh giá kết quả thực nghiệm, tôi đã tiến hành ra đề kiểm tra tại hai lớp 5A và 5B, lớp 5B là lớp tôi tiến hành dạy thực nghiệm.
Đề kiểm tra: 25 phút.
Bài 1: Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn = 80 m, đáy bé = 3/5 đáy lớn. Người ta mở rộng diện tích theo đáy lớn thêm 4 m nữa thì diện tích tăng thêm là 64 m2. Tính diện tích mảnh đất ban đầu.?
Bài 2: Một căn phòng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài là 9 m, chiều rộng là 6 m, chiều cao là 45 dm. Người ta muốn quét vôi trần nhà và 4 bức tường, biết căn phòng có một cửa đại cao 2,5 m, rộng 1,4 m và 4 cửa sổ có kích thước 1,5m và 1,2 m. Tính diện tích cần quét vôi.
Đáp án và biểu điểm:
Bài 1: (5 điểm) Đáp số: 2048 m2
Bài 2: (5 điểm) Đáp số: 178,3 m2
Giải đúng phép tính, trả lời đúng phép tính, có đáp số rõ ràng thì đạt điểm tối đa.
Kết quả khảo sát:
Sau khi 2 lớp kiểm tra xong, tôi chấm bài một cách khách quan và thu được kết quả sau:
Lớp / Tổng số
Điểm giỏi, %
Điểm khá, %
Điểm TB, %
Điểm yếu, %
Lớp 5A = 27 HS
7 = 26%
8 = 29, 6%
12 = 4,4%
0
Lớp 5B = 27 HS
10 = 37,1%
8 = 29,6%
9 = 33,3%
0
Qua kết quả khảo sát chất lượng của 2 lớp 5A và 5B. Lớp 5B dạy thực nghiệm, lớp 5A dạy (đối chứng), tôi thấy cả 2 lớp đều hoàn thành bài kiểm tra tốt, đạt 100% từ TB trở lên, không có HS đạt điểm yếu. Song kết quả cũng cho thấy chất lượng của lớp 5B cao hơn so với lớp 5A vì thế số HS đạt khá, giỏi có số em nhiều hơn, số HS TB đạt ít hơn. So với thực trạng đầu năm thì KQ tăng lên rõ rệt. Điều đó khẳng định rằng phương pháp mà tôi lựa chọn là đúng hướng.
III. Kết luận - kiến nghị
Qua phần nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu thực trạng và dạy thực nghiệm về rèn luyện kỹ năng giải các bài toán tính diện tích một số hình ở lớp 5, thông qua tìm hiểu nội dung chương trình, kết hợp với tham khảo các ý kiến của đồng nghiệp cùng với những kinh nghiệm của bản thân tôi thấy việc rèn luyện kỹ năng thành thạo giải các bài toán về hình học có tác dụng lớn đến học sinh. Không những là cơ sở để các em học chắc kiến thức lên lớp trên mà con vận dụng thực tế trong đời sống của các em, đồng thời giúp HS có khả năng tư duy và sáng tạo, phân tích tổng hợp, kỹ năng suy luận lôgíc, khả năng quan sát, phỏng đoán, v.v…., góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.Nhưng để có hiệu quả giáo viên phải chuẩn bị cho mình các kiến thức về toán học nói riêng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ nói chung thật vững vàng. Có phương pháp dạy học phù hợp, linh hoạt, sáng tạo. Tâm đắc với nghề nghiệp, biết sử dụng đồ dùng trực quan một cách khoa học, đồ dùng trực quan phải đơn giản, dễ quan sát, chính xác và đảm bảo thẩm mĩ, sử dụng phương pháp trực quan là giáo viên đã nhằm mục tiêu làm cho bài dạy của mình thêm phần gần gũi, giúp học sinh hiểu bài hơn.
Tuy nhiên trong một chừng mực nhất định, giáo viên cũng không nên lạm dụng quá phương pháp này, người giáo viên phải luôn ý thức tự học, tự rèn, học hỏi đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu tham khảo có liên quan đến môn Toán, thường xuyên trau dồi cho mình cả về phương pháp và tri thức toán học. Trong giảng dạy phải coi học sinh như con em của mình, phải chú ý tới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh để động viên khích lệ kịp thời những học sinh tiến bộ và có biện pháp giúp đỡ những học sinh còn yếu để kích thích lòng ham mê hứng thú học tập của các em làm động lực thúc đẩy việc học tập đạt kết quả cao.
* Tóm lại: Nếu người giáo viên nào cũng luôn tâm niệm “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” thì chắc chắn người giáo viên đó sẽ chiến thắng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong công việc dạy học.
Trên đây là những suy nghĩ, tìm tòi của tôi trong quá trình làm công tác dạy học và đã tích luỹ cho mình những kiến thức thiết thực cho bản thân. Để hoàn thành được đề tài này, còn nhờ sự giúp đỡ của đồng chí Nguyễn Văn Phu – Phó phòng giáo dục và đào tạo huyện Đông Triều hướng dẫn, ban giám hiệu trường Tiểu học Thuỷ An, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi. Qua đây tôi rất mong sự đóng góp của các cấp lãnh đạo, của ban giám khảo đã giúp đỡ tôi để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thuỷ An, ngày 15 tháng 5 năm 2008
Người thực hiện
Trần Thị Liên
Tài liệu tham khảo
Để có cơ sở viết đề tài này tôi đã tham khảo các tài liệu sau:
1. Tài liệu thay sách Toán 5
2. Sách giáo khoa, sách bài tập toán 5.
3. Sách hướng dẫn, sách bài soạn toán 5.
4. Phương pháp dạy học môn Toán lớp 5 tập 1, tập 2.
5. Các chuyên đề giáo dục tiểu học.
mục lục
STT
Nội dung
Trang
1
I. Phần mở đầu.
1
I.1. Lý do chọn đề tài
1
I.2. Mục đích nghiên cứu
3
I.3. Thời gian- Địa điểm
3
I.4. Đóng góp mới về mặt lý luận, về mặt thực tiễn
3
2
II. Phần nội dung
4
II.1. Chương I: Tổng quan
4
II.2. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu
6
II.2.1. Điều tra việc dạy và học của giáo viên- học sinh ở trường tiểu học Thuỷ An.
6
II.2.1.1. Thực trạng của giáo viên
7
II.2.1.2. Thực trạng của học sinh
8
II.2.2. Thực trạng việc giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh
8
II.3. Chương III: Phương pháp nghiên cứu- kết quả nghiên cứu
16
II.3.1. Phương pháp nghiên cứu
16
II.3.1.1. Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kỳ năng giải các bài tập về diện tích hình học.
16
II.3.1.2. Dạy thực nghiệm sư phạm
23
II.3.2. Kết quả nghiên cứu
36
3
III. Phần kết luận- kiến nghị
38
4
IV. Tài liệu tham khảo – phụ lục
40-41
5
V. Nhận xét của HĐKH cấp trường, phòng GD-ĐT
42
V. Nhận xét của HĐKH cấp trường, phòng GD-ĐT
File đính kèm:
- SKKN(3).doc