Ông cha ta đã dạy rằng: “Nét chữ là nết người”. Vâng! Đúng vậy! Trẻ em đến trường được học đọc, học viết, được cùng bạn bè học tập và vui chơi. Sung sướng biết bao nhiêu khi các bậc cha mẹ nhìn thấy con mình lớn lên cùng những bài học ở trường, ở lớp. Đặc biệt hơn các em học sinh lớp 1 tròn môi đánh vần và tập viết những nét chữ đầu tiên trên trang giấy. Nhìn trang vở mới với những dòng chữ nắn nót, đều tăm tắp không bị dây mực, quăn mép lòng ta lại dấy lên niềm vui, ta như được củng cố thêm niềm tin vào con trẻ.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là môi trường quan trọng bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như tính cẩn thận, tính kỷ luật và óc thẫm mỹ. Muốn làm được điều đó trẻ phải gắng công khổ luyện dưới sự chăm sóc, chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo.
Để đáp ứng yêu cầu bức thiết hiện nay là giúp trẻ đọc thông viết thạo, thực hiện tốt cuộc vận động hai không với 4 nội dung lớn của ngành giáo dục đề ra. Là một giáo viên trẻ đầy lòng nhiệt tình và mong muốn góp một phần sức lực, trí tuệ nhỏ bé của mình vào việc rèn chữ viết cho học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1. Đó là lý do tôi chọn đề tài này làm sáng kiến kinh nghiệm.
B. Nội dung.
I. Đặc điểm tình hình lớp:
- Tổng số: 20 em trong đó; 9 em nữ.
- Học sinh trong xã: 14 em
- Học sinh ngoài xã: 6 em.
- Con nhà nông dân: 20 em
- Con nhà có hoàn cảnh khó khăn: 4 em.
1. Thuận lợi:
- Học sinh đa số là con em thuộc địa bàn dân cư gần trường, dễ liên lạc và phối hợp cùng phụ huynh giáo dục con em.
- Phụ huynh rất quan tâm đến công tác giáo dục, ủng hộ công tác thay sách một cách tích cực, nhiệt tình.
- Số lượng học sinh trong lớp phù hợp để giáo viên kèm cặp.
- Học sinh ngoan, chịu khó, vâng lời cô giáo.
- Học sinh đến lớp có đầy đủ dụng cụ học tập, xây dựng được bộ vở đồng bộ 5 ô ly.
- Được nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất lẫn tinh thần cho lớp học 2 buổi/ngày, dành riêng một phòng học tiện cho việc hướng dẫn, chỉ đạo học sinh hoạt động.
2. Về khó khăn:
- Có một số em thể lực yếu, non nớt, nhiều em quá nhỏ.
- Một số em chưa chăm ngoan, thích làm việc riêng, còn làm nũng ba mẹ, thiếu sự cẩn thận và tinh thần thi đua học tập.
- Có em không tuân theo sự điều hành của ban cán sự lớp.
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học con cái. các em chưa có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, thiếu dụng cụ học tập, thiếu sách. bút, phấn, bảng con,...
- Các em đều qua lớp mẫu giáo, song các em mới ở mức độ nhận diện mẫu chữ, chứ chưa chú trọng về cách viết. Tôi yêu cầu các em viết chữ a thường vào bảng con, các em viết chữ quá to, chữ quá nhỏ, chữ thì nghiêng, chữ thì ngữa, có em viết chữ a in thường.
Kết quả:
Viết đúng, đẹp: 6 em, 30%
Viết đúng cỡ chữ: 5 em, 25%.
Viết sai: 9 em, 45%.
Từ những khó khăn và thuận lợi trên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 1.
II. Những giải pháp:
1. Chuẩn bị về điều kiện cơ sở vật chất:
- Đo diện tích phòng học, xếp bàn ghế thành 3 dãy, mỗi dãy có 4 bàn, mỗi bàn ngồi 2 em. Em nào nhỏ, mắt kém, học yếu tôi xếp lên ngồi trước.
- Lớp sử dụng bảng chống loá, sắp xếp bàn cho học sinh có khoảng cách phù hợp với bảng lớp.
- Bố trí phòng học có 4 bóng típ điện phân đều ánh sáng trong phòng, chiều cao bàn học phù hợp với học sinh lớp 1..
- Liên hệ phụ huynh xây dựng bộ vở đồng bộ 5 ô ly, đồng bộ về nhãn vở, bút chì, bút chữ A.
- Khuyến khích phụ huynh mua bảng con có kẻ ô ly nhỏ để viết mẫu, có hộp để phấn, xốp thấm nước để lau không bị bụi bẩn.
- Hướng dẫn cho học sinh tư thế ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách vở khoảng 25-30cm, cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, tì vào mép vở giữ cho vở không xê dịch khi viết.
- Hướng dẫn học sinh cách cầm bút và điều khiển bút bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón cái giữ bên phải, phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnh đốt đầu ngón tay giữa. Ba điểm tựa này giữ bút và điều khiển ngòi bút dịch chuyển linh hoạt.
Trước tiên giáo viên phải làm mẫu, sau đó học sinh thực hành cầm bút, giáo viên quan sát, sửa sai cho học sinh.
- Dùng bảng phụ kẻ ô ly nhỏ sẵn để luyện cho học sinh viết đúng cỡ chữ, có khoảng cách giữa chữ, tiếng, từ, tạo cho học sinh có thói quen chừa khoảng cách khi trình bày vở.
-Mỗi em có một quyển vở rèn chữ riêng để giáo viên kiểm tra chữ viết.
2. Cách thức rèn chữ.
Sau khi nắm bắt tình hình học tập của học sinh mà đặc biệt là chữ viết tôi đã vạch ra kế hoạch rèn chữ viết cho học sinh.
- Phát động toàn học sinh đều viết bút chì, học sinh quen dần với nề nếp chuyển sang viết bút mực.
- Tạo tâm thế thi đua học tập trong học sinh, luôn nâng cao ý thức rèn chữ mọi nơi, mọi lúc, trong giờ học vần, giờ tập viết, chính tả, trong giờ toán...
- Ngay đầu năm phân loại đối tượng học sinh. Em nào viết chữ đẹp giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng, hướng dẫn các em viết thêm nhiều phương chữ khác để phát huy năng lực. Em nào còn yếu kém giáo viên kèm cặp, dành thêm thời gian để giúp em đó viết đúng, viết đẹp theo mức độ từ thấp đến cao. từ dễ đến khó, từ âm đến vần, từ, câu.
- Trong mỗi giờ học giáo viên về dưới học sinh, kèm cặp, nhắc nhở và sửa sai cho các em kịp thời. Em nào viết sai giáo viên viết mẫu ở bên trái bảng và giúp học sinh luyện viết lại. Em nào viết đẹp tuyên dương khuyến khích các em noi theo.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giúp sức cùng giáo viên xây dựng đôi bạn cùng tiến, nhóm học tốt giúp nhau về chữ viết.
- Khi dạy âm : ê, v, b, .... ta chú ý nét thắt, nét khuyết, ở nét khuyết các em hay viết bị ngã, bị xiên, không thẳng hàng như:
Giáo viên cần hướng dẫn các em dựa vào đường kẻ dọc để viết nét thứ nhất, nét rê bút kéo nhẹ, nét kéo xuống viết mạnh để tạo nét thanh nét đậm, dựa vào ôly để viết khoảng cách giữa các chữ:
Khi dạy vần: Cần chú ý nét nối giữa các âm trong vần.
Ví dụ: Vần uôn chú ý nét nối từ âm u_ ô_n.
- Khi viết từ chú ý khoảng cách giữa các tiếng là một con chữ.
Ví dụ:
- Khi viết, ta cần viết đúng quy trình ví dụ tiếng trường, ta viết truong rồi đặt dấu ư, dấu ơ, gạch ngang của chữ t, rồi đặt dấu huyền.
- Đặc biệt chú trọng cách đánh dấu mủ và dấu thanh trên âm chính như loá, loáng, tuỳ, quỳnh,.... Trong trường hợp chữ viết ghi tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì ta đánh dấu thanh trên con chữ thứ nhất của âm đôi như: mía, mùa, lừa...Nếu chữ viết có nguyên âm đôi nhưng lại có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở vị trí con chữ thứ hai của nguyên âm đôi như: Vượn, miền, luồn,... Còn chữ có dấu phụ âm thì dấu thanh được viết ở vị trí âm có dấu phụ như: cắm, trồng, sắn....
- Vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt. Trước tiên là phương pháp trực quan, giáo viên đưa mẫu học sinh quan sát nhận xét mẫu: Chữ có mấy nét? đó là những nét nào? cao mấy ô ly? khoảng cách giữa các nét?
Sau đó dựa trên cái đã biết, học sinh tự chiếm lĩnh cái chưa biết tìm sự tương đồng giữa các chữ như : v, b, a, c...
- Học sinh luyện viết, giáo viên theo dõi, sửa sai.
- Sau mỗi giờ tập viết, chính tả, rèn chữ giáo viên tổ chức trưng bày sản phẩm, học sinh tham quan học tập chữ viết bạn, bình chọn, tuyên dương bài đẹp nhất tổ, nhất lớp.
- Luôn nhắc các em ngồi đúng tư thế, nếu quên mất việc uốn nắn tư thế ngồi cho học sinh là một thiếu sót lớn của người giáo viên.
- Thường xuyên nhắc nhở giữ gìn vở sạch chữ đẹp, không quăn góc... tất cả đều đưa vào thi đua học tập.
Thường xuyên chấm chữa và dành riêng một quyển sổ ghi chép lại từng lỗi của học sinh để tiện kèm cặp. Trong giờ trả bài tôi viết mẫu, hướng dẫn lại rồi gọi học sinh viết lại cho cả lớp xem, sửa sai ngay lúc đó và cho học sinh viết đúng, chuẩn.
Song song với những giải pháp trên thì đòi hỏi người giáo viên luôn luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Chính bản thân người giáo viên phải rèn luyện để cho chữ đẹp, trong giáo án, sổ sách, trên bảng lớp. Chữ mẫu trên bảng cần phải đúng, phải chuẩn, cách trình bày phải đẹp, phải khoa học để học sinh học tập.
- Giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại, chịu khó với từng học sinh để kèm cặp các em, luôn động viên các em vươn lên.
- Kêu gọi sự đầu tư, sự chăm sóc, quan tâm của các bậc phụ huynh đối với công tác rèn chữ cho các em.
- Kết hợp với khối tổ chuyên môn, các đoàn thể, nhà trường tổ chức thi viết chữ đẹp trong học sinh và tuyên dương kịp thời.
III. Kết quả đạt được.
Qua quá trình rèn luyện, từ những giải pháp được vạch ra, phong trào vở sạch chữ đẹp của lớp 1A gặt hái nhiều kết quả mỹ mãn.
Tôi xin mạnh dạn tự đánh giá kết quả qua các tháng.
Xếp
loại
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Tháng1
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
A
8
40
10
50
12
60
14
70
15
75
B
10
50
9
45
8
40
6
30
5
25
C
2
10
1
5
- Chất lượng đọc, viết được nâng cao rõ rệt, không có học sinh không đọc được, không viết được. Các em đều nắm được kỹ năng tập chép, nghe – viết chính tả.
- Lớp 1A có bộ vở chất lượng, nét chữ tương đối đồng đều, trình bày thống nhất, được lựa chọn là lớp điểm vở sạch chữ đẹp của khối 1, 2, 3.
- Trong đợt kiểm tra phong trào rèn chữ giữ vở, lớp 1A được xếp loại tốt cùng một số lớp khác, được chuyên môn khen ngợi.
- Học sinh có ý thức tốt trong công tác vở sạch chữ đẹp, luôn có tâm thế vươn lên.
C. Kết luận:
Tập viết là một trong những nội dung có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với học sinh lớp 1. Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái Tiếng việt với những yêu cầu kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa này, tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng cơ bản của việc học Tiếng việt trong nhà trường, kỹ năng viết chữ.
Thông qua việc rèn chữ viết chúng ta giáo dục học sinh tính kiên trì, nhẫn nại, giáo dục học sinh biết yêu cái đẹp, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô giáo và các bạn đọc bài vở của mình.
Thiết nghĩ, tất cả chúng ta, những người giáo viên dạy tiểu học. Ai cũng mong cho học sinh của mình có những nét chữ đẹp, 100% học sinh đều có bộ vở sạch chữ đẹp.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bé của bản thân tôi trong quá trình xây dựng phong trào vở sạch chữ đẹp của lớp. Với kết quả mà tập thể lớp 1A gặt hái được thật không nhỏ. Song tôi sẽ cố gắng hơn nữa để chất lượng vở sạch chữ đẹp ngày càng tiến bộ. Rất mong sự góp ý chân thành của tất cả các bạn, các đồng nghiệp để cho sáng kiến rèn chữ viết cho học sinh đạt chất lượng cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn!!
Trung Giang, ngày 25 tháng 1 năm 2008
Người viết
Xác nhận của BGH nhà trường
Trần Thị Thuý
File đính kèm:
- SKKN Ren chu viet cho HS lop 1.doc