Đề tài Rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh tiểu học

Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Bằng ngôn ngữ đặc thù của mình như; giai điệu, nhịp điệu, tính chất chặt chẽ về tiết tấu, sự hài hoà về âm thanh giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết phong phú thêm về kinh nghiệm sống, mang lại cảm giác xúc động về thẩm mỹ mới mẻ, mạnh mẽ. giúp cho việc phát triển trí tuệ óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cho trẻ em. Việc triển khai môn học Âm nhạc ở trường Tiểu học có ý nghĩa nhân văn rất lớn, phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em. Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về Âm nhạc

doc6 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 823 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, lành mạnh, hướng tới chân, thiện, mĩ góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học. Khích lệ học sinh hăng hái tham gia vào các hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu. III. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục đích nêu trên, bản thân tôi đã xác định được những nhiệm vụ cần nghiên cứu sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: - Tìm hiểu luật giáo dục 2008. - Tìm hiểu, tham khảo các tài liệu, phương tiện truyền thông có liên quan đến bộ môn Âm nhạc. - Tìm hiểu tâm lý học sinh tiểu học. - Tìm hiểu thực trạng học tập môn Âm nhạc của học sinh, tình hình thực tế của các lớp trong trường. - Tìm ra các biện pháp nhằm giúp học sinh mạnh dạn hơn, biết cảm nhận những giai điệu, những hình ảnh đẹp trong bài hát, yêu thích môn âm nhạc ở tiểu học. 2. Phương pháp nghiên cứu: Để làm được những điều đã nêu trên thì ngay từ đầu năm tôi đã lập ra những việc cần làm trong năm học, tìm ra những biện pháp nhằm tạo mọi điều kiện cho các em có được sự ham thích, niềm đam mê âm nhạc qua các phương pháp sau: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, giáo trình. - Phương pháp kiểm tra đánh giá. - Tổng kết kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy các lớp được phân công. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những giai điệu, những câu hát, những lời ca, những cử chỉ, những điệu bộ, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng nét nhạc. II. Cơ sở thực tiễn: Năm học 2009 - 2010 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc. Để học sinh học tập tốt môn học bản thân tôi luôn tìm tòi những phương pháp dạy học cho phù hợp đúng với lứa tuổi, đúng trương trình, tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học. Tôi luôn tìm những phương pháp để đưa phong trào ca hát của nhà trường đạt kết quả và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, trong khi nhận thức, sự hiểu biết, giọng hát của học sinh không đồng đều, có những em có giọng hát, hát đúng giọng, có những em hay hát lạc giọng, chưa mạnh dạn tham gia biểu diễn các bài hát hoặc biểu diễn chưa tự nhiên, chưa mạnh dạn nhận xét về tư thế biểu diễn của bạn mình hoặc về giai điệu tiết tấu các bài hát, các tác phẩm âm nhạc được nghe. III. Nguyên nhân: Sau khi rà soát nắm tình hình thực tế tôi đã tiến hành phân loại từng nhóm và đi sâu vào tìm hiểu những hạn chế từng mặt của mỗi học sinh cũng như hoàn cảnh, cá tính, sở thích của các em để từ đó có hướng bồi dưỡng và giúp đỡ phù hợp với đối tượng học sinh. Do môn học đòi hỏi phải có tính năng khiếu nên trong khi ca hát một số học sinh hát lạc giọng, chưa thuộc lời, hát chưa chuẩn về giai điệu, tiết tấu, do một số em nói tiếng địa phương nên nói ngọng vì vậy nhiều em ngại tham gia các hoạt động âm nhạc trong lớp, hoặc học sinh chưa biết cách trình bày cảm nhận của mình về bài hát, tác phẩm âm nhạc, chưa mạnh dạnh trong việc nhận xét các bạn trong lớp biểu diễn bài hát. Để phục vụ cho đề tài “ Rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh Tiểu học” có kết quả, ngay từ đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng học sinh các khối 3, 4, 5 tại điểm trường Trung tâm qua các bài học. Kế hoạch khảo sat, đánh giá học sinh, thời gian tháng 09/2009. Tổng số học sinh cả 3 khối có 6 lớp: Có 140 học sinh Khối Tổng số HS Hoàn thành tốt (A+) Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành (B) SL % SL % SL % Khối 3 46 1 2,2 38 82,6 7 15,2 Khối 4 47 2 4,3 39 83,0 6 12,8 Khối 5 47 0 0 40 85,1 7 14,9 Tổng 140 3 2,1 117 83,6 20 14,3 IV. Biện pháp khắc phục Đối với giáo viên: Phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh để tìm hiểu sở thích, cá tính của các đối tượng học sinh. Thường xuyên nghiên cứu, cải tiến phương pháp dạy học và học tập ở các phân môn khác để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy về môn Âm nhạc. Nắm vững kiến thức đã được trang bị ở nhà trường về chuyên môn, chuyên ngành về nghiệp vụ sư phạm. Hiểu được đặc điểm đối tượng về phát triển tâm sinh lý và sự hình thành phát triển ngôn ngữ. Hình thành các biểu tượng thông qua các bài hát đó là những câu chuyện nhằm giáo dục hành vi đạo đức nhờ lời ca và giai điệu của bài mà gây được cho học sinh những xúc cảm và thể hiện được tình cảm sắc thái vào bài hát. Định hướng cho các em thấy được chiều sâu của tác phẩm: nghe giai điệu và cảm thấy thích, nói được vì sao mà thích, thấy nó hay thì hay ở chỗ nào? Còn qua các câu chuyện âm nhạc mà thấy được sức mạnh của Âm nhạc, tầm quan trọng của Âm nhạc trong đời sống hằng ngày. Hằng ngày trò chuyện, gần gũi khích lệ cho các em để các em mạnh dạn, tự tin hơn trong khi biểu diễn các bài hát. Trong các giờ học luôn tạo ra cho học sinh hứng thú để các em phấn khởi trong khi học tập. Đối với học sinh: Trong các giờ học phải sôi nổi, mạnh dạn, biết nhận xét về tư thế hát, về giai điệu lời ca, các động tác phụ hoạ cho bài hát, hát đúng với nhạc. Biết liên hệ với thực tế cuộc sống với nội dung bài hát, nội dung câu chuyện âm nhạc. Ngoài tập biểu diễn các bài hát ở trường ở lớp về nhà các em tự tập hát kết hợp các động tác phụ hoạ cho bài hát và tập biểu diễn các bài hát. V. Kết quả thực hiện: Bằng sự nhiệt tình, tận tâm của bản thân tôi cùng với sự cố gắng nỗ lực của học sinh. Qua một thời gian rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh tôi thấy các em có rất nhiều tiến bộ trong việc nêu cảm nhận của mình về bài hát, tác phẩm, mạnh dạn nhận xét các bạn trong lớp biểu diễn, từ đó các em tự sửa cho mình hát đúng giai điệu lời ca, mạnh dạn biểu diễn các bài hát, biểu diễn tự nhiên kết hợp với các động tác phụ hoạ. Học sinh tỏ ra rất thích học, rất say mê môn học. Không khí diễn ra sôi nổi, thoải mái kích thích được lòng say mê âm nhạc của học sinh. Học sinh chủ động tiếp thu một cách dễ dàng. Với những cố gắng trên tôi đã thực hiện khá thành công và đã phát huy được tính tích cực học tập của học sinh thông qua đợt khảo sát cuối cùng thời gian: tháng 5 năm 2010. * Kết quả Khối Tổng số HS Hoàn thành tốt (A+) Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành (B) SL % SL % SL % Khối 3 46 7 15,2 39 84,8 0 0 Khối 4 47 9 19,1 38 80,9 0 0 Khối 5 47 5 10,6 42 89,4 0 0 Tổng 140 21 15,0 119 85,0 0 0 * So sánh đối chứng: Trước khi áp dụng - Lớp học trầm - Học tập chậm chạp, ít phát biểu ý kiến. - Chưa thể hiện được tính chất, tình cảm bài hát. - Chưa biết nêu cảm nhận của mình về bài hát. - Chưa mạnh dạn trong nhận xét các bạn biểu diễn bài hát. - Số lượng học sinh rụt rè, nhút nhát khi biểu diễn còn nhiều. Sau khi áp dụng - Lớp học sôi nổi, tích cực. - Học tập nhanh nhẹn, hăng hái phát biểu ý kiến. - Thể hiện được tình cảm sắc thái của bài hát. - Biết nêu cảm nhận của mình về bài hát, tác phẩm âm nhạc. - Mạnh dạn nhận xét các bạn trong lớp biểu diễn bài hát. - Số lượng học sinh mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn tăng lên nhiều. VI. Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: - GV cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh. - Giáo viên luôn phải tìm ra những phương pháp dạy cho từng đối tượng, từng lớp cho phù hợp, khai thác kĩ, mở rộng kiến thức bài dạy để thu hút học sinh. - Luôn chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, phong phú, tập kĩ sử dụng đàn đệm cho các bài hát, các động tác phụ hoạ trước khi lên lớp. - Lên lớp giáo viên phải nhẹ nhàng thoải mái, nhưng phải có thái độ nghiêm túc trong giảng dạy. Không doạ nạt gò ép học sinh. - Thường xuyên tuyên dương, khen ngợi khích lệ kịp thời. - Tạo điều kiện cho học sinh được tham gia nhiều hoạt động âm nhạc, nhất là học sinh cá biệt. - Lấy học sinh làm trung tâm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. - GV âm nhạc phải là những nhà sư phạm mẫu mực về lối sống và nhân cách. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Những đề xuất, kiến nghị. “Rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh Tiểu học” là một hình thức đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên để thành công rất cần sự phối hợp và tham gia của các cấp quản lí, giáo viên mà cụ thể là những phương tiện giảng dạy. Để tăng thêm hiệu quả giờ dạy và giáo dục âm nhạc, tôi rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa tới cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy âm nhạc như phòng học chức năng, video, máy nghe nhạc, các loại nhạc cụ có chức năng hiện đại để sử dụng trong việc dạy học.... Tạo điều kiện cho chúng tôi có điều kiện học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp như tập huấn nâng cao chuyên môn, tổ chức chuyên đề.... 2. Kết luận: Trên đây là một số kinh nghiệm “Rèn luyện kỹ năng cảm thụ Âm nhạc cho học sinh Tiểu học” mà tôi đã tiến hành trong năm học qua. Việc rèn luyện kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh không phải một sớm một chiều mà là cả một quá trình, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, có lòng nhiệt tình tận tâm với nghề nghiệp thì mới đạt được kết quả như ý muốn, phong trào ca hát phải được duy trì thường xuyên, liên tục, trong các buổi học và gắn liền với các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Tôi hy vọng rằng kinh nghiệm nhỏ này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn âm nhạc và các hoạt động văn nghệ trong nhà trường cho học sinh tiểu học./. Phúc Sơn, ngày 27 tháng 5 năm 2010 Người Viết Nguyễn Thanh Tùng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Âm nhạc với trẻ em - Tác giả Phạm Tuyên. Phương pháp dạy học âm nhạc cho học sinh Tiểu học-Tác giả Hoàng Long. Sách nghệ thuật lớp 1 - 2 - 3 4. Sách âm nhạc lớp 4 - 5 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ TRƯỜNG

File đính kèm:

  • docSKKN Am nhac Tieu hoc Cuc hay.doc
Giáo án liên quan