Đề tài Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực

 “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Luật Giáo dục - 2005). Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết phù hợp với mục tiêu giáo dục, nhằm góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ” để học sinh được phát triển toàn diện đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội.

doc9 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồ dùng cho trò chơi ở phần thi năng khiếu và phần thưởng.( Nếu thi vẽ tranh thì chuẩn bị giấy vẽ, màu, vị trí cho nhóm vẽ,....Nếu thi xếp mâm hoa quả thi cần chuẩn bị mâm, một số hoa quả, vị trí đặt mâm cho nhóm thi thể hiện,...) Nội dung: - Người dẫn chương trình giới thiệu về chương trình, giới thiệu tổ tư vấn I.Chương trình: A.Hái hoa dân chủ: - HS xung phong lên hái hoa dân chủ:      + Tự giới thiệu về mình ( họ và tên, lớp, sở thích,...)      + Hái hoa, thực hiện theo nội dung yêu cầu xử lý tình huống. Tuỳ lượng thời gian có thể đưa ra số lượng câu hỏi.      Hệ thống câu hỏi hoặc yêu cầu:      1. Trong giờ ra chơi, em đang ngồi đọc sách ở ghế đá, bạn Nam đi qua giật lấy quyển sách của em, rồi chuyền quyển sách cho bạn khác. Khi đó em sẽ làm gì?      2. Trong khi xếp hàng tập thể dục, Hùng cứ giật đuôi áo của Hải. Hải liền quay lại kéo áo Hùng rồi quay lên xếp hàng. Nếu em là Hải, em có làm như Hải không?      3. Ở nhà, cả ngày em giúp mẹ dỡ lạc, buổi tối em đang ngồi học bài để chuẩn bị cho ngày hôm sau đi học, mẹ bảo em ra ngồi vặt lạc cùng mẹ cho nhanh. Khi đó em sẽ làm gì?      4. Cô giáo dặn về nhà sưu tầm côn trùng để làm đồ dùng học tập, em ra ngoài ruộng bắt châu chấu, bắt dế; vậy mà em bị bố mắng bắt đi về nhà. Khi đó em sẽ làm thế nào?      5. Một lần, không may do tính kết quả nhầm, Hà bị điểm 4 trong vở. Mẹ kiểm tra thấy điểm kém liền giận dữ xé tan quyển vở và mắng Hà một trận. Nếu em là Hà khi đó em làm thế nào?      6. Giờ ra chơi, Hưng cứ phá trò chơi nhảy dây chun của nhóm bạn gái, thế là các bạn gái đuổi theo, mỗi người đánh cho Hưng một cái. trong thực tế em có thấy tình huống này xảy ra không. Em có nhận xét gì không?      7. Khi ở lớp Nga mách cô giáo là bạn Nam lấy đồ của bạn  khác, thế là Nam bị cô giáo khiển trách, phê bình. Trên đường đi học về Nga bị Nam chặn lại đánh. Nếu em là Nga em sẽ làm như thế nào, nếu em là người chứng kiến việc đó em sẽ làm như thế nào?      8. Ở trường Ngọc bị Hoài giật đuôi tóc đau quá, Ngọc  phô với anh là Nguyên đang học lớp 5 bảo anh Nguyên lúc về đánh cho Hoài một trận. Em có nhận xét gì về Ngọc, Hoài, anh Nguyên ? Nếu em là Hoài, khi biết Ngọc phô với anh Nguyên thì em làm thế nào?      9. Trong giờ ra chơi, em đang đứng trên sân, liền bị bạn Dũng đấm cho một quả vào vai. Em chọn cách xử lý như thế nào:      a. Quay lại đấm trả lại bạn một quả      b. Quay lại du cho bạn một cái.      c. Chửi bạn mấy câu cho bõ tức.      d. Không chọn các cách trên ( nếu chọn phương án này thì tự nêu cách xử lý của mình)      10. Trên đường đi học về, qua quán điện tử, Hoà rủ Quân vào xem, Quân chần chừ chưa vào, Hoà bảo chỉ vào xem thôi như mình xem ti vi ở nhà chứ mình có chơi đâu có nhiều trò hay lắm. Nếu em là Quân em sẽ làm gì?      11. Trong dịp tết, Liên được các bác mừng tuổi hơn hai trăm ngàn. Liên đưa cho mẹ cất đi một nửa, còn một nửa Liên giữ lại không cho mẹ biết. Em thử đoán xem Liên giữ tiền lại để làm gì. Em có làm như Liên không?      12. Trên đường đi học về,  ở đoạn đường vắng, Hoa thấy một bác đội mũ cối, đi xe máy chặn Hoa lại để hỏi đường. Nếu là Hoa em sẽ làm gì?      13. Trên đường đi học về, Hùng và Cường gặp một nhóm 3-4 thanh niên đang gây gổ cãi nhau, thế là Hùng và Cường đứng lại xem một lúc, Hùng còn can các anh đừng cãi nhau nữa. Hùng và Cường làm thế có đúng không? Vì sao?      14. Trên đường đi học về, Nguyệt gặt một chị lạ mặt bế con nhỏ nhờ cầm hộ chiếc túi chị bảo một lúc nữa nhìn thấy cô mặc áo xanh, quần trắng là em gái chị sẽ đến lấy chiếc túi và sẽ cho Nguyệt tiền, chị phải đi ngay vì có việc bận. Nếu em là Nguyệt, em có giúp chị đó không? Vì sao?       15. Ở cạnh nhà Hà có một quán làm tóc, chị Uyên làm thuê ở đó. Thỉnh thoảng chị cho Hà kẹo, lúc rỗi rãi thường rủ Hà sang chơi. Một hôm nhà Hà không có ai ở nhà, chị Uyên rủ Hà đi xuống thành phố chơi với chị. Nếu em là Hà em có đi chơi cùng chị Uyên không ? Vì sao?      16. Anh Sinh rủ An đi chơi bi-a, anh nói anh sẽ trả tiền cho An chơi cùng. Nếu em là An em có đi chơi cùng anh Sinh không? Vì sao?      17.  Mọi người nói anh Hoạt hay đi chơi cùng với đám thanh niên hư, nhưng Hùng thấy anh Hoạt lại rất tốt với Hùng vì anh hay cho Hùng quà, bánh kẹo. Nếu em là Hùng em có nhận quà, bánh kẹo của anh Hoạt không? Vì sao?      18. Trong lớp Huyền và Anh đều học giỏi, nhưng cứ hôm nào bạn này được điểm cao hơn bạn kia thì hai bạn lại lườm nguýt nhau. Có cách nào để cho hai bạn luôn hoà thuận vui vẻ cùng nhau không nhỉ?      19. Bé năm nay học lớp 2, từ nhà Bé đến trường phải đi qua đoạn đường quốc lộ nhiều xe qua lại. Mỗi lần qua đường Bé phải làm thế nào nhỉ?      20. Nghe lời cô giáo, giờ ra chơi các bạn chơi trò chơi tập thể, Huy đang mệt không muốn chơi nhưng các bạn cứ  kéo Huy vào cùng chơi, thế là Huy cãi nhau với bạn. Nếu em cũng là người trong nhóm chơi em sẽ làm thế nào? Nếu em là Huy, khi bị mệt không muốn chơi cùng các bạn em sẽ làm thế nào?      ......... (Tuỳ theo từng địa phương có thể thiết kế lựa chọn câu hỏi, tình huống có nội dung phù hợp. Trong quá trình HS xử lý tình huống, tổ tư vấn có thể giúp HS tìm thêm những cách giải quyết phù hợp thực tế) B. Đóng vai xử lý tình huống: Nhóm HS đóng vai (có chuẩn bị trước) xử lý tình huống có liên quan đến rèn kỹ năng sống.      VD: Trong giờ ra chơi Minh và Khánh chơi trò chơi đuổi bắt, Minh đang chạy không may va phải Tuấn, có xảy ra du nhau, cãi nhau,...(HS tự diễn tiếp và giải quyết tình huống)      ... C. Phần thi tài năng:(Phần thi này yêu cầu có sự kết hợp hài hoà của các thành viên trong nhóm, vì thế HS cần biết cách phân công nhau cùng làm, biết lắng nghe, biết lựa nhau cùng hợp tác trong công viêc chung )      VD: 3 nhóm thi, mỗi nhóm vẽ chung một bức tranh.      VD: 3-4 nhóm thi, mỗi nhóm xếp một mâm cỗ hoa quả.      VD: Đôi dép kỷ lục, mỗi nhóm đi trên một đôi dép có nhiều quai, thi đi nhanh về đích.      ...      - Tổ tư vấn là giám khảo chấm phần thi này. D. Kết thúc: Trao quà, nhắc nhở HS về việc học tập và rèn luyện KẾT QUẢ, TRIỂN VỌNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: - Trong thời gian công tác tại trường TH Tân Dĩnh tôi đã điều tra nghiên cứu và thử áp dụng thực tế đã được các động nghiệp trong trường đồng tình ủng hộ. Kết quả cho thấy HS ngoan hơn, tự giác chủ động, mạnh dạn hơn, đã thể hiện được cách xử lý trong ứng xử khá phù hợp. - Khảo sát: HS lớp 1B : TSHS           Tự mặc quần áo   Tự giác ngồi học bài ở nhà Tự mình mặc quần áo Cần người lớn giúp mặc quần áo Tự giác không cần nhắc nhở Chưa tự giác, bố mẹ phải nhắc nhở nhiều SL % SL % SL % SL % 32 28 87,5 4 12,5 26 81,3 6 18,7 -         Khảo sát lớp 3A: Nội dung khảo sát: Thảo luận nhóm . Khảo sát qua quan sát HS thực hành thảo luận nhóm trong một số tiết TNXH. TSHS                               Thực hành thảo luận nhóm Biết cách lắng nghe, hợp tác  Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra khỏi nhóm SL % SL % 31 26 83,9 5 16,1  - Khảo sát lớp 5A: Nội dung khảo sát: ứng xử với bạn khi chơi các trò chơi dân gian tập thể. Khảo sát qua quan sát thực tế, kết hợp với GVCN, TPTĐ đánh giá HS: TSHS             Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể Biết cách ứng xử hài hoà khá phù hợp  Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi SL % SL % 30 26 86,7 4 13,3 - Khi chuyển sang trường TH Đại Lâm công tác tôi cũng vận dụng thể nghiệm đề tài này cũng được động nghiệp đánh giá dề tài có khả thi và bước đầu cho kết quả tốt. -  Nội dung đề tài này phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học có thể vận dụng được trong tất cả các trường tiểu học. - Sau đề tài này tôi dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu để thiết kế thêm hình thức và tìm thêm biện pháp rèn kỹ năng sống cho HS được phong phú hơn. KẾT LUẬN           Trẻ em trong lứa tuổi tiểu học rất hồn nhiên ngây thơ trong trắng. Vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm sống của các em mới có rất ít. Vì vậy muốn đạt được mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện của nhà trường, các thầy cô giáo cần phải kiên trì, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề, bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, người giáo viên phải có vốn kiến thức tâm lý học, hiểu được tâm sinh lý của trẻ. Từ đó sẽ tìm ra được những phương pháp hiệu quả để giáo dục trẻ. Việc dạy “chữ” cần luôn song hành với việc dạy “ làm người”, và phải được xuất phát ngay từ những tình huống, những việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống thực tế của học sinh. Ngay trong những giờ học ngoài việc đảm bảo mục tiêu kiến thức kỹ năng của bài, giáo viên cần chú ý đến rèn kỹ năng sống cho học sinh. Học sinh được rèn kỹ năng sống qua nội dung kiến thức của bài, qua lĩnh hội kiến thức pháp luật, qua tham gia các hoạt động học tập trong lớp, hoạt động ngoài giờ do giáo viên tổ chức. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là giúp học sinh có nhiều cơ hội để rèn kỹ năng sống. Học sinh được học tập sinh hoạt vui chơi, rèn luyện trong môi trường gia đình, nhà trường, xã hội; vì vậy cần thực hiện tốt gắn kết 3 môi trường để giáo dục học sinh. Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể để giúp đỡ, tư vấn, tạo điều kiện cho học sinh tích luỹ có thêm nhiều kỹ năng sống và rèn kỹ năng sống được tốt hơn.          Là một cán bộ quản lý nhà trường, tôi luôn cố gắng và mong muốn đóng góp công sức và trí tuệ cho giáo dục với phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Đề tài “Rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học” được viết với mong muốn thực hiện tốt nhiệm vụ rèn kỹ năng sống cho học sinh góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, do năng lực có hạn nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi sơ xuất, kính mong được các thầy cô giáo và các bạn giúp đỡ, góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.                                       Tôi xin chân thành cảm ơn!                                                                                   NGƯỜI VIẾT:                                                                         Hoàng Thị Ngọc Bích Tác giả bài viết: Hoàng Thị Ngọc Bích

File đính kèm:

  • docRen KNS cho HS Tieu hoc.doc