Trong giai đoạn đổi mới đất nước và hội nhập hiện nay, những thay đổi của xã hội đòi hỏi nội dung, phương pháp giáo dục cũng cần hòa theo đồng nhịp với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như của nhu cầu xã hội.
- Trong chương trình Tiểu học, lớp 3 là lớp kết thúc giai đoạn đầu của bậc tiểu học và chuẩn bị xây dựng nền móng toán học tiếp giai đoạn sau. Cho nên học sinh phải nắm chắc cơ sở ban đầu về kỹ năng tính toán bốn phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi
18 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4842 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn kỹ năng thực hiện phép nhân số tự nhiên cho học sinh lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tính đúng là : 102 × 6 = 612 ---> Kết quả: 61200
+ Đối với học sinh khá, ta có thể khai thác nhằm củng cố rèn luyện kỹ năng tính nhẩm qua các bài tập mức độ cao hơn. Chẳng hạn:
Thực hiện tính nhẩm các phép tính sau:
a/ 2 × 8 × 5
b/ 2 × 18 × 50
c/ 20 × 7 × 500
Với các bài tính này, ta định hướng cho học sinh thay đổi vị trí các thừa số trong dãy tính để đưa về tính nhân với số tròn chục; tròn trăm; tròn nghìn.
a/ 2 × 8 × 5 = 8 × 2 × 5 = 8 × 10 = 80
b/ 2 × 18 × 50 = 18 × 2 × 50 = 18 × 100 = 1800
c/ 20 × 7 × 500 = 7 × 20 × 500 = 7 × 10000 = 70000
+ Đối với học sinh giỏi ta có thể tiếp tục nâng cao với các bài tính dạng:
a/ 17 × 2 + 17 × 8 = 17 × (2 + 8) = 17 × 10 = 170
b/ 8 × 27 + 23 × 8 = 8 × (27 + 23) = 8 × 50 = 400
- Như vậy khi rèn luyện học sinh thực hành cần đi từ dễ đến khó từng bước rèn luyện, khắc phục những sai lầm.
- Đặc biệt giáo viên phải bám sát, theo dõi từng bước thực hiện tính của học sinh phát hiện những lỗi sai để có biện pháp sửa sai kịp thời.
- Cứ như vậy, giáo viên thường xuyên củng cố kiến thức trong suốt quá trình học sinh luyện tập - thực hành. Từ đó các sẽ nắm chắc kiến thức và thành thạo kỹ năng thực hiện phép tính nhân hơn.Cũng từ đó, góp phần giúp học sinh hoàn thiện kỹ năng giải các dạng toán có liên quan.
Ngoài ra, để rèn kỹ năng thực hiện phép nhân, tôi còn thực hiện các giải pháp sau:
- Trong từng buổi học, giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp luyện tập - thực hành trong quá trình rèn luyện kỹ năng thực hiện phép nhân các số tự nhiên cho học sinh bằng nhiều hình thức (nhóm đôi, nhóm lớn, cá nhân).
- Cố gắng dành thêm thời gian kiểm tra bài, chấm chữa bài trực tiếp theo sát từng đối tượng học sinh để củng cố kiến thức cho phù hợp với từng đối tượng.Từ đó, lựa chọn bài tập hợp lí cho từng đối tượng học sinh. Như vậy, giúp các em sẽ có điều kiện rèn luyện kỹ năng tính toán nhân của mình thành thạo hơn và tính nhanh hơn.
- Trong quá trình luyện tập - thực hành, giáo viên tăng dần mức độ yêu cầu, độ khó của bài, tạo điều kiện cho học sinh tự tái hiện, vận dụng kiến thức kỹ năng sẵn có để làm bài, đồng thời rèn cho học sinh khả năng trừu tượng, khả năng so sánh, khái quát hoá, tổng hợp hoá, từng bước hình thành và phát triển tư duy toán cho học sinh.
- Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc hướng dẫn các em học ở nhà, giúp các em ôn lại bài đã học trên lớp để nắm vững hơn kiến thức đã học.
- Đồng thời tổ chức tốt đôi bạn học tập giúp nhau truy bài đầu giờ, giữa giờ.
2. Khả năng áp dụng và lợi ích kinh tế - xã hội
F Đề tài có thể áp dụng xuyên suốt trong quá trình dạy học phép tính nhân; hiệu quả nhất là việc hình thành kiến thức và kỹ năng thực hiện tính nhân cho học sinh.
F Các giải pháp trong đề tài hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện và đổi mới phương pháp dạy học và giải toán.
F Có thể áp dụng các giải pháp trong quá trình dạy học Toán cho các đối tượng học sinh nhất là lớp 3; 4; 5.
3. Lợi ích kinh tế - xã hội
Qua vận dụng vào thực tế ở lớp, tôi thấy đề tài “Rèn kỹ năng thực hiện phép nhân số tự nhiên cho học sinh lớp 3” có hiệu quả và có khả năng vận dụng được cho tất cả các đối tượng học sinh đặt biệt là học sinh trung bình và trung bình yếu môn toán.
Sau một khoảng thời gian vận dụng các phương pháp trên vào thực tiễn giảng dạy môn Toán lớp 3, tôi nhận thấy học sinh của lớp đã có tiến bộ và từng bước vươn lên. Từ một học sinh chưa nắm vững bảng nhân, kỹ năng thực hiện phép tính nhân đơn giản còn chậm, nhiều sai sót và các em đã có niềm vui hứng thú trong giờ học toán.
Hệ thống các giải pháp được đề cập trong đề tài không chỉ dừng lại trong phạm vi lớp 3, mà có thể phát triển khai thác, vận dụng hợp lý vào các lớp trong bậc Tiểu học. Nhất là một khi học sinh nắm chắc kỹ năng đặt tính, nhân nhẩm, thực hiện tính có nhớ, … và thực hành thành thạo, thì sẽ giúp cho học sinh thực hiện các phép tính nhân với số có nhiều chữ số trong chương trình Toán ở các lớp trên tốt hơn.
Đầu năm học lớp vẫn còn học sinh yếu Toán đến Giữa kì I và Cuối kì I, chất lượng môn Toán của lớp đạt 100% từ trung bình trở lên, cụ thể:
Tính hiệu quả của đề tài có thể minh chứng qua bảng số liệu sau:
Kết quả bài kiểm tra về phép tính nhân
Năm học
TS
HS
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2007 - 2008
(Chưa áp dụng SKKN)
33
17
51,52
10
30,30
4
12,12
2
6,06
2008 - 2009
(Thử nghiệm SKKN)
34
19
55,88
11
32,35
3
8,82
1
2,94
2009 - 2010
Áp dụng giải pháp của SKKN
33
19
57,58
11
33,33
3
9,09
-
-
2010 - 2011
Áp dụng giải pháp của SKKN
32
19
59,38
11
34,38
2
6,25
-
-
2011 - 2012
Áp dụng giải pháp của SKKN
30
20
66,67
9
30,00
1
3,33
-
-
2012 - 2013
Áp dụng giải pháp của SKKN
32
24
75,00
7
21,88
1
3,12
-
-
Trên đây là những phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 rèn kỹ năng thực hiện phép nhân số tự nhiên, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta làm tốt được như vậy thì các em sẽ tránh được những sai sót thường gặp và sẽ giúp các em vận dụng tốt kỹ năng tính nhân vào làm toán: tìm thành phần chưa biết, tính giá trị biểu thức, giải toán có lời văn. Từ đó, các em học tốt môn Toán hơn, như vậy thông qua các giải pháp rèn phép nhân ảnh hưởng rất lớn đến kết quả dạy học Toán đại trà và bồi dưỡng phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh giỏi. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Đối với học sinh, khi đã có đủ vốn kiến thức, nắm chắc và vận dụng thành thạo các phương pháp giải toán các em sẽ tự tin hơn, thích học toán và sẽ không còn ngại học nữa. Qua đó, từng bước hình thành và phát triển tư duy sáng tạo, khoa học cho học sinh góp phần hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và kỹ năng sống cho học sinh đáp ứng nhu cầu hòa nhịp cùng sự phát triển của xã hội.
Nội dung đề tài có thể xem như là một tư liệu tham khảo, trao đổi chia sẻ bổ sung vào năng lực sư phạm đáp ứng với xu thế đổi mới về phương pháp giảng dạy, từng bước hoàn thiện năng lực của mỗi giáo viên.
C/ KẾT LUẬN
Trên cơ sở kết quả đạt được bước đầu của học sinh, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Hướng dẫn học sinh nắm đầy đủ các kỹ năng cơ bản, cần thiết khi làm tính bằng phương pháp phù hợp để rèn các em kỹ năng tính toán chính xác.
- Thường xuyên quan sát, theo dõi từng bước làm bài của từng đối tượng học sinh để thấy được các em sai ở bước nào, sai như thế nào, vì sao sai như vậy. Từ đó giáo viên kịp thời giúp các em sửa sai đúng lúc, đúng chỗ. Như vậy học sinh sẽ hiểu bài ngay và dễ dàng khắc phục chỗ sai.
- Kích thích tư duy sáng tạo, khả năng phân tích tổng hợp của học sinh trong quá trình dạy toán. Giáo viên cần đưa ra những bài toán vừa sức với học sinh. Tránh những bài tập không phù hợp làm cho học sinh nhàm chán, căng thẳng.
- Đặc biệt luôn tạo không khí giờ học nhẹ nhàng thân thiện, tránh gây áp lực căng thẳng đối với học sinh.
- Gần gũi động viên những em học yếu toán để các em tiến bộ và tự tin hơn.
- Hiểu rõ đặt điểm nhận thức, đặc điểm tâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình và năng lực học tập của từng em sẽ giúp giáo viên lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học đúng, hiệu quả và phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh.
Với trách nhiệm và sự say mê nghề nghiệp trong quá trình dạy học, nhất là những năm kề đây, trước thực trạng chất lượng giáo dục nói chung và môn Toán nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu, mà nguyên nhân chính là tư duy toán của học sinh còn hạn chế. Cá nhân tôi đã cố gắng nghiên cứu và đúc kết một số kinh nghiệm về dạy học Toán nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn qua việc rèn kỹ năng thực hiện phép tính nhân số tự nhiên cho học sinh. Chắc rằng nội dung và các biện pháp còn nhiều bất cập, thiếu sót, mong rằng lãnh đạo ngành, đồng nghiệp nghiên cứu, chỉnh lí, bổ sung, trao đổi để hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn, giúp giáo viên hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần vào việc đào tạo thế hệ trẻ có tri thức tốt, có phương pháp làm việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo trở thành lực lượng lao động tốt trong công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.
Bồng Sơn, ngày 27 tháng 02 năm 2014
Người viết
Nguyễn Thị Vân
MỤC LỤC
-----&-----
NỘI DUNG Trang
* Phần A: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề 01
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải
có giải pháp mới giải quyết 01
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới 02
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 02
II. Phương pháp tiến hành 02
1. Cơ cở lí luận và thực tiển có tính định hướng
cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài 02
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp 04
* Phần B: NỘI DUNG
I. Mục tiêu 05
II. Mô tả giải pháp của đề tài 05
1. Thuyết minh tính mới 05
Tóm tắt nội dung về phép nhân
trong chương trình Toán lớp 3 05
Hệ thống các giải pháp dạy học
để rèn kỹ năng thực hành phép nhân 05
2. Khả năng áp dụng 12
3. Lợi ích kinh tế - xã hội 13
* Phần CI: KÊT LUẬN
Kết luận 15
THẨM ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- SKKN 2014 - Van.doc