- Trong quá trình giảng dạy học sinh ở các lớp tiểu học, nhiệm vụ của người giáo viên là phải cung cấp, truyền đạt cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết. Riêng lớp Một là đối tượng cần được quan tâm và chú ý nhất. Bỡi vì khi vào học, đa số các em chỉ biết nói chứ không biết đọc, biết viết. Nên khi dạy cho đối tượng nầy giáo viên cần xác định là phải dạy cái gì? Dạy như thế nào? Để hết lớp Một các em đọc đúng chính âm, dọc đúng từ, câu, đoạn văn đoạn thơ và đọc được cả bài văn, bài thơ.
10 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp một thông qua phân môn tập đọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Cả lớp đồng thanh.
5 ) Nhận xét, dặn dò. Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
. Qua thời gian giảng dạy tôi rút ra một số kinh nghiệm khi dạy phân môn tập đọc cho HS lớp một như sau:
-Tiếng Việt là phương tiện giúp HS học tốt các môn học khác, vì vậy GV cần quan tâm hướng dẫn các em học tốt môn học này. Đặc biệt là GV chú ý đến sự phát triển tâm sinh lý của các em, ở tuổi mới vào lớp một các em thích chơi nhiều hơn học, mỗi khi vào học các em thường có biểu hiện thiếu tập trung cho nhu cầu học tập. Do đó trong mỗi tiết học GV nên thay đổi hình thức tổ chức học tập sau cho sinh động, nhẹ nhàng , thoải mái để gây hứng thú và tạo sự chú ý cho các em.
-GV là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập cho các em giúp các em chiếm lĩnh tri thức bằng sự nổ lực phấn đấu của mình, trên cơ sở tích cực chủ động sáng tạo nhạy bén tiếp thu kiến thức mớiGV không làm thay cho HS mà giúp các em động não suy nghĩ đối với HS khá giỏi. Riêng đối với HS yếu hoặc có khiếm khuyết trong cách phát âm, GV không nên nóng vội đặt yêu cầu quá cao mà phải giúp các em luyện tập dần dần từ dễ đến khó,mặc khác, GV cần phát huy khen thưởng kịp thời những tiến bộ của các em dù là rất nhỏ để tạo niềm tin vững chắc mà phấn đấu vươn lên.
- GV cần quan tâm nhiều ở phần luyện đọc( vần, tiếng, từ, câu )mỗi HS điều được đọc.)
-Tổ chức lớp học thật sự đồn kết, thống nhất giúp đỡ nhau cùng nhau tiến bộ.
- Xây dựng mối quan hệ gần gũi giữa thầy và trò, thầy sẳn sàng chia sẻ với trò những bức xúc, khó khăn trong học tập. Trò mạnh dạn trao đổi thông tin với thầy có như vậy thì hiệu quả dạy và học không ngừng nâng cao.
Người thực hiện
Trần Thị Thanh Nguyên
Sáng kiến kinh nghiệm 2007 - 2008
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TRÌNH
TRÌNH TRẠNG HỌC SINH YẾU KÉM
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đất nước ta đang trong thời kì phát triển về mọi mặt đặc biệt là nền văn hóa giáo dục được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn. Vì vậy thực hiện công tác phổ cặp tiểu học đúng độ tuổi là vị trí hàng đầu không thể xem nhẹ. Đâylà một trong những nhiệm vụ quan trọng cơ bản của những người làm công tác giáo dục đặc biệt là GV trực tiếp giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy, GV luôn tìm ra những phương pháp phù hợp tâm lý của HS yếu nhằm giúp các em học tập không chán mà có ý thức vươn lên, có như vậy mới hạn chế được tỉ lệ HS lưu ban ngồi nhằm lớp.
Để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng HS yếu kém Một mà bản thân tôi áp dụng có hiệu quả trong năm học vừa qua và đây cũng là đề tài tôi nghiên cứu và tiếp tục áp dụng cho những năm tới. Tôi mong được sự góp ý bổ sung của các bạn đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo ngành để đề tài hồn chỉnh và thực hiện tốt hơn.
II. THỰC TRẠNG HỌC SINH:
Trường tiểu học An Hòa Tây 2 là một trong hai trường TH thuộc xã An Hòa Tây. Trường có 2 điểm, trong đó có một điểm vùng sâu thuộc ( Giồng Đình ).
Đời sống nhân dân rất đa dạng, nhân dân sống bằng nhiều ngành nghề như: làm ruộng, làm giồng, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản…. đặc biệt có một số gia đình không có nghề nghiệp, chuyên đi làm thuê, làm mướn để kiếm sống. Mặc khác, có một số gia đình phải đi làm ăn xa, giao con cho ông bà hoặc người thân chăm sóc, do đó các em chịu thiếu thốn về mọi mặt, không được sự chú ý theo dõi dẫn đến trình trạng học tập sa sút, lêu lỏng ham chơi dần dần các em lười biếng kiến thức hỏng hạn chế kĩ năng, cuối cùng đưa đến trình trạng bỏ học.
Một số vào lớp Một chưa qua mẫu giáo nên khả năng tiếp thu bài và hình thành thao tác, kĩ năng rất chậm, khả năng tư duy yếu, đôi lúc còn thụ động chưa mạnh dạn đưa tay phát biểu xây dựng bài, chưa có phương pháp tự học tốt.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TRÌNH TRẠNG HỌC SINH YẾU KÉM:
1) Về phía giáo viên:
- Trong giảng dạy còn một số giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng HS yếu kém, chưa theo dõi kịp thời những biểu hiện nhút nhát của HS. Tốc độ dạy kiến thức mới quá nhanh và thời gian tổ chức cho HS thực hành quá ít làm cho HS nhận thức không kịp.
- Sợ dạy không kịp chương trình bất kể bài dài hay ngắn, khó hay dễ, cứ dạy theo số tiết đã được phân bố theo phân phối chương trình, mặc cho HS hiểu hay không hiểu GV vẫn thực hiện cho đủ số tiết qui định để khỏi bị góp ý phê bình, vì vậy HS chậm phát triển không nắm được kiến thức, lơ là rèn luyện kĩ năng.
- Chưa có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu cụ thể cho từng nhóm đối tượng, thực hiện phụ đạo còn chung chung.
2) Về phía phụ huynh:
- Do điều kiện hồn cảnh kinh tế gia đình khó khăn hoặc gia đình bị rạn nức, bao nhiêu buồn phiền đổ trút về phía các em, thậm chí có những hành vi đánh đập, chữi mắng làm cho các em thiếu tự tin, từ đó dẫn đến hậu quả học tập yếu kém.
-Một số phụ huynh tuy có quan tâm nhưng quan tâm chưa đúng mức, sợ con đến lớp làm bài điểm không cao hoặc không làm bài được đã tự ý làm bài thay cho con trước ở nhà.
-Ngồi ra vẫn còn một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con mình, chưa tạo điều kiện để các em đến lớp học tập vui vẻ, có những em chưa có dụng cụ học tập hoặc có dụng cụ học tập nhưng không đầy đủ, từ đó làm cho các em mặc cảm có chiều hướng chểnh mảng đến lớp. Mặc khác có những phụ huynh khốn trắng cho nhà trường.
3) Về phía nhà trường:
-Hiện nay các phòng học nhà trường đã khang trang nhưng bàn ghế học sinh đã bị xuống cấp nặng và không đúng qui cách nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chữ viết của học sinh.
-Các văn bản hướng dẫn về chuyên môn và tài liệu tham khảo hiện nay chỉ dành cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi, chưa có tài liệu nào đề cập đến việc phụ đạo học sinh yếu.
4) Về phía học sinh:
-Mới vào lớp Một các em chưa quen nội qui trường học, lớp học, chưa quen thầy cô giáo mới, thích chơi nhiều hơn học, vì vậy các em ít chú trọng đến việc học, bản tính nhút nhát, sợ sệt không dám phát biểu, đồng thời chưa có phương pháp học tập tốt, thặm chí có những em nghỉ học hai, ba ngày nhưng phụ huynh vẫn đồng ý xem như không có việc gì.
- Một số HS do ăn uống không đủ chất cơ thể không phát triển, sức khỏe yếu, thường xuyên bệnh tật cũng làm ảnh hưởng đến việc học của các em.
- Do học ở lớp về nhà không xem lại bài, khi đến lớp quên kiến thức cũ vì vậy việc nắm bắt kiến thức mới gặp khó khăn dần dần các em bị hỏng kiến thức nẩy sinh chán học, bỏ học.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
-Để thực hiện việc phụ đạo học sinh yếu đạt kết quả tốt, trước hết GV phải nắm vững tâm lí phát triển của các em, đồng thời các kiến thức mà các em chưa hiểu để lựa chọn phương pháp cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Phải có trình độ chuyên môn nhứt định, nắm vững kiến thức của từng bài học, kiên trì , chịu khó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trình trạng học yếu của HS.
- Có thái độ gần gũi HS, kiên trì, chịu khó thể hiện tình cảm như người mẹ, tạo điều kiện thuận lợi để các em hứng thú học tập.
-Phân chia HS thành nhiều nhóm khác nhau, lập kế hoạch phụ đạo cụ thể cho từng nhóm.
Ví dụ: + Nhóm HS đã qua lớp mẫu giáo.
+ Nhóm HS chưa qua lớp mẫu giáo.
+ Nhóm HS có sự quan tâm của gia đình.
+ Nhóm HS thích hoạt động.
+ Nhóm HS thụ động.
+ Nhóm HS có sức khỏe yếu….
Trên cơ sở phân chia nhóm giáo viên lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng nhóm đối tượng.
- Đối với những HS yếu, kém, khi giảng dạy giáo viên phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra kết quả học tập của các em, tìm hiểu cách suy nghĩ qua bài làm của các em, không nên nôn nóng mà tùy tiện nâng cao yêu cầu bài học vượt quá khả năng của các em.
- Có kế hoạch phụ đạo HS yếu trong các buổi phụ đạo cụ thể, chủ yếu là ôn lại kiến thức đã học trên lớp mà các em chưa nắm được, phân tích cụ thể những sai lầm mà các em mắc phải để các em khắc phục sửa sai.
- Tổ chức cho HS khá giỏi thường xuyên giúp đỡ HS yếu kém với nhiều hình thức: Học nhóm ở trường , ở nhà, truy bài đầu giờ…
III. KẾT QUẢ:
Thực hiện theo phương chăm “ Tất cả vì đàn em thân yêu ” Tôi đã vận dụng phương pháp phụ đạo HS yếu đạt kết quả tốt trong năm học 2007 – 2008 như sau:
*Giữa học kì I:
Xếp loại
Môn
Tỉ lệ
Giỏi
Tỉ lệ
khá
Tỉ lệ
T. Bình
Tỉ lệ
Yếu
Tốn
Tiếng việt
* Cuối học kì I:
Xếp loại
Môn
Tỉ lệ
Giỏi
Tỉ lệ
khá
Tỉ lệ
T. Bình
Tỉ lệ
Yếu
Tốn
Tiếng việt
*Giữa học kì II:
Xếp loại
Môn
Tỉ lệ
Giỏi
Tỉ lệ
khá
Tỉ lệ
T. Bình
Tỉ lệ
Yếu
Tốn
Tiếng việt
*Cả năm:
Xếp loại
Môn
Tỉ lệ
Giỏi
Tỉ lệ
khá
Tỉ lệ
T. Bình
Tỉ lệ
Yếu
Tốn
Tiếng việt
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua thời gian giảng dạy và áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi rút ra được một số kinh nghiệm về công tác khắc phục trình trạng học sinh yếu, kém như sau:
-Mỗi giáo viên cần quan tâm đến việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, thường xuyên trao dồi phẩm chất đạo đức, lối sống làm tấm gương sang cho HS noi theo.
- Có tấm lòng vị tha độ lượng, yêu nghề mến trẻ gần gũi thương yêu chăm sóc giúp đỡ HS.
-Thường xuyên theo dõi,kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS phân tích tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu để lựa chọn phương pháp phụ đạo phù hợp và tạo hứng thú học tập cho HS.
- Phân chia HS thành nhiều nhóm đối tượng cụ thể và lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng nhóm đối tượng, lưu ý cho HS các kiến thức trọng tâm của từng bài dạy, hướng dẫn HS làm bài tập cụ thể chú ý phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của HS, có thể đưa thêm một số bài tập cùng thể loại, cùng mức độ để rèn kĩ năng khắc sâu kiến thức cho HS, GV không làm thay.
-Ngồi giờ học chính khóa, GV cần có kế hoạch phụ đạo riêng cho các em học yếu học trái buổi.
- Tổ chức cho học sinh tham gia học tốt với hình thức: “ đôi bạn cùng tiến ”, có thể cho các em thi đua giữa các nhóm với nhau để gây sự hứng thú trong học tập tạo điều kiện để các em phấn đấu vươn lên.
Tranh thủ sự hổ trợ của các cơ quan đồn thể địa phương và thường xuyên liên hệ với phụ huynh nhằm kết hợp chặt chẽ ba môi trường để giảng dạy và giáo dục đạt kết quả tốt hơn.
Người thực hiện
Trần Thị Thanh Nguyên
File đính kèm:
- SKKN ren chu viet cho hs lop 1.doc