Đề tài Rèn kỹ năng đọc - Cảm thụ thơ cho học sinh tiểu học

Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, năng động sáng tạo ,có năng lực giải quyết mọi vấn đề. Hơn nữa bậc Tiểu học là bậc, học nền tảng, giáo dục Tiểu học nhăm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong đó môn tiếng Việt

doc26 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rèn kỹ năng đọc - Cảm thụ thơ cho học sinh tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bài thơ này thì các em sẽ hiểu sai và sẽ tự thắc mắc “ Chim có ăn cam đâu ?” Đương nhiên các em không thể hiểu được tình cảm tấm lòng thảo thơm của người mẹ, người bà muốn giành cho con cháu khi họ đã về già. * Nếu Giáo viên dạy tốt biện pháp này để gợi mở cho học sinh thì các em sẽ hiểu ý đồ của tác giả: Mượn một hình ảnh để nói nên một chân lý. Đó là: Để giữ lại quả cam cuối mùa vượt thời gian giành phần cho con cháu, người mẹ, người bà phải chống chọi với bao lực lượng thù địch và sâu hơn là hình ảnh mẹ già như quả ngọt cuối mùa cần phải chống chọi vượt thời gian để giữ được cái thảo thơm của mình giành cho con cháu. Như vậy khi dạy cảm thụ thơ cho học sinh giáo viên cần dạy học sinh cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều tế nhị sâu sắc đẹp đẽ của từ ngữ, câu thơ, đoạn thơ... Khi đánh giá giá trị của các tín hiệu nghệ thuật trong việc biểu đạt nội dung, học sinh không những cần nhận diện cắt nghĩa, mà còn cần đánh giá chúng trong đoạn thơ được đưa ra. Tín hiệu nghệ thuật ở đây có thể là một từ dùng “đắt” chính xác đa nghĩa, tín hiệu nghệ thuật có thể là biện pháp tu từ, những hình ảnh thẩm mỹ, những cấu tứ hay... c- Hướng đẫn học sinh làm các dạng bài tập cảm thụ thơ: Để chỉ ra được cái hay cái đẹp của các hình ảnh nghệ thuật, học sinh phải biết làm rõ nội dung mà các hình ảnh này biểu đạt. Để thực hiện được nhiệm vụ này học sinh phải có trí tưởng tượng và biết cách diễn đạt những cảm nhận của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc, gợi cảm trong sáng. Yêu cầu này thể hiện bằng việc giáo viên tích cực cho học sinh làm các bài tập cảm thụ văn học như: + Đánh dấu nhân (x) vào ô trống trước những dòng thơ tả màu sắc, hươngvị của món ăn đặc biệt chỉ có ở mùa thu. Mùa thu của em Mùi hương đang gọi Lá xanh của em Từ mùi lá sen (Mùa thu cuả em) Hoặc là dạng bài tập làm rõ nghĩa câu thơ, hình ảnh thơ. Những bài tập này yêu cầu học sinh phải biết khái quát hoá và suy ý để rút ra ý nghĩa câu thơ. + Em hiểu câu thơ sau đây như thế nào? “Tủ sách im lặng thế thôi Kể bao chuyện lạ trên đời cho em” (Đồ đạc trong nhà) + “Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà ” (Mẹ vắng nhà ngày bão) Câu thơ nói lên tình cảm gì của bố và con sau nhiều ngày mong đợi ? Chính trong quá trình học sinh làm bài tập trên cơ sở đọc và hiểu bài,. mỗi bài tập giúp các em đúc kết dần dần và khả năng cảm nhận của các em sẽ được phát huy bởi tính sáng tạo, tính đa dạng của các loại bài tập. Khi xây dựng bài tập, giáo viên phải xác định được mục đích là những kiến thức kỹ năng ta cần đem đến cho học sinh. Giáo viên phải có lời giải mẫu, phải dự tính được khó khăn và sai phạm của học sinh mắc phải khi giải bài tập và chuyển đổi hình thức bài tập khi cần thiết. Tóm lại: Đọc thơ ở tiểu học có vị trí đặc biệt đối với việc giáo dục khiếu thẩm mỹ cho học sinh. Thơ sẽ làm giàu thế giới tinh thần của các em, dạy cho các em thấy được cái đẹp của thiên nhiên, của lao động và của trí tuệ con nguời. Thơ cũng đem lại cho các em cái nhạy bén của tình cảm, cái kỳ diệu của âm nhạc, cái tinh hoa của tiếng mẹ đẻ.Để dạy học sinh đọc và cảm thụ thơ được tốt thì trong các tiết dạy đọc thơ, giáo viên cần phải lưu ý học sinh: Khai thác những đặc trưng riêng của thơ, nhịp điệu và vần thơ, chọn âm điệu và phong cách đọc cho phù hợp. . V. Kết quả: Sau thời gian dạy thực nghiệm ở lớp 5C năm học 2006-2007 tôi đã tiến hành khảo sát lần 2 Kết quả khảo sát được thống kê qua bảng sau: STT Đối tượng khảo sát Kỹ năng cần K S Tổng số học sinh lớp 5C(100%) HS đạt điểm trên TB HS đạt điểm dưới TB 1 Đọc thành tiếng 100% 2 Đọc đúng 100% 3 Đọc diễn cảm 70% 30% 4 Cảm thụ thơ 65% 35% Qua kết quả khảo sát tôi thấy, khi dạy tập đọc những tác phẩm thơ ca cho học sinh Tiểu học nếu người giáo viên biết áp dụng tốt các biện pháp rèn kỹ năng đọc - cảm thụ thơ cho học sinh Tiểu học như đã nêu trên thì năng lực đọc và cảm thụ thơ ở các em sẽ tăng lên rõ rệt. Những em trước đây chỉ biết đọc đúng tiếng, chưa biết ngắt nghỉ lên xuống giọng đúng chỗ, nay tất cả các em đã đọc đúng với các dấu hiệu đã biểu thị trên dòng thơ, khổ thơ. Số học sinh biết đọc diễn cảm tăng lên rất nhiều. Các em đã biết thể hiện ánh mắt, , cử chỉ khi đọc thơ, biết điều chỉnh cách đọc khi có thái độ phản hồi của người nghe. Cuối cùng năng lực cảm thụ thơ của các em cũng có những bước tiến rất đáng mừng. VI Những điều còn bỏ ngỏ. Vì thời gian nghiên cứu đề tài không cho phép nên tôi chưa đi sâu nghiên cứu những nguyên nhân dẫn tới học sinh có kỹ năng đọc kém và chưa biết cảm thụ thơ là do đâu (từ phía học sinh hoặc giáo viên chưa nghiên cứu sâu bài giảng, chưa thật tâm huyết với học sinh hay thời gian phân bổ dành dạy các kỹ năng còn hạn chế...) VII Bài học kinh nghiệm Khi áp dụng những biện pháp mà đề tài đã đưa ra để vận dụng vào dạy Tập đọc với những tác phẩm thơ ca cho học sinh Tiểu học giáo viên phải đặc biệt lưu ý điều chỉnh phân bố thời gian rèn từng kỹ năng đọc cho học sinh thật hợp lý. Đặc biệt phải chú trọng rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh thật tốt. Không thể vì lý do gì đó mà cắt xén thời lượng dạy kỹ năng này làm cho học sinh không thể phát triển được năng lực “đọc nghệ thuật ” trong các em. Mặt khác khi dạy học sinh cảm thụ thơ, giáo viên phải chú ý đến đối tượng là học sinh Tiểu học do đó không nên yêu cầu quá cao đối với học sinh, phân bố thời gian hợp lý để tránh sa đà sang phân tích, bình giảng...thơ ca. Tuỳ theo từng đối tượng học sinh từng nội dung mỗi bài thơ mà giáo viên vận dụng các biện pháp nêu trên cho linh hoạt. VIII Điều kiện áp dụng - Phạm vi áp dụng. Đề tài này có thể áp dụng rất rộng rãi tới tất cả các tiết dạy tập đọc với những tác phẩm thơ ca trong chương trình tiếng Việt Tiểu học mới. C.Kết luận: Có thể nói: Văn học có sức mạnh rất lớn, nó giáo dục con người không phải bằng triết lí khô khan mà bằng những hình tượng văn hộc sinh động. Từ sự rung động nội tâm, bài thơ sẽ mang đến cho các em những tình cảm đạo đức cao cả: Tình yêu đối với cuộc sống và con người, yêu gia đình, yêu bạn bè, yêu quê hương sứ sở,... Thầy cô cần bằng con đường ngắn nhất để đi đến với trái tim của các em qua từng bài đọc. Thầy cô sẽ là người hướng dẫn, dìu dắt các em bước đi chập chững vào đời, không phải bằng những quy tắc cứng nhắc khô khan mà bằng tình cảm đẹp lành mạnh, cao thượng bằng lòng yêu nghề mến trẻ có sức lay động sâu xa, sức hấp dẫn tâm hồn trẻ thơ. Mặt khác cảm thụ văn học không phải là hoạt động ghi nhận bằng ống kính mà là một quá trình hoạt động của nhiều năng lực nhận thức; là một quá trình tâm lí phức tạp và đầy sáng tạo của người đọc. Do đó để giờ dạy tập đọc các tác phẩm thơ ca mang lại hiệu quả cao nhất đòi hỏi học sinh phải tập trung cao độ vào bài học phải thực sự hoà mình vào bài thơ. Đặc biệt mỗi giáo viên phải nghiên cứu sâu bài dạy trước khi lên lớp, phải dạy đủ thời lượng tiết học (tránh cắt xén), và điều quan trọng nhất là phải thực sự tâm huyết với nghề. I. Thành công của đề tài: Đề tài đã đi sâu nghiên cứu các biện pháp rèn kĩ năng đọc cảm thụ thơ cho học sinh Tiểu học. Đề tài đã được áp dụng để dạy thực nghiệm cho học sinh lớp 5C Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám . Sau một thời gian thưc nghiệm đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho học sinh. Hơn nữa đề tài sẽ được tôi triển khai, áp dụng rộng rãi trong quy trình dạy học ở Tiểu học sau này. Tôi hy vọng đề tài này sẽ được bạn đọc nghiên cứu và vận dụng mang lại hiệu quả cao. II. Những phương pháp tiếp tục hoàn thiện: Nếu được tiếp tục nghiên cứu đề tài có ý nghĩa thiết thực này, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về nguyên nhân học sinh có kỹ năng đọc yếu, cảm thụ thơ chưa tốt. Đặc biệt nghiên cứu sâu hơn về những khó khăn của giáo viên khi rèn kỹ năng đọc - cảm thụ thơ cho học sinh Tiểu học để tiếp tục đề ra các biện pháp thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao cho giờ dạy. III. ý kiến đề xuất và kiến nghị: Để việc rèn kỹ năng đọc - cảm thụ thơ cho học sinh Tiểu học của giáo viên có hiệu quả cao, nhà xuất bản nên biên soạn thêm nội dung bài tập dành cho phân môn Tập đọc ở vở bài tập tiếng Việt của học sinh bằng nhiều hình thức phong phú nhưng phát huy được tính sáng tạo trong tư duy văn học của học sinh. D. Lời kết Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết mọi vấn đề. Trước sự ra tăng không ngừng của khối lượng kiến thức khoa học và đời sống, trước sự bổ sung và đổi mới từng ngày, từng giờ của tri thức ,khoa học thì việc truyền thụ tri thức một cách chính xác, có hệ thống là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi giáo viên. Do đó bên cạnh việc kế thừa có chọn lọc phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên phải biết lấy học sinh làm trung tâm; phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tính sáng tạo lĩnh hội tri thức, hình thành được kỹ năng, kỹ xảo cho các em. . Hơn nữa bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mĩ, các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong đó môn tiếng Việt nói chung môn Tập đọc nói riêng có vai trò quan trọng đối với việc tiếp thu các môn học khác của học sinh. Đặc biệt trong dạy Tập đọc, rèn kỹ năng đọc - cảm thụ thơ tốt cho học sinh thì thế giới tâm hồn của các em sẽ được mở rộng ra rất nhiều; các em sẽ được bồi dưỡng về nhân sinh quan, thế giới quan một cách tự nhiên. Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng trau dồi kiến thức, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học để tạo hứng thú học tập cho học sinh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của giờ dạy. Với năng lực và thời gian có hạn, đề tài “ Rèn kỹ năng đọc - cảm thụ thơ cho học sinh Tiểu học “ không thể tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của cấp trên, BGH Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám và bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hoàng Hoa Thám, ngày 25 tháng 4 năm 2008 Người viết Vũ Anh Dũng

File đính kèm:

  • docSKKN Ren ky nang doc cam thu tho cho HS Tieu hoc(1).doc
Giáo án liên quan