Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục là coi giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nền tảng, là động lực của sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá Đất nước, phát huy yếu tố con người phát triển toàn diện là yếu tố cơ bản cho sự phát triển lâu dài và bền vững trên mọi lĩnh vực. Trọng tâm là việc chú trọng đến con người được đào tạo là con người có đầy đủ năng lực, trí tuệ, có đạo đức thích nghi được với những thay đổi, có kỹ năng hành động, biết “Học thường xuyên, học suốt đời” và có ý tưởng “học để biết, học để làm, học để cùng sống với nhau và học để làm người”. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện thì việc dạy học ở trường Tiểu học chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi vì bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục Quốc dân, do đó đòi hỏi phải dạy đúng, dạy đủ các môn học theo quy định nhằm giúp các em có kiến thức sâu rộng để có thể tiếp cận được với nền khoa học tiên tiến hiện nay là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Các môn học ở Tiểu học đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có vị trí rất đặc biệt quan trọng, nó chiếm thời lượng nhiều hơn cả so với các môn học khác. Phương tiện chủ yếu của môn Tiếng Việt là ngôn ngữ, là công cụ không thể thiếu để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và là phương tiện để học sinh có thể tiếp cận và học tốt được các môn học khác. Ngôn ngữ phát triển thì tư duy cũng phát triển.
23 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rèn kỹ năng nói trong giờ Tập làm văn cho học sinh lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và trình tự quan sát, xác định rõ trọng tâm mà đề bài yêu cầu để vạch ra hướng quan sát cho học sinh. Khi đã có đầy đủ những chi tiết, những điều cần nói về đề tài giúp cho các em lập dàn ý, sắp xếp các ý quan sát được cho hợp lo-gíc. Trong tiết tập làm văn này giáo viên cần rèn cho học sinh tập nói theo các ý đã sắp xếp và học sinh không thể nói nếu không chuẩn bị kỹ nội dung nói, do đó việc giúp học sinh xây dựng nội dung nói là điều kiện đầu tiên để giờ tập làm văn thành công.
Biết tạo nhu cầu nói cho học sinh để học sinh có nhu cầu nói thì đề tài phải có vốn sống, vốn hiểu biết của các em đánh thức ở các em những gì các em đang có. Trước mỗi giờ học giáo viên phải tạo bầu không khí hào hứng, cách nêu vấn đề phải hấp dẫn để lôi cuốn học sinh vào học tập.
Biết tạo hoàn cảnh nói tốt, ngoài việc tránh sự tác động ở bên ngoài, giáo viên còn phải biết thiết lập một quy tắc tế nhị trong hội thoại. Khi học nói ngoài việc nghe, giáo viên cũng cần chú ý đến hoạt động chung của cả lớp, chú ý đến tất cả những lời động viên, những ánh mắt nhìn bạn bè với người nói. Đặc biệt giáo viên phải vui vẻ, tuyệt đối không có những lời nói, những cử chí gay gắt đối với học sinh kể cả khi không vừa ý.
b. Việc làm trong khi học sinh nói:
Nó khác với đọc ở chỗ khi nói phải có người nghe, phải luôn luôn quan sát người nghe để thuyết phục họ, diễn đạt đúng, đủ, tự nhiên, chân thành để gợi cảm xúc trực tiếp của người nghe.
Trong khi học sinh nói, giáo viên tổ chức cho các học sinh khác lắng nghe và hạn chế những yếu tố gây nhiễu trong quá trình học sinh nói. Đồng thời giáo viên cũng cần chú ý nghe học sinh nói, biết tiếp sức cho học sinh đúng lúc, các em gặp khó khăn trong việc chọn từ để diễn đạt, phải giúp đỡ kịp thời nếu học sinh nói lan man, ý rời rạc không thể hiện rõ nội dung, giáo viên có thể khéo léo ngắt lời học sinh để các em điều chỉnh bằng cách đặt câu hỏi.
c. Việc làm sau khi học sinh nói:
- Mở rộng thêm ý văn bổ sung về cảm xúc cho các em. Nếu học sinh chưa sử dụng các biện pháp nghệ thuật thì giáo viên phải gợi mở để bổ sung ý văn và rèn tư duy ngôn ngữ cho các em.
Ví dụ: Với bài văn “Tả hình dáng và tính tình của bà em” một học sinh nói: “Bà em có đôi mắt ánh lên vẻ hiền từ và những nếp nhăn đã hằn sâu khuôn mặt phúc hậu của bà, tóc bà bạc trắng”.
Để mở rộng thêm ý văn, cô giáo có thể hỏi: Đứng nhìn ngắm bà gợi cho em cảm xúc gì? (Lòng xót thương bà vì bà đã vất vả nắng sương nên tóc bà bạc trắng, mắt mờ, lưng còng, em sẽ kính trọng và yêu thương bà để bà lúc nào cũng được vui).
- Giúp học sinh thấy là mình nói như vậy đã đạt yêu cầu chưa qua sự nhận xét của bạn từ hai góc độ: kỹ năng nói và nội dung nói.
- Kích thích động viên bằng cách đánh giá cho điểm.
Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm giờ học.
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên, chất lượng của học sinh thông qua các giờ tập làm văn được nâng lên rõ rệt so với khi chưa áp dụng sáng kiến. Vì vậy hiệu quả của sáng kiến được nâng lên rõ rệt, kỹ năng trình bày vấn đề bằng lời nói được nâng lên, trình độ diễn đạt của học sinh được phát triển, khắc phục được tình trạng trình bày vấn đề lúng túng của học sinh. Kết quả cụ thể như sau:
Thời điểm đánh giá
TSHS
HS tham gia khảo sát
Kết quả
Trình bày lưu loát
Trình bày chưa lưu loát
Trình bày còn lúng túng
TS
%
TS
%
TS
%
Đầu năm
24
24
4
16.6
9
37.5
11
45.9
Cuối năm
24
24
9
37.5
10
41.6
5
20.9
So sánh
=
=
+5
+20.9
+1
+4.1
-6
-25
Qua số liệu khảo sát việc học sinh nói trong giờ tập làm văn lớp 5 như trên, so sánh với thống kê khảo sát đầu năm ta thấy tỉ lệ học sinh biết trình bày vấn đề một cách lưu loát tăng 5 em = 20.9%; số học sinh đọc trình bày vấn đề còn lúng túng giảm 6 em = 25%.
Kết quả khảo sát trên đã được các tổ chuyên môn đánh giá là có thể áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 5 ở địa bàn miền núi như học sinh trường Tiểu học Thu Cúc 1.
Phần III: Bài học kinh nghiệm
1. Kinh nghiệm cụ thể:
Để giờ học đạt kết quả tốt thì những việc làm trước khi nói, trong khi nói và sau khi nói phải được tiến hành thường xuyên đối với từng giai đoạn, từng học sinh. Giáo viên phải chuẩn bị tốt về mặt nội dung cũng như yêu cầu của bài, dự kiến những khả năng có thể xảy ra trong giờ học, chỉ rõ mức độ cần đạt của giờ học để từ đó lựa chọn phương pháp cho phù hợp.
Muốn học sinh có kỹ năng nói tốt cần rèn luyện cho các em cách nói, cách diễn đạt trực tiếp không chỉ trong giờ tập làm văn mà còn ở tất cả các giờ học khác để thành lập thói quen nói tự tin, nói có văn hoá cho học sinh vì giờ tập làm văn là giờ học tổng hợp kiến thức của nhiều phân môn nên cần có sự hỗ trợ của các phân môn khác trong việc rèn kỹ năng nói.
Khi đặt câu hỏi cho học sinh cần đặt lưu ý đến khả năng từ lời nói của các em vì nếu câu hỏi khá dài rộng sẽ không tổng hợp được kiến thức của học sinh và còn làm giảm khả năng nói của các em. Khi tổ chức cho học sinh nói, giáo viên nên nhập vai cùng các em, đi cùng với những cảm xúc của các em để các em nói ra cảm xúc của mình. Nghĩa là lúc này giáo viên phải vừa là “đạo diễn”vừa là “diễn viên”, có như vậy mới thu hút được các em vào giờ học và gây hứng thú để các em nói.
Trong quá trình học sinh nói giáo viên chú ý cho học sinh trong việc diễn đạt câu đúng , đủ, rõ ý bằng lời văn tự nhiên chân thành và giản dị chưa đòi hỏi sự “Chau chuốt” bóng bẩy về lời. Do vậy có thể chấp nhận học sinh dùng nhiều từ ngữ thông dụng có phần “nôm na” chưa thật hay nhưng diễn đạt được ý muốn nói của các em học sinh, có thể dùng nhiều câu ngắn gọn
hoặc câu dài kết hợp với ngữ điệu hay cử chỉ, điệu bộ nét mặt để làm tăng sức gợi cảm của câu nói.
Ngoài ra giáo viên cần quan tâm đến cách trình bày mạch lạc giữa các ý để nhằm tạo sự thuyết phục đối với ngôn ngữ, giọng nói phải phù hợp với nội dung diễn tả, thái độ thoải mái tự nhiên.
Tóm lại, cái khó khăn của việc dạy tập làm văn miệng là giáo viên phải giúp học sinh chọn từ ngữ, văn bản nghĩa là học sinh phải thực sự làm việc sáng tạo. Vì vậy, để học sinh tạo lập được văn bản nói, giáo viên cần phải tạo được không khí hào hứng, kích thích học sinh muốn nói và mạnh dạn, từ đó hướng dẫn các em nói sao cho đạt kết quả tốt nhất.
2. Sử dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Việc sử dụng sáng kiến kinh nghiệm có thể đạt hiệu quả cao trong giờ tập làm văn thì người giáo viên phải nắm được quy trình, công việc chuẩn bị của giáo viên cũng cần phải chu đáo, sử dụng lời nói mẫu mực, uốn nắn kịp thời và có cách điều chỉnh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 5 để các em có kỹ năng trình bày vấn đề một cách lưu loát, mạch lạc để người nghe có thể hiểu và tiếp nhận nội dung trình bày một cách tự nhiên và hiệu quả.
3. Đề xuất hướng phát triển sáng kiến kinh nghiệm:
Để sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao kỹ năng nói cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh tiểu học ở vùng miền núi nói riêng cần có sự cố gắng trong quá trình giảng dạy, đầu tư về trang thiết bị dạy học, có cách tổ chức hoạt động cho học sinh cụ thể để có thể động viên khuyến khích học sinh bộc lộ được những điều mình suy nghĩ của mình qua lời nói.
4. Kết luận và kiến nghị:
a. Kết luận:
Trong sự nghiệp đổi mới “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Mục tiêu giáo dục là thực hiện giáo dục toàn diện : Đức- Trí – Thể – Mỹ cho học sinh. Chúng ta thực hiện chương trình thay sách đó là chiến dịch lớn của ngành giáo dục. Trong đó môn Tiếng Việt có vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển tư duy, sáng tạo cho học sinh, giúp cho các em học tốt các môn học khác.
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và môn Tập làm văn lớp 5 nói riêng góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
Kinh nghiệm này không chỉ có tác dụng đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy mà nó giúp phụ huynh học sinh có cách nhìn đúng đắn hơn về phần dạy Tiếng Việt cho học sinh con em mình .
Trong quá trình học tập đòi hỏi mỗi người phải biết tự học tự tìm tòi sáng tạo trong thực tế. Đó là cả một quá trình phấn đấu không ngừng của thấy và trò trong nhà trường tiểu học. Nhất là đối với học sinh lớp 5 khi luyện nói qua các tiết học Tập làm văn. Là người đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục, đòi hỏi người giáo viên phải thực sự có tâm huyết với nghề nghiệp, có đầu óc suy luận khoa học, sáng tạo mềm dẻo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học, thích hợp với đặc điểm tâm sinh lý và điều kiện của học sinh lớp mình dạy.
b. Kiến nghị:
- Để đạt được kết quả trong việc nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 chương trình tiểu học mới tôi mong rằng tất cả giáo viên cần nghiên cứu tìm ra phương pháp giảng dạy hay, đầu tư nghiên cứu để rèn luyện các em có đủ đức, đủ tài giúp ích nước nhà sau này.
- Mong các bậc phụ huynh học sinh cần trang bị cho con em mình đầy đủ đồ dùng học tập nhằm bổ sung vốn kiến thức, đôn đốc học sinh chăm chỉ học bài.
- Học sinh cần chăm chỉ chịu khó tìm hiểu trau dồi những kiến thức qua sách, vở, báo, chuyện tự tìm tòi học hỏi, tự phát hiện những kiến thức cho bản thân.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã nghiên cứu và thực nghiệm có hiệu quả trong quá trình giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 5. Rất mong được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp và các cấp quản lý để sáng kiến cảu tôi có thể áp dụng rộng rãi trong các trường Tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh Tiểu học.
Thu Cúc, ngày tháng 10 năm 2008
Người thực hiện
Nguyễn Thị Nhàn
Tài liệu tham khảo
1. PGS.TS. Đỗ Đình Hoan – Một số vấn đề cơ bản cảu chương trình Tiểu học mới. NXB: Giáo dục ; 2002.
2. Nguyễn Minh Thuyết – Hỏi, đáp về dạy học Tiếng Việt 5. NXB: Giáo dục; 2006.
3. Trần Hoàng Tuý - Để dạy tốt các môn học lớp 5. NXB: Giáo dục; 2006.
4. TS . Lê Anh Xuân – Rèn kỹ năng tập làm văn cho hcoj sinh lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới – NXB: Giáo dục; 2007.
5. Nguyễn Minh Thuyết – Tiếng Việt 5 (Sách giáo viên)/ Tập 1-2. NXB: Giáo dục; 2006.
6. Nguyễn Minh Thuyết – Tiếng Việt 5 (Sách giáo khoa)/ Tập 1-2. NXB: Giáo dục; 2006.
File đính kèm:
- SKKN Luyen noi trong gio TLV 5.doc