1. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong xây dựng cơ bản, như khi xây một toà nhà cao tầng hiện đại thì việc xử lý móng là hết sức quan trọng, mà nền móng ngôi nhà lại là phần nằm sâu trong lòng đất, nên người ta thường chỉ nhìn thấy những tầng cao ở trên; chỉ có những người xây dựng, những người có chuyên môn mới thấy rõ tầm quan trọng, giá trị đích thực của nó. Bậc Tiểu học cũng được coi như cái nền móng của ngôi nhà tri thức kia. Chính vì vậy, điều 2 của lụât phổ cập giáo dục tiểu học đã xác định bậc tiểu học là bậc học đầu tiên bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1587 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường cho học sinh lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cần xét đến phần thập phân.
Khi thực hành học sinh có thể nhẩm như sau:
Ví dụ: 199.5 m2 = ..........km2.
0 00 01 99 , 5m2 = 0,00 01 99 5 km2
km2
hm2
dam2
m2
Tương tự như lược đồ phân tích trên ta có thể lập bảng như đổi đơn vị ở trên.
b. Danh số phức
Ví dụ:
a/ 42705 cm2 = ...... m2 .....dm2 .......cm2
b/ 5 cm2 7mm2 = ......dm2
Cách làm bài tập này tương tự như bài tập ở phần a nhưng để thuận lợi cho viêc đổi nhiều bài tập ta nên lập bảng.
Đề bài
m2
dm2
cm2
mm2
Kết quả đổi (hoặc)
42075cm2
4
27
05
4m2 25dm205cm2
5cm27mm2
0
05
07
0.0507dm2
ở ví dụ 2a nếu nhẩm học sinh vẫn nhẩm là thêm 2 chữ số 0 vào trước 57 vì thế giáo viên phải phân tích cho học sinh thấy 5cm2 = 0,05dm2 và 7mm2 = 0,0007dm2 đ 5cm27mm2= 0,05 + 0,0007 = 0,0507dm2.
5.3. Đơn vị đo thể tích
Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé
Sau khi học sinh đã thành thạo phương pháp đổi đơn vị đo độ dài và đo diện tích thì giáo viên cho các em so sánh quan hệ của 2 đơn vị diện tích liền nhau với 2 đơn vị thể tích liền nhau khi đó học sinh sẽ dễ dàng đổi đơn vị đo thể tích từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ.
Ví dụ: Danh số đơn
0.8m3 = ...... dm3
Vì 1m3 = 1000dm3 nên 0.8m3 = 0.8 x 1000 = 800dm3
Như vậy khi chuyển từ đơn vị thể tích lớn sang đơn vị nhỏ ta chỉ việc chuyển dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị 3 chữ số hoặc nếu là số tự nhiên thì ta chỉ việc viết thêm mỗi đơn vị liền sau nó 3 chữ số 0.
Ví dụ 2: Danh số phức
a. 8m375dm3 = .......dm3
b. 6.9784m3 = ........m3.......dm3 .......cm3
Cách 1:
a. 8 m3 75 dm3 = ........... dm3
= 8000dm3 + 75 dm3 = 805dm3
b. 6.9784m3 = ........ m3 ..........dm3 .........cm3
Học sinh nhẩm 6 (m3) 978 (dm3) 400 (cm3)
Ta được 6.9784 m3 = 6m3978dm3400cm3
Lưu ý học sinh tránh nhầm thêm chữ số 0 trước chữ số 4 của đơn vị đo cm3. Để phát huy trí lực học sinh phần này nên để học sinh khá giỏi tự giải thích.
Cách 2: Lập bảng
Đề bài
m3
dm3
cm3
Kết quả đổi
8m375dm3
8
075
000
8075 dm3
6.9784m3
6
978
400
6m3978dm3400cm3
Lưu ý: Khi đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé thì ô của đơn vị lớn nhất không cần đủ 3 chữ số. Nếu các đơn vị chưa đủ 3 chữ số thì phải viết thêm chữ số 0 vào bên trái cho đủ 3 chữ số. Ngoài ra phần thể tích này còn có dạng: Điền tên đơn vị vào chỗ … (bài tập 1b trang 204) như sau:
5100397 cm3 = 5 …. 100 … 397 …
Tuy là dạng mới song bài tập này khá đơn giản, học sinh chỉ cần thuộc bảng đơn vị đo thể tích từ nhỉ đến lớn và làm thành thạo các phép đổi đã học ở trên là học sinh làm được dễ dàng.
Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn
Dạng bài tập này hầu như không có ở SGK toán 5 kể cả chương trình thử nghiệm năm 2000 vì vậy tôi không đề cập trong SKKN này.
5.4: Đơn vị đo thời gian
Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé
Đây là đơn vị đo lường mà học sinh hay đổi nhất. Vì quan hệ giữa các đơn vị của chúng không đồng nhất. Khi đổi đơn vị thời gian chỉ có cách duy nhất là thuộc các quan hệ của đơn vị đo thời gian rồi đổi lần lượt từng đơn vị đo bằng cách suy luận và tính toán. Đổi đơn vị đo thời gian là sự kết hợp tổng hoà các kiến thức về số tự nhiên, phân số, số thập phân và kỹ năng tính toán.
Ví dụ : * 2 năm 3 tháng = 12 tháng x 2 + 3 tháng = 27 tháng
* 2 giờ 3 phút = 60 phút x 2 + 3 phút = 123 phút
* 7 phút 36 giây = …….phút
Nhẩm và ghi 7 phẩy rồi tính 36 giây = 36 phút = 0,6 phút
Nên 7 phút 36 giây = 7,6 phút
Dạng 2 : Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn
Ví dụ : 90 phút = ..........giờ
Giáo viên gợi ý học sinh nhẩm 1 giờ = 60 phút ; nên ta lấy 90: 60 = 1,5 giờ
Vậy 90 phút = 1,5 giờ
Ví dụ 1 : 106 giờ = ...........ngày ...........giờ
Giáo viên gợi mở cho học sinh 1 ngày = ? giờ . Vậy 106 giờ chia ra được bao nhiêu ngày ? Còn dư bao nhiêu giờ ?
Học sinh tính : 106 : 24 = 4 (dư 10) như vậy 106 giờ = 4 ngày 10 giờ. Với loại bài tập này giáo viên phải yêu cầu học sinh thử lại kết quả thì chất lượng đổi đơn vị thời gian mới cao.
Ngoài ra học sinh còn hay gặp điền dấu >; < = và 2 giá trị đại lưg. Muốn làm tốt loại bài tập này yêu cầu học sinh phải nắm vững bước đổi đơn vị đo và trình bày tỉ mỉ tránh làm tắt dễ điền sai dấu.
IV. Thực nghiệm
1. Bài dạy
Tiết 53 : Luyện tập
(Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân)
I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức : Củng cố bảng đơn vị đo diện tích và hướng dẫn học sinh đổi các đơn vị đo diện tích từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn. Củng cố quy tắc tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo diện tích
3. Giáo dục: Vận dụng kiến thức vào thực tế
II. Trọng tâm
Rèn kỹ năng đổi đơn vị đo diện tích từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn.
III. Phương pháp
Nêu vấn đề trực quan; thảo luận nhóm; luyện tập, trò chơi
IV. Chuẩn bị
- Phiếu bài tập
- Bảng phân tích đơn vị đo
- Trò chơi
V. Lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ
a. Trên bảng: 2 học sinh đồng thời chữa bài tập số 2b và số 4 (trang 76)
Bài 2b:
4.2705 dm2 = 427.05cm2. 9.31 dm2 = 931 cm2
6.3 dm2 = 630 cm2 0.594 dm2 = 59.4cm2
Bài 4. Diện tích khu rừng là :
35 x 12 = 420 (hm2) = 420 ha
Đổi 420ha = 42000dm2 = 4200000m2
Đáp số: 420ha; 42000 dm2; 4200000m2.
b. Dưới lớp: Giáo viên kiểm tra bài tập về nhà của học sinh và hỏi miệng học sinh đọc bảng đơn vị đo diện tích từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ và ngược lại.
c. Nhận xét bài cũ của học sinh.
2. Bài mới: Luyện tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.1. Giới thiệu bài: Nêu vấn đề
- Bài trước lớp mình đã được học đổi đơn vị đo diện tích với đặc điểm chung nhất là gì?
- Đổi đơn vị đo diện tích từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ.
Che phần số của đề bài 2b hỏi?
- 427,05 cm2 = ? dm2
Trả lời: 427,05 cm2 = 4.2705 dm2
Vậy khi đổi ngược lại từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn ta đổi như thế nào, đó là nội dung các con sẽ luyện tập trong tiết học này.
- Ghi đề bài: Luyện tập
2.2. Luyện tập
Chia bảng làm 4 phần, ghi tên các bài tập cần luyện.
Nêu nhiệm vụ của tiết học
Phát phiếu bài tập
Bài 1 (76)
Theo bảng phân tích trực quan đơn vị đo 1722678 m2 =
Phân tích vào phiếu bài tập rồi nêu miệng kết quả.
Kiểm tra lại kết quả qua bảng trực quan.
Tại sao lại phân tích như vậy ( giải thích cách phân tích)
- Nhắc lại cách phân tích.
Bài 1a: Nêu nhiệm vụ: làm vào phiếu bài tập theo mẫu với hình thức thảo luận nhóm đôi.
* Hoạt động nhóm đôi:
- Làm vào phiếu bài tập 1a đồng thời 1 học sinh lên bảng làm.
- Kiểm tra kết quả: gọi 2 – 3 nhóm đọc kết quả từng phép đổi.
- Các nhóm so sánh nếu đúng thì giơ tay.
- Hãy nêu cách thử lại kết quả.
- Thử lại kết quả bằng cách đổi ngược lại.
Hỏi: Hãy quan sát , so sánh các số trong phép đổi rồi nêu cách đổi đơn vị đo từ nhỏ đến lớn?
Muốn đổi đơn vị đo diện tích từ nhỏ đến lớn ta chỉ việc chuyển dấu phẩy sang trái mỗi đơn vị liền trước nó 2 chữ số.
Ghi bảng bằng phấn màu len trên giữa bảng.
3-5 học sinh nhắc lại.
Bài 1b: Nêu nhận vụ: làm cá nhân
- Học sinh tiếp tục làm vào phiếu
- Chấm một số bài (chú ý học sinh TB và yếu)
- Nhận xét – chữa bài.
Bài 3a: Giáo viên nêu nhiệm vụ
- Làm vào vở bài tập đồng thời 1 học sinh làm vào bảng lớp.
482 dm2 = 4,82 m2
1972 cm2 = 0,1972 m2.
177cm 2 = 0,0177m2
53cm2 = 0,0053 m2
9cm2 = 0,0009 m2
- Chấm một số bài
- Nhận xét
- Học sinh làm sai thì nêu miệng lại kết quả và giải thích.
Bài 5:
Đọc đề bài – dùng bút chì gạch 1 gạch dưới dữ kiện đề bài đã cho và 2 gạch dưới điều phải tìm.
- Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch giải
S = ? m2
“
S = ? cm2
“
Chiều dài x chiều rộng
“
Dài x
- Giải toán vào vở – 1 học sinh làm vào bảng lớp.
- Chấm 1 số vở
- Chữa bài tập – Nhận xét
3. Trò chơi: Tiếp sức
Phổ biến lậut chơi: Gồm 2 đội chơi, mỗi đội có 5 người chơi tương ứng với 5 bài đổi đơn vị đo diện tích. Yêu cầu mỗi bạn sẽ làm một phép biến đổi tiếp sức, Đội nào xong trước đội đó sẽ thắng.
Mỗi dãy cử 5 học sinh gồm các đối tượng học sinh: giỏi, khá, TB
Nội dung chơi:
Điền vào chỗ ….
7m2 5dm2 = …. m2
6.3dm2 = ……. m2
6.3dm2 = ……. cm2
2058 m2 = …. ha
27 dam2 = …. ha
4. Củng cố – tổng kết
- Muốn đổi đơn vị đo diện tích từ đơn vị bé sang đơn vị lớn ta làm thế nào?
- Tổng kết – nhắc nhở
- Dặn dò: Bài tập về nhà 2; 3b; 4
1-2 học sinh trả lời
phiếu bài tập
Họ và tên:…………………………………Lớp: 5….
Bài 1a: Hãy điền số thích hợp vào các ô theo mẫu.
Đề bài
km2
hm2
dam2
m2
Kết quả đổi
1722678m2
1
72
26
78
1,722678km2; 172,2678ha; 17226,78 dam2
8546098 m2
283547 m2
69518 m2
9150 m2
Bài 1b: Hãy điền số thích hợp vào các ô
Đề bài
km2
ha
dam2
m2
Kết quả đổi
3726915m2
508060 m2
35264 m2
7071 m2
849,62 m2
2. Khảo sát
1) Bài khảo sát:
Điền số thích hợp vào chỗ ………
9m2 9dm2 = ……….m2 800 cm2 = ……….m2
5ha 37 dam2 = ………m2 8,54 m2 = ………dam2
2004 cm2 = …….m2……dm2…..cm2
2) Kết quả khảo sát:
* Đối tượng kháo sát: Lớp 5A và lớp 5B
* Kết quả
Điểm
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Số lượng
%
Số lượng
%
3-4
0
3
2.7
5-6
3
8.57
9
19.4
7-8
20
42.85
23
50.13
9-10
23
48.58
10
27.77
Cộng
46
100
45
100
Qua tiết dạy tôi thấy lớp học sôi nổi hơn, hoạt động của thầy và trò đồng bộ, nhẹ nhàng. Học sinh đã được phát huy tích cực, chủ động trong lĩnh hội tri thức cũng như luyện tập thực hành. Các em đã rất vui mừng với kết quả đạt được sau bài kiểm tra.
Kết luận
Được giảng dạy liên tục từ lớp 2 lên lớp 5 nhưng với kinh nghiệm chưa phải là nhiều tôi chỉ xin trình bày những điều mà mình đã thực hiện trong quá trình giảng dạy về đơn vị đo lường. Vì trình độ lý luận và thời gian giành cho nghiên cứu có hạn nên đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự quan tâm, đóng góp của hội đồng khoa học để đề tài này được hoàn chỉnh hơn.
Người viết ký tên:
Đỗ Thị Kim Hiệp
Mục lục
Nội dung
trang
I. Phần mở đầu
1
II. Đặt vấn đề
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Nhiệm vụ của đề tài
2
3. Phạm vi và thời gian thực hiện
2
III. Nội dung và biện pháp thực hiện
2
1. Nội dung chương trình
2
2. Phương pháp giảng dạy thường đượcvận dụng
4
3. Phân loại bài tập đổi đơn vị đo lường
5
4. Khảo sát thực tế
4
5. Biện pháp thực hiện
5
IV.Thực nghiệm
15
1. Bài dạy
15
2. Khảo sát
20
V. Kết luận
22
File đính kèm:
- hiep-5a.doc