Đề tài Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1

Khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập để đưa đất nước thoát khỏi tình trang kém phát triển thì giáo dục và đào tạo phải gánh vác một trách nhiệm vô cùng to lớn đó là phải đào tạo cho đất nước một đội ngũ nhân lực hùng hậu để đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập đó là điều mà tất cả những người làm công tác trong ngành giáo dục nói chung và bản thân tôi nói riêng cũng rất trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh, giúp các em nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu lớp Một, giúp các em học tốt và thích học nhất là giúp các em có một nền móng vững chắc trong học tập, bởi lớp Một là nền móng cho sự phát triển của các em sau này ở các lớp kế tiếp, mà người ta thường nói “ Cấp một là nền, lớp một là móng” vì thế móng có chắc thì nền mới vững.

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n và đọc được vần ăm một cách chắc chắn. Giáo viên đưa ra từ con tằm và giúp học sinh nhận biết: Âm gì đứng trước vần ăm (âm t) dấu thanh gì ở trên vần ăm (dấu huyền) vậy ta có thể ghép và đánh vần : tờ - ăm – tăm- huyền – tằm, đọc trơn : tằm, ghép từ : con tằm . Giáo viên có thể sử dụng tranh minh họa để cho học sinh hứng thú được nhìn vào tranh ảnh sinh động hoặc mẫu vật thật để gợi trí tò mò, ham học hỏi của học sinh giúp các em chủ động trong giờ học. e/ Phần tập đọc: - Đây là giai đoạn khó khăn đối với học sinh. Nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu. Học sinh khá- giỏi đã vững phần chữ cái, nắm vững phần vần chỉ nhìn vào bài là các em đọc được ngay tiếng, từ hoặc câu khá nhanh vì khả năng nhận biết tốt. Còn học sinh trung bình, yếu các em nhận biết còn chậm, chưa nhìn chính xác vần nên ghép tiếng rất chậm, ghép tiếng chậm dẫn đến đọc từ chậm và đọc câu rất khó khăn. Vì thế đối với các học sinh này, sang phần tập đọc giáo viên cần hết sức kiên nhẫn, giành nhiều cơ hội tập đọc cho các em giúp các em đọc bài từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. giáo viên tránh nóng vội để đọc trước cho các em đọc lại dẫn đến tình trạng đọc vẹt và tính ỷ lại thụ động của học sinh.Giáo viên nên cho học sinh nhẩm đánh vần lại từng tiếng trong câu, đánh vần xong đọc trơn lại tiếng đó nhiều lần để nhớ sau đó nhẩm đánh vần tiếng kế tiếp lại đọc trơn tiếng vừa đánh vần rồi đọc lại từng cụm từ. VD: Dạy bài tập đọc Trường Em (sách giáo khoa Ttiếng Việt 1) 1 Học sinh chưa đọc được tiếng trường, giáo viên nên cho các em đánh vần tiếng trường bằng cách phân tích như sau: GV: Tiếng trường gồm có âm gì và ghép với vần gì? Có dấu thanh gì? HS: Tiếng trường gồm có âm tr ghép với vần ương và dấu thanh huyền. GV: Vậy đánh vần tiếng trường thế nào? HS: trờ - ương – trương – huyền – trường. GV: Đọc trơn tiếng này thế nào? Hs: Trường. Rồi cho học sinh đọc nối tiếp: trường em. 2/ Học sinh yếu không đọc được tiếng trường GV nên cho học sinh ôn lại cấu tạo vần ương trong tiếng trường. GV: Vần ương gồm có mấy âm? HS: Vần ương gồm có 2 âm. Âm đôi ươ và âm ng. GV: Vị trí các âm trong vần thế nào? HS: Âm đôi ươ đứng trước, âm ng đứng sau. GV: Đánh vần và đọc trơn vần ương. HS: ươ- ng- ương, ương GV: Thêm âm tr vào trước vần ương và dấu huyền trên vần ương.Ta đánh vần, đọc trơn tiếng thế nào? HS: Trờ - ương – trương- huyền – trường, trường và sau mỗi lần đánh vần, cho học sinh đọc trơn lại tiếng vừa đành vần nhiều lần để khắc sâu vào trí nhớ học sinh. III/ NHỮNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Trong từng tiết dạy môn Tiếng việt, để giúp học sinh tích cực và ham học giáo viên cần sử dụng linh hoạt và phù hợp các phương tiện hỗ trợ tiết dạy như sau: - Sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa là chủ yếu. - Tận dụng những vật thật, tranh ảnh có sẵn trong thực tế để các em quan sát tìm hiểu. - Sưu tầm thêm một số tranh ảnh, mẫu vật có liên qua đến bài dạy. - Sử dụng thường xuyên bộ đồ dùng học Tiếng Việt của học sinh và giáo viên. IV/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY Có rất nhiều phương pháp và hình thức để áp dụng cho một tiết dạy nhắm đạt được một kết quả tốt cho giờ học. Tuy nhiên không một phương pháp nào được coi là tối ưu, giáo viên nên sử dụng linh hoạt và đồng loạt nhiều phương pháp để giúp học sinh mình đọc ngày càng tốt hơn. Sau đây là một số phương pháp thường được áp dụng trong giờ học: 1/ Phương pháp đàm thoại, vấn đáp. Giáo viên đưa ra nhiều câu hỏi để học sinh trả lời nhằm phát hiện sự hiểu biết của các em hoặc để gợi mở giúp các em phát hiện cách đọc. VD: - Chữ này là chữ gì? ( chữ a, o,b,c, d….) - Âm ch đứng trước, vần anh đứng sau, em đánh vần thế nào?( chờ- anh- chanh). Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên nên dùng ngôn ngữ dễ nghe, nhẹ nhàng, tránh cáu gắt khi các em chậm nhớ, chậm hiểu.Hãy ôn tồn dẫn dắt học sinh từng bước một để dạy các em đọc từng chữ, từng tiếng, từng câu trong mỗi ngày. 2/ Phương pháp quan sát, động viên khen thưởng học sinh. Trong tiết dạy tôi thường chú ý đến học sinh ít nói, thụ động, học sinh đọc chậm, đọc yếu để gọi các em thường xuyên đọc bài . Đối với học sinh giỏi – khá tôi thường khích lệ, khen ngợi để các em phấn khởi hơn.Còn đối với học sinh trung bình – yếu tôi nhẹ nhàng an ủi động viên: “ Cố lên, rồi các em sẽ đọc tốt như các bạn nếu các em cố gắng đọc bài nhều ở lớp cũng như ở nhà.” Trong tiết dạy tập đọc, sau khi cho cả lớp đọc xong, tôi mời các em đọc yếu, trung bình lên bàn giáo viên để cùng đọc bài với cô.Tôi giành nhiều thời gian cho đối tượng này hơn. Cùng đọc bài với các em trong giờ ra chơi ( nhưng vẫn để cho các em có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi). Khi các em có biểu hiện tiến bộ tôi thường khen thưởng các em bằng những phần quà nhỏ như cuốn vở, viên phấn màu, cây bút đẹp vv… để các em thích thú và cố gắng hơn. 3/ Phương pháp học nhóm Như đã nói ở trên,tôi cho học sinh giỏi kèm học sinh yếu, em giỏi ngồi gần em yếu để giúp bạn học tâp ở lớp. Còn khi về nhà tôi phân công và giao nhiệm vụ cho em đọc yếu đem sách đến để cùng học, cùng đọc bài với bạn giỏi gần nhà nhất và cho bạn giỏi báo cáo với cô: chiều hôm qua bạn A có đến để học bài với em hay không? Nếu có sẽ được cô khen bạn A ngoan, nếu không cô sẽ giữ bạn A lại để học với cô trong giờ ra chơi hoặc về muộn hơn so với các bạn để học bù lại. 4/ Phương pháp tổ chức các trò chơi Trong giờ học vần, tôi hay lồng ghép các trò chơi nhỏ để cả lớp cùng tham gia. VD trò chơi Ai nhanh – Ai đúng Giáo viên ghi một số từ vào các mảnh bìa và đưa ra cho học sinh đọc. Bạn nào đọc nhanh, đọc đúng 3 từ liên tiếp sẽ được cả lớp khen là giỏi và tôi thường hay chọn các học sinh trung bình, yếu để đọc nhiều hơn nhằm giúp các em cố gắng đọc để thi đua và tạo cho các em khả năng đọc nhanh, đọc đúng. 5/ Phương pháp nhận xét nêu gương. Để nâng dần chất lượng học sinh trong lớp, muốn cho trình độ học sinh đồng đều vào cuối năm học, tôi thường trò chuyện với học sinh trung bình – yếu để dẫn dụ các em cố gắng hơn cho kịp bằng các bạn. Tôi cho các em nhận xét các bạn giỏi trong lớp. VD: Bạn Chi, bạn Thư đọc giỏi, học giỏi vì các bạn ấy rất chăm chỉ đọc bài và đọc rất nhiều ở nhà. Ở lớp các bạn cũng rất cố gắng đọc bài và luyện tập thêm để ngày càng đọc tốt đọc hay hơn. Các bạn luôn thi đua với nhau xem ai đọc nhiều hơn, ai đọc đúng hơn và ai đọc hay hơn. Các em cũng sẽ đọc giỏi như các bạn ấy nếu có cố gắng đọc nhiều, như các bạn : đọc chưa thông,đọc chưa nhanh thì đánh vần, đọc nhẩm nhẩm xong đọc to lên và cứ thế mà đọc mãi, đọc đi đọc lại, đọc đến khi nào nhìn vào chữ là đọc được ngay mới thôi. Và tôi đã cũng đọc với các bạn nhỏ trung bình – yếu ấy, nhằm giúp đỡ khả năng đọc bài, cũng như giúp các em phân tích tiếng, cách đọc một tiếng, cách đọc sao cho nhanh như: nhẩm âm đầu → nhẩm vần → ghép âm đầu với vần → ghép dấu thanh thành tiếng vv… V. KẾT QUẢ Trong quá trình áp dụng các biện pháp, phương pháp trên để rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1. Tôi đã thu nhặt được những kết quả đáng khích lệ sau: - Số học sinh yếu giảm dần trong năm học: Năm học Sĩ số học sinh Số học sinh đọc yếu Đầu năm Cuối kỳ I Cuối năm 2008 – 2009 25 12 7 0 2009 - 2010 26 14 5 0 Đây là một kết quả rất đáng mừng, bù đắp cho công sức và sự kiên nhẫn của giáo viên đứng lớp. VI/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Rèn kỹ năng đọc cho học sinh là đọc đúng âm, vần, tiếng,từ,câu,đoạn,bài vv……Đọc còn yêu cầu học sinh biết ngắt nghỉ đúng ở dấu phẩy, dấu chấm, đọc còn yêu cầu các em phát âm chuẩn, chính xác các con chữ… để khi viết các em không nhầm lẫn dẫn đến sai lỗi chính tả. Vì thế để phân môn tập đọc của học sinh lớp 1 có kết quả cao. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, phải yêu học sinh như chính con mình, biết rõ mặt mạnh,mặt yếu của học sinh để bồi dưỡng, luyện tập. Trong từng tiết dạy giáo viên phải xác định khối lượng kiến thức cần truyền thụ cho học sinh thông qua mục đích, yêu cầu của bài dạy. Khi giảng dạy cần lựa chọn nhiều phương pháp phù hợp, vận dụng việc đổi mới phương pháp trong giảng dạy đó là lấy học sinh làm trung tâm, phải khơi gợi cho học sinh tính chủ động, ham thích học, đọc bài. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng được coi trọng hàng đầu và nên thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học. Giáo viên cần dẫn dắt học sinh đọc một cách nhẹ nhàng, dí dỏm, tạo cho các em sự tin cậy, yêu mến cô giáo, tinh thần vui vẻ, hồn nhiên để học tập.Khi đọc mẫu giáo viên nên phát âm chuẩn xác để học sinh bắt chước và vững vàng trong cách đọc tránh đọc sai để ảnh hưởng đến học sinh. Tuy nhiên đều quan trọng hơn cả vẫn là lòng yêu trẻ, sự kiên trì, nhẫn nại và ý thức trách nhiệm của một người thầy giáo, cô giáo trực tiếp gần gũi các em hàng ngày. Chúng ta luôn ý thức trách nhiệm của mình dạy học sinh phải tiến bộ, sau 1 năm học các em phải đọc được và đạt được mức chuẩn đến trên chuẩn. Muốn đạt được mục đích này người giáo viên lập kế hoạch cho mình ngay từ đấu, quyết tâm giữ vững tinh thần tránh nhiệm của mình với học sinh. Hãy cùng học, cùng đọc với các bạn nhỏ này ở mọi lúc mọi nơi, mọi môn học, không nên hời hợt, cho qua khi các em đọc sai lỗi, với học sinh lớp 1 cần tập cho các em thói quen tốt: đọc đúng, nhìn kỹ, cố gắng, nhẫn nại, chịu khó vv… để tập cho các em nề nếp tốt trong học tập ở hôm nay và mai sau. VII/ KIẾN NGHỊ - Đối với nhà trường: cần bổ sung thêm nhiều tranh ảnh minh họa cho môn tiếng việt để giúp giáo viên có phương tiện dạy học tốt hơn. - Đối với giáo viên: Chúng ta cần phải thực sự quan tâm yêu thương, gần gũi và tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các buổi học để giúp các em thích đi học, và yêu thích môn học. - Về phía học sinh: Tham gia đầy đủ các buổi học, không nghỉ học trừ các trường hợp chính đáng. Trên đây là một số kiến nghị của bản thân. Rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện để thầy và trò lớp 1 dạy và học tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn. Ban Thi đua nhà trường An Phú Tân , ngày 26 tháng 09 năm 2013 Duyệt, xét đánh giá xếp loại …… Người viết An Phú Tân, ngày …. tháng …. năm 2013 Trưởng Ban Thi đua Phạm Thanh Sơn

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE RKN LUYEN DOC KHOI 123.doc
Giáo án liên quan