I. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI mở ra nhiều thách thức và vận hội đối với đất nước. Đại hội Đảng lần thứ VIII đã quyết định công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội “Giáo dục phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu.Cải tiến chất lượng dạy và học để hoàn thành tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII). Theo định hướng đó thì bậc tiểu học là nền tảng.
69 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 3143 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh trong dạy học văn miêu tả lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XBGD2003.
19. Nguyễn Trí, Văn miêu tả và phương pháp dạy học văn miêu tả ở tiểu học, NXBGD 1996.
20. Nguyễn Thị Xuân Yến, Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1, Huế 2002.
21. Trương Ninh Bình, Nâng cao năng lực diễn đạt cho học sinh
Phụ lục1
Giáo án thực nghiệm 1
Bài: Quan sát đồ vật
Phân môn: Tập làm văn
Lớp thực nghiệm 4A
Trường tiểu học Gio Hoà
I. Mục tiêu
Học sinh biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách ( mắt nhìn, tai nghe, tay sờ...); phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác.
Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ một số đồ chơi trong SGK.
Giáo viên chuẩn bị một số đồ chơi như: gấu bông, thỏ bông, búp bê biết bò...
Bảng phụ viết sẳn dàn ý tả một đồ chơi
III. Phương pháp dạy học
+ Phương pháp trực quan
+ Phương pháp gợi mở vấn đáp
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
Kiểm tra bài cũ
Gọi một HS đọc dàn ý bài văn tả chiếc áo.
Yêu cầu một em đọc bài văn tả chiếc áo dựa vào dàn ý đã viết.
Gọi HS nhận xét, GVnhận xét, chấm điểm từng em.
2.Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
Giờ học trước cô giáo đã dặn các em chuẩn bị một số đồ chơi, các em hãy kể tên đồ chơi của mình cho cả lớp nghe.(2-3 HS kể); tiết học này cô sẽ hướng dẫn các em cách quan sát một đồ chơi mà em thích nhất.
2.2. Phần nhận xét
Bài tập 1:Yêu cầu HS nêu nhiệm vụ bài tập 1
Hoạt động nhóm:
HS tự giới thiệu với các bạn trong nhóm đồ chơi mình mang đến lớp. GV treo tranh giới thiệu thêm một số đồ chơi.
HS đọc thầm yêu cầu và gợi ý ở SGK/153
Các nhóm viết kết quả quan sát vào phiếu, đại diện nhóm trình bày.
Bài tập 2:Hoạt động cá nhân
Hỏi: Theo em, khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?
Nếu HS lúng túng GV yêu cầu dựa vào gợi ý bài tập 1 để trả lời.
GV đưa ra một số ví dụ Chẳng hạn quan sát gấu bông- đập vào mắt đầu tiên phải là hình dáng, màu lông...
2.3. Phần ghi nhớ
Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK.
2.4. Luyện tập
GV nêu yêu cầu của bài
Yêu cầu HS trình bày bài làm, nhận xét, chấm điểm.
Củng cố, dặn dò
2 HS đọc ghi nhớ
GV nhận xét tiết học, giao nhiệm vụ về nhà.
1 HS trình bày
1 HS trình bày
HS nhận xét
HS kể tên đồ chơi
Cả lớp lắng nghe
1 HS nêu
Mỗi nhóm 5 em
Cử đại diện trình bày kết quả
HS nhận xét, GV bổ sung và chốt lại ý chính.
Phải quan sát theo một trình tự hợp lí- từ bao quát đến bộ phận
Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay...
Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với đồ vật khác, nhất là những đồ vật cùng loại.
3-4 em đọc
HS làm bài
4-5 em trình bày
HS đọc ghi nhớ, nghe cô giáo dặn dò.
Phụ lục 2
Giáo án thực nghiệm
Bài: Luyện tập quan sát cây cối
Lớp thực nghiệm: 4B
Trường tiểu học Gio Hoà
I. Mục tiêu
+ Biết quan sát cây cối, trình tự quan sát, kết hợp các giác quan khi quan sát. Nhận ra được sự giống nhau và khác nhau giữa miêu tả một loài cây với miêu tả một cái cây.
+ Từ những hiểu biết trên, tập quan sát, ghi lại kết quả một cái cây cụ thể.
II. Đồ dùng dạy - học:
+ Một số tờ phiếu kẻ bảng thể hiện nội dung các BT 1a, b (xem mẫu ở dưới) để các nhóm HS làm việc
+ Bảng viết sẵn lời giải bài tập 1d, e. Tranh, ảnh một số loài cây.
III. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2 HS đọc lại dàn ý tả một cây ăn quả theo 1 trong 2 cách đã học (tả lần lượt từng bộ phận của cây; tả lần lượt từng thời kỳ phát triển của cây) - BT2, tiết TLV trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Trong tiết TLV trước, các em đã lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả. Tiết học này giúp các em học cách quan sát cái cây theo thứ tự, kết hợp nhiều giác quan để tìm chi tiết cho dàn ý của bài văn miêu tả đó.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1: - Tiến hành hoạt động nhóm, làm trên phiếu câu a, b, c.
- Yêu cầu 1 HS đọc nội dung trong phiếu.
- Các nhóm tiến hành thảo luận theo nội dung sau
a. Trình tự quan sát:
Bài văn
Quan sát từng bộ phận của cây
Quan sát từng thời kỳ phát triển của cây
Sầu riêng
Bãi ngô
Cây gạo
(Từng thời kỳ phát triển của bông gạo)
b.
Các giác quan Chi tiết được quan sát
Thị giác (mắt) cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm
trắng, bướm vàng (Bãi ngô)
cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc
(Cây gạo)
hoa, trái, dáng, thân, cành, lá (Sầu riêng)
Khứu giác (mũi) hương thơm của trái sầu riêng
Vị giác (lưỡi) vị ngọt của trái sầu riêng
Thính giác (tai) tiếng chim hót (Cây gạo), tiếng tu hú
(Bãi ngô)
c. Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hoá mà em thích. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hoá này có tác dụng gì?
Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Hoạt động cá nhân
HS trả lời nội dung câu hỏi d, e trong SGK.
GV bổ sung.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 2.
- GV treo tranh ảnh một số loài cây, giới thiệu HS.
- GV nhắc HS lưu ý: Bài yêu cầu các em quan sát 1 cái cây cụ thể (không phải một loài cây); GV hướng dẫn cách quan sát.
- HS dựa vào những gì đã quan sát được, ghi lại kết quả quan sát trên giấy nháp.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả quan sát.
- Cả lớp và GV nhận xét theo các tiêu chuẩn sau:
+ Ghi chép có bắt nguồn từ thực tế quan sát không?
+ Trình tự quan sát có hợp lý không?
+ Những giác quan nào bạn đã sử dụng khi quan sát?
+ Cái cây bạn quan sát có khác gì với các cây cùng loài?
- GV cho điểm, nhận xét chung về kỷ năng quan sát cây cối của HS.
3. Củng cố, dặn dò
Khi quan sát 1 loại cây nào đó em cần chú ý điều gì?
GV nhận xét chung giờ học, dặn HS về nhà tiếp tục quan sát cái cây đã chọn để hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết lại vào vở; chuẩn bị cho tiết TLV sau (luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối), chú ý quan sát các bộ phận của cây (lá, thân hay gốc) để viết được 1 đoạn văn miêu tả.
- HS đọc dàn ý tả 1 cây ăn quả (mỗi em trình bày 1 cách).
- Lắng nghe
- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu ở phiếu.
- Mỗi nhóm cử 1 em nêu yêu cầu.
- HS nhóm 1, nhóm 2 thảo luận theo hướng dẫn ở phiếu bài tập 1 câu a.
- HS nhóm 3, nhóm 4 thảo luận theo nội dung bài tập 1 câu b.
- HS nhóm 5, nhóm 6 thảo luận câu c.
- Cử đại diện nhóm lên trình bày.
- HS nhận xét.
- 2 em đọc.
- HS quan sát tranh ảnh.
- Lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS trình bày.
- HS nhận xét theo gợi ý câu hỏi của GV.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
Phụ lục 3
Giáo án thực nghiệm
Bài: Luyện tập quan sát con vật
Phân môn: Tập làm văn
Lớp thực nghiệm 4B
Trường tiểu học Gio Sơn
I. Mục tiêu
+ Biết cách quan sát con vật, chọn lọc các chi tiết chính, cần thiết để miêu tả.
+ Tìm được các từ ngữ, hình ảnh sinh động, phù hợp làm nổi bật ngoại hình, hoạt động của con vật cần miêu tả
II. Đồ dùng dạy học
+ Tranh minh hoạ đàn ngản trong SGK
+ Bảng phụ và bút lông
+ Phiếu học tập, phiếu quan sát
+ Sơ đồ miêu tả con vật
III. Phương pháp dạy học
+ Phương pháp trực quan
+ Phương pháp gợi mở vấn đáp
+ Sử dụng phiếu học tập
IV. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
Kiểm tra bài cũ
- Gọi một HS nói lại cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
- Yêu cầu một HS đọc dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà.
- Nhận xét ghi điểm
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài:
Các em đã biết cấu tạo một bài văn miêu tả con vật, chúng ta cần phải biết cách quan sát, chọn lọc những chi tiết nổi bật về hình dáng và hoạt động của con vật thì bài văn mới hay, mới sinh động. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó.
2.2. Luyện tập
Bài 1 và 2:
Treo tranh minh hoạ đàn ngan.
Đàn ngan con mới nở trông như thế nào?
Giới thiệu: Tô Hoài là một nhà văn bậc thầy về miêu tả Đàn ngan mới nở của ông. Tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh làm cho đàn ngan trở nên sinh động và đáng yêu như thế nào, chúng ta cần phân tích để học tập.
Phát phiếu học tập cho HS
GV đọc mẫu
GV nêu từng yêu cầu trong phiếu học tập, gợi ý để HS làm.
Gọi HS trình bày
GV nhận xét và đánh giá.
Yêu cầu HS ghi vào vở những từ ngữ, hình ảnh miêu tả mà em thích.
Kết luận: để miêu tả một con vật nào đó các em cần quan sát thật kĩ hình dáng, một số bộ phận nổi bật, ngoài ra còn phải biết sử dụng các từ ngữ chỉ màu sắc, biết liên tưởng biết so sánh với các con vật, sự vật khác, có như thế bài văn mới sinh động.
Bài 3:
Yêu cầu HS đưa ra phiếu hướng dẫn quan sát. GV kiểm tra một lượt để nắm được mức độ làm việc của HS.
GV đính bảng phụ viết sẵn một cột ghi các bộ phận và hai cột chỉ từ ngữ miêu tả con chó và con mèo.
Gọi HS đọc kết quả quan sát. GV ghi nhanh vào bảng phụ.
Nhận xét, khen ngợi những HS biết dùng những từ ngữ, hình ảnh sinh động để miêu tả con vật.
Câu 4:
Làm tương tự câu 3. Tuy nhiên bảng phụ ở đây là 2 cột: Cột 1 ghi hoạt động của con chó, cột 2 ghi hoạt động của con mèo.
GV vẻ lên bảng mạng miêu tả con vât trong bài văn miêu tả:
Miêu tả đặc điểm ngoại hình
Miêu tả con vật
Miêu tả các hoạt động thường xuyên
Nêu lợi ích của con vật
GV nêu kết luận: Khi muốn miêu tả con vật ngoài miêu tả ngoại hình, các em còn phải quan sát thật kĩ các hoạt động của con vật đó. Mỗi con vật có những tính nết, hoạt động khác nhau. Chúng ta chỉ cần miêu tả những đặc điểm nổi bật. Ngoài ra còn phải nêu được lợi ích của chúng.
3. Củng cố, dặn dò
- Khi quan sát một con vật nào đó chúng ta cần phải chú ý điều gì?
- Yêu cầu HS ghi lại những từ ngữ miêu tả hay đã được làm việc vào vở.
- Dặn HS về nhà viết một đoạn văn ngắn miêu tả về hình dáng và hoạt động của con chó hoặc con mèo.
- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị cho bài sau.
- 1 HS nêu lại cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
- 1 HS thực hiện.
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Quan sát
- 1 đến 2 HS nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhận phiếu học tập.
- Lắng nghe, đọc thầm trong phiếu học tập.
- Lắng nghe.
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nêu kết quả quan sát, các nhận xét.
- HS lần lượt trình bày.
- Theo dõi, nhận xét.
- Tương tự như bài 3.
- Theo dõi.
- Lắng nghe.
- Phải quan sát những đặc điểm, ngoại hình đặc trưng, những hoạt động thường xuyên của con vật đó.
- Ghi nhớ yêu cầu.
- Theo dõi.
File đính kèm:
- DE TAI.doc