Tiểu học là bậc học nền tảng, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Sự nghiệp giáo dục có phát triển tốt, có thành công lớn hay không thì ngay từ đầu, bậc học đầu tiên phải làm nền thật tốt.Trong mục tiêu giáo dục Tiểu học có ghi: “Hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắnvà lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẫm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Rèn 4 kỹ năng nghe, đọc, nói
17 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3491 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn “giữ vở sạch -Viết chữ đẹp” cho học sinh lớp một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chữ hoa theo quy trình còn giúp cho các em rèn viết chữ hoa vào bảng con, vở ô li.
+ Rèn chữ hoa thông qua chép câu văn, khổ thơ.
+ Chỉnh sửa kịp thời khi phát hiện học sinh viết không đúng quy định về chữ hoa cũng như các lỗi về bài viết (phù hợp chương trình).
1.4.2.2.Rèn chữ viết, giữ vở sạch trong giờ Chính tả:
Một bài viết đẹp phải viết chữ đúng mẫu, đúng chính tả và trình bày cân đối và sạch sẽ.
- Đây là giờ học rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghe đọc, nhìn đọc để viết đúng theo luật chính tả. Học sinh nắm chắc để phân biệt được những phụ âm đầu dễ nhầm lẫn như: tr/ ch, gi/ d, s/ x,...
- Đối với chính tả (Tập chép): Tôi chú trọng rèn cho các em cách nhẩm chép, cách phân biệt các phụ âm đễ nhầm để viết đúng chính tả qua phát âm.
- Đối với chính tả (Nghe đọc): Chú trọng việc chăm chú, lắng nghe để học sinh viết đúng, viết đẹp và trình bày cân đối sạch sẽ. Phần chính tả nghe đọc, giáo viên cần cung cấp thêm kiến thức cho học sinh về nghĩa của từ phù hợp với chương trình) để các em viết chính xác hơn.
Tốc độ viết ở giai đoạn này nhanh hơn nên học sinh học hay viết sai về độ cao, khoảng cách,...Giáo viên phải theo dõi trong quá trình viết, chấm chữa bài cho học sinh để phát hiện và sửa chữa kịp thời.
1.4.2.3.Trong các giờ còn lại:
- Ngoài cung cấp theo chuẩn kiến thức kỹ năng của tiết dạy, tôi luôn quan tâm cách trình bày vở, chữ viết của học sinh tạo nếp tốt ngay từ đầu. Từ đó các em có thói quen giữ vở sạch sẽ, viết chữ cẩn thận và biết trình bày một bài văn, thơ phù hợp và thẫm mỹ.
1.4.2.4. Rèn chữ viết, giữ vở sạch khi ở nhà:
- Đây là việc làm thường xuyên, tạo tính tự giác trong học tập cho học sinh, nhất là học sinh lớp Một.
- Bài tập về nhà cần cụ thể, rõ ràng để các em tự rèn chữ viết và giữ vở sạch sẽ. Đối với học sinh lớp một, mang tính chất trực quan. Do đó giáo viên hướng dẫn học sinh rèn chữ viết dựa vào đường kẻ, dòng kẻ, ô li cho sẵn.
1.5. Giải pháp 5: Rèn chữ viết thông qua ước lượng
- Song qua thực tế giảng dạy ở lớp, năng lực nhận thức và điều kiện về thời gian cho phép. Vì vậy, tôi mạnh dạn rèn thêm cho các em viết đúng, cân đối và đẹp qua ước lượng chiều cao con chữ và chiều ngang của thân con chữ vào bảng lớp, giấy mà không có ô li như trong vở học sinh.
Ví dụ: Hướng dẫn học sinh viết từ “múa xòe” (từ khóa trong bài 91, môn Học vần).
+ Học sinh nhận xét từ múa xòe có mấy chữ, chữ múa có mấy con chữ? Chiều cao của các con chữ thế nào?
+ Từ đó, học sinh thấy được chữ “múa” có các con chữ bằng nhau và dấu sắc nằm trên con chữ u. Tương tự chữ “xòe” cũng như vậy và dấu huyền thì nằm trên con chữ e.
+ Sau khi ước lượng chiều cao, bề ngang thân chữ, vị trí dấu thanh xong, giáo viên tiến hành viết mẫu để học sinh quan sát.
+ Cho học sinh thực hành trên bảng lớp, nhưng viết từ khác.
-Sau phần này, giáo viên cần chốt lại cho học sinh khi viết trên bảng, trên giấy mà không có ô li thì phải ước lượng con chữ trên cơ sở mẫu chữ theo Quyết định 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định.
1.6. Giải pháp 6: Một số vấn đề có liên quan đến rèn chữ đẹp và giữ vở sạch cho học sinh:
- Cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình rèn chữ viết và giữ vở của học sinh:
+ Bàn ghế phải có kích thước phù hợp với lứa tuổi học sinh và luôn sạch sẽ
+ Phòng học phải đủ ánh sáng.
+ Bảng lớp phải được treo ở độ cao vừa phải, đảm bảo cho tất cả học sinh trong lớp đều nhìn thấy.
- Việc rèn kĩ năng viết chữ, giữ vở phải được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng như các môn học khác.
- Áp dụng thi đua, tuyên dương khen thưởng là biện pháp tối ưu nhằm khích lệ, động viên học sinh rèn chữ, giữ vở tốt.
- Bằng phương pháp “nêu gương”, bản thân giáo viên cũng phải luôn cố gắng tự rèn luyện mình, thể hiện qua từng bài dạy về chữ viết, cách trình bày bảng rõ ràng, khoa học, đẹp nhằm gây ấn tượng tốt cho học sinh học tập.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên lưu ý kĩ và chỉnh sửa cho các em kịp thời, đến lúc chấm trả bài giáo viên cũng thể hiện sự cẩn thận bằng cách gạch dưới con chữ sai rồi viết mẫu lại, ghi lời nhận xét rõ ràng, dễ hiểu, chấm điểm chân phương giúp học sinh khắc phục nhanh chóng để viết tiến bộ hơn.
- Kết hợp với gia đình phụ huynh học sinh để cùng giáo dục, hướng dẫn các em giữ vở sạch, viết chữ đẹp là cơ sở giúp các em học tập hiệu quả hơn.
2. Khả năng áp dụng:
2.1. Thời gian áp dụng hoặc thử nghiệm có hiệu quả.
- Đề tài này, tôi tiến hành thử nghiệm vào đầu năm học (9/2010). Trong một năm học, việc áp dụng đề tài này tại lớp Một nói riêng và các khối lớp bậc Tiểu học trường Tiểu học Bồng Sơn nói chung, bước đầu đã có kết quả tốt so với năm học trước.
2.2. Có khả năng thay thế giải pháp hiện có.
- Các giải pháp trong đề tài đã phát huy tính tích cực của học sinh trong việc giữ vở sạch, viết chữ đẹp. Tạo được thói quen tốt, niềm say mê học tập ở các lớp trên,..và nó góp phần phát huy các giải pháp hiện có.
2.3. Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành.
- Nội dung đề tài được áp dụng thử nghiệm cho mọi đối tượng học sinh lớp Một nói riêng và các lớp 2, 3,4 ,5 của trường Tiểu học Bồng Sơn nói chung.
3. Lợi ích kinh tế xã hội.
- Qua tiến hành thực nghiệm trên đối tượng học sinh lớp Một và rèn chữ viết cho các lớp 1, 2, 3, 4, 5 tham gia thi “Viết chữ đẹp” các cấp do Ban giám hiệu phân công. Kết quả thu được qua các năm học: 2011-2012; 2012-2013; 2013 - 2014 như sau:
Năm học
Số lượng giải
Cấp Huyện
Cấp Tỉnh
Tập thể
2010 – 2011
(Ban đầu thử nghiệm giải pháp)
5 giải 3( mỗi khối 1 em)
Không tổ chức thi
2012 – 2013
(Giải pháp đã có sự điều chỉnh)
2 giải Nhì và 3 giải Ba
01 em giải Nhì
Phòng GD-ĐT công nhận trường giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
2013 – 2014
(Giải pháp đã hoàn chỉnh)
2 giải Nhất và 3 giải Nhì
01 em giải ba và 01 em giải KK.
Qua thời gian thử nghiệm đề tài, tôi nhận thấy toàn bộ học sinh có ý thức hiểu và có kỹ năng giữ vở sạch và viết chữ đẹp, thành thạo, là tiền đề để học các lớp trên. Thông qua đó học sinh phát triển tư duy sáng tạo qua việc viết chữ trên bảng lớp, giấy không có ô li, phần nào tạo niềm tin, say mê hướng thú trong học tập cho học sinh. Từ đó góp phần tác động làm hạn chế học sinh chán nản mệt mỏi khi học các môn học khác, nâng cao chất lượng học tập, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học.
Giữ vở sạch, rèn viết chữ đẹp cho học sinh lớp Một có thể xem là “bản lề” cho kỹ năng học các lớp tiếp theo của bậc Tiểu học hay các bậc học tiếp theo, nên hiệu quả của giải pháp có thể xem là chìa khóa cho niềm say mê học tập cho học sinh.
Nội dung giải pháp trong đề tài phần nào có thể xem là tài liệu tham khảo lưu hành nội bộ nhằm trao đổi cùng đồng nghiệp góp phần rèn và nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên cho giáo viên trong trường nói riêng và toàn huyện nói chung./.
C.KẾT LUẬN
1. Những điều kiện kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp.
- Với kinh nghiệm nêu trên, đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm trong quá trình dạy học, giúp học sinh nắm được biện pháp rèn chữ đẹp và giữ vở sạch. Yêu thích và tự tin trong quá trình học Tiếng Việt và các môn học khác. Tất nhiên là học sinh ngày càng học tập có chất lượng cao hơn.
2.Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp.
- Muốn học sinh lớp Một “Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp” , giáo viên cần:
+ Nghiên cứu kĩ về nội dung chương trình môn Tiếng Việt ở lớp 1 nói chung và môn Tập viết lớp 1 nói riêng.
+ Nắm được cấu tạo của các con chữ, nét đặt bút, dừng bút và nét nối giữa các con chữ phù hợp. Cũng như mối quan hệ giữa các kiến thức trong môn Tiếng Việt ở lớp 1 để giúp các em không chỉ viết đẹp, còn phải viết đúng chính tả và trình bày một bài thơ, bài văn hợp lí và khoa học làm cho vở của mình đẹp và sạch sẽ hơn.
+ Thực hiện đổi mới phương pháp dạyTập viết phù hợp tổ chức và linh hoạt.
+ Ngoài việc nắm nội dung, phương pháp dạy học, giáo viên cần có năng lực thẫm mỹ cảm nhận được vẻ đẹp của chữ viết và có khả năng viết chữ đẹp cho học sinh noi theo.
+ Nắm được những lỗi của các em viết còn xấu, hay sai thường gặp của học sinh để từ đó giáo viên có phương án điều chỉnh hợp lý, qua đó giáo viên khắc sâu kiến thức, kĩ năng trong việc rèn chữ viết và giữ vở của học sinh.
+ Sau mỗi một bài viết GV cần phải kiểm tra, nhận xét, đánh giá cụ thể.
+ Đảm bảo tính khoa học, thẫm mĩ khi viết, trình bày bài trong vở.
+ Phải kết hợp với phụ huynh học sinh để giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở ở trường cũng như ở nhà.
3. Đề xuất kiến nghị.
- Nếu như SKKN trên được phổ biến và được thực hiện ở các khối lớp thì chất lượng việc giữ vở, rèn chữ còn được cải thiện nhiều hơn và như vậy SKKN có hiệu quả thực tế cao hơn.
Bồng Sơn, ngày 2 tháng 3 năm 2014
Người viết
Nguyễn Thị Diệu
Ý kiến của Hội đồng xét duyệt cấp Trường:
Bồng Sơn, ngày 8 tháng 3 năm 2014
Hiệu trưởng
Ý kiến của Hội đồng xét duyệt ngành GD- ĐT Hoài Nhơn :
Bồng Sơn, ngày …tháng …năm 2014
MỤC LỤC
-----&-----
NỘI DUNG Trang
A. MỞ ĐẦU
I/ Đặt vấn đề 01
1 – Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải
có giải pháp mới giải quyết 01
2 – Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới 01
3 – Phạm vi nghiên cứu của đề tài 01
II/ Phương pháp tiến hành 02
1 – Cơ cở lí luận và thực tiển có tính định hướng
cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài 02
2 – Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp 02
B.NỘI DUNG
I/ Mục tiêu 02
II/ Mô tả giải pháp của đề tài 02 1 – Thuyết minh tính mới 03
j Những giải pháp 03
k Giai đoạn chuẩn bị 03
Rèn giữ vở sạch 04
Các kĩ thuật rèn chữ viết 05
Rèn chữ, giữ vở đối với các môn học 09
o Rèn chữ thông qua ước lượng 11
p Một số vấn đề liên quan đến rèn chữ, giữ vở 12
2 – Khả năng áp dụng 12
3 – Lợi ích kinh tế - xã hội 13
C. KẾT LUẬN
Kết luận 14
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC BỒNG SƠN
ĐỀ TÀI:
RÈN “GIỮ VỞ SẠCH – VIẾT CHỮ ĐẸP” CHO HỌC SINH LỚP MỘT
Người thực hiện: Nguyễn Thị Diệu
Đơn vị: Trường Tiểu học Bồng Sơn
Năm học: 2013 – 2014
File đính kèm:
- SKKN 13-14 DIỆU.doc