Đề tài Phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4

Qua quá trình giảng dạy trong nhà trường Tiểu học, nhất là một số năm gần đây, tôi thường xuyên được nhà trường phân công nhiệm vụ chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4, tôi thấy vốn kiến thức về Từ và Câu của các em còn hạn chế. Các em nắm bắt khái niệm còn mơ hồ , dẫn đến nhiều sai sót, nhầm lẫn trong quá trình làm bài. Với suy nghĩ: Làm thế nào để các em dễ dàng phát hiện ra kiến thức mà không bị nhầm lẫn?

doc25 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung bình và yếu tôi hướng dẫn học sinh sử dụng các từ ngữ thuộc chủ đề ý chí – nghị lực đã học để viết. Hỏi học sinh về người em định viết (học sinh yếu tôi còn hỏi về người em định viết có những phẩm chất gì). Quan tâm đến đối tượng học sinh trong giảng dạy chính là chú ý đến việc nâng cao chất lượng học sinh giỏi để bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đại trà. Đó là việc làm quan trọng và không thể thiếu trong quá trình giảng dạy. Một điều tôi cũng rất quan tâm đó là việc trình bày của học sinh. Các em làm bài có thể tốt nhưng cách trình bày bố cục bài làm của học sinh còn là cả một vấn đề cần chấn chỉnh. Một yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công trong tiết học đó là yếu tố tâm lí, làm thế nào để các em tiếp thu bài một cách thoải mái, chủ động, không gò ép. Chính vì thế, tôi đã thường xuyên thiết kế trò chơi trong các tiết học, để củng cố kiến thức và thay đổi không khí giờ học bớt căng thẳng, các em hứng thú, tiếp thu bài tốt hơn. Ngoài ra, hình thức tổ chức hoạt động theo nhóm cũng đem lại hiệu quả đáng kể. Các em có sự tương tác lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong học tập. VI. Kết quả Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và tích cực tìm tòi phương pháp tổ chức cho học sinh làm các dạng bài tập Luyện từ và câu. Trải qua một quá trình ôn tập cùng thời gian áp dụng phương pháp nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát để xem sự chuyển biến của học sinh sau khi đã được hoạt động sôi nổi trong giờ Luyện từ và câu cụ thể ra sao. Đề bài: Đọc thầm bài “Về thăm bà” và trả lời câu hỏi sau: 1) Trong bài “Về thăm bà” từ nào cùng nghĩa với từ “hiền” 2) Câu “Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế” có mấy động từ, tính từ? a. Một động từ, 2 tính từ. Các từ đó là: - Động từ - Tính từ b. Hai động từ, 2 tính từ. Các từ đó là: - Động từ - Tính từ c. Hai động từ, 1 tính từ. Các từ đó là: - Động từ - Tính từ 3) Câu “Cháu đã về đấy ư ?” được dùng làm gì? a. Dùng đề hỏi. b. Dùng để yêu cầu, đề nghị. c. Dùng thay lời chào. 4) Trong câu “ Sự im lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ” bộ phận nào là chủ ngữ? a. Thanh b. Sự yên lặng c. Sự yên lặng làm Thanh. Kết quả thu được: Tổng số học sinh trong lớp 4D có 32 em. Cụ thể: Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 8 25 12 37,5 11 34,4 1 3,1 Căn cứ vào kết quả khảo sát cuối năm cũng như trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy: - Học sinh được tổ chức hoạt động một cách độc lập, tìm tòi kiến thức, tầm nhận thức đối với mọi đối tượng học sinh là phù hợp, nên học sinh tiếp thu một cách có hiệu quả. - Các em biết dựa vào kiến thức lý thuyết để vận dụng làm các bài tập một cách chủ động. - Với phương pháp tổ chức này học sinh nắm kiến thức một cách sâu sắc có cơ sở, được đối chứng qua nhận xét của bạn, của giáo viên. - Các em đã hình thành được thói quen đọc kỹ bài, xác định yêu cầu của bài. Không còn tình trạng bỏ sót yêu cầu của đề bài. - Học sinh có ý thức rèn cách trình bày sạch sẽ, khoa học, biết dùng từ đặt câu hợp lý. Ngoài ra học sinh còn có thêm thói quen kiểm tra, soát lại bài của mình. - Học sinh sẵn sàng đón nhận môn “Luyện từ và câu” một cách hào hứng, thoải mái. Điều đó cũng nói lên học sinh đã bắt đầu yêu thích môn học, mạnh dạn nêu ý kiến của mình. VII. Bài học kinh nghiệm. Dạy học các dạng bài tập “Luyện từ và câu” cho học sinh lớp 4 giúp học sinh nắm được kiến thức trong phân môn “Luyện từ và câu” cung cấp: Học sinh hiểu được từ mới, phát triển kĩ năng, kỹ xảo sử dụng từ ngữ, học sinh còn biết nhận diện xác định các dạng bài tập, phân tích kỹ, chính xác yêu cầu của đề bài, từ đó có hướng cho hoạt động học tập của mình. Để đạt được các điều đó, người giáo viên cần chú ý: - Trong quá trình giảng dạy giáo viên không nên nóng vội, mà phải bình tĩnh trong thời gian không phải ngày một ngày hai. Đặc biệt luôn xem xét phương pháp giảng dạy của mình để điều chỉnh phương pháp sao cho phù hợp với việc nhận thức của học sinh, gây được hứng thú học tập cho các em. - Nghiên cứu để nhận thức rõ về vị trí, nhiệm vụ của phần kiến thức cần dạy. Có nghiên cứu kĩ nội dung thì giáo viên mới truyền đạt được đầy đủ ý tưởng mà tác giả muốn người học nắm bắt. Không những thế, việc nghiên cứu kĩ còn giúp giáo viên nhanh chóng xử lí tốt các tình huống phát sinh, những băn khoăn, những thắc mắc mà học sinh đưa ra trong quá trình học tập. - Lưu ý quá trình giảm tải đề điều chỉnh sao cho phù hợp với đặc điểm học sinh lớp mình, đề ra hướng giải quyết cho việc cân chỉnh thống nhất giảm tải. - Giáo viên phải tôn trọng nghiêm túc thực hiện giáo dục, giảng dạy theo nguyên tắc từ những điều đơn giản mới đến nâng cao, khắc sâu...Để học sinh nắm vững việc giải quyết các bài tập “Luyện từ và câu”, giáo viên cũng cần lưu ý điểm sau: + Tìm ra phương pháp tổ chức sao cho phù hợp với từng dạng bài tập. + Phân biệt cho học sinh hướng giải quyết cho các dạng bài khác nhau. Học sinh cần nắm được các bước tiến hành một bài tập. Cần tổ chức cho học sinh theo các hình thức tổ chức có thể theo nhóm, cá nhân, có thể làm việc cả lớp để phát huy tốt hiệu quả giờ dạy. Lưu ý cho học sinh cách trình bày sạch sẽ, khoa học, rèn chữ viết đẹp đúng chính tả cho học sinh. VIII. Những ý kiến đề xuất. Dạy các dạng bài tập “Luyện từ và câu” là nguồn cung cấp vốn từ, lối diễn đạt bồi dưỡng tư duy văn học cho học sinh. Muốn vậy: * Đối với học sinh: Các em cần quan tâm, xác định được tầm quan trọng của môn này. Các em cần được động viên, khích lệ kịp thời, đúng lúc của mọi người để kích thích các em có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập, đó chính là gia đình – nhà trường xã hội. + Không nên quá lệ thuộc vào sách hướng dẫn. Cần mạnh dạn tìm ra các cách khác nhau nhằm giúp học sinh nắm được mục tiêu bài học một cách nhanh nhất, nhẹ nhàng nhất và đầy đủ nhất. * Đối với nhà trường và các cấp quản lý: + Nhà trường cần tạo điều kiện cơ sở vật chất để giáo viên và học sinh có thể học tập nâng cao kiến thức. + Tạo điều kiện để giáo viên nâng cao tay nghề qua việc cung cấp các loại sách tham khảo, trang thiết bị phục vụ bộ môn. + Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt nhiều thành tích cao trong giảng dạy và học tập. C.Kết luận Việc hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp cũng là một việc không thể thiếu nhằm thúc đẩy và nâng cao kết quả học tập của học sinh. Bên cạnh nhưng kinh nghiệm của bản thân, người giáo viên cũng cần quan tâm đến nhu cầu tiếp thu của học sinh. Mỗi học sinh có một khả năng nhận thức khác nhau. Vì vậy , chúng ta cần dựa vào tình hình thực tế để điều chỉnh cách dạy sao cho phù hợp nhất. Chỉ có như vậy, công sức lao động của chúng ta bỏ ra mới không bị uổng phí. Kết quả thu được mới thể hiện đúng giá trị đích thực của nó. Bằng những kinh nghiệm của bản thân, bằng những nỗ lực và đam mê với nghề, chúng ta hãy tạo ra những con đường bằng phẳng nhất để các em dễ dàng vươn tới những đỉnh cao của tri thức loài người. Trên đây là một số vấn đề mà cá nhân tôi đã tìm tòi, suy nghĩ, nghiên cứu khi tiến hành đề tài. Tuy nhiên sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để giúp cho việc tổ chức dạy các dạng bài tập Luyện từ và câu cho học sinh được hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng việt. Tôi xin chân thành cảm ơn. Khai Thái, ngày 06 tháng 5 năm 2012. Người viết Nguyễn Thị Phương Anh Đánh giá xếp loại của Hội đồng xét duyệt SKKN các cấp …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............. Mục lục Trang A.Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………….1 II. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………..1 III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài……....1 IV. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………..2 V. Tiến trình nghiên cứu……………………………………………… .2 B. Nội dung I. Cơ sở lý luận………………………………………………………… .2 II. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………3 III.Thực trạng dạy- học các dạng bài tập Luyện từ và câu…………….4 IV.Biện pháp nghiên cứu……………………………………………….. .6 V. Phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập Luyện từ và câu 1. Đối với dạng bài tập Mở rộng vốn từ……………………………..8 2. Rèn kỹ năng cấu tạo từ……………………………………………9 3. Rèn kỹ năng xác định danh từ, động từ, tính từ………………….11 4. Khắc sâu, mở rộng các dạng bài tập về câu……………………...13 5. Mở rộng, khắc sâu cách dùng trạng ngữ trong câu………………18 VI. Kết quả……………………………………………………………….20 VII. Bài học kinh nghiệm………………………………………………..21 VIII. Những ý kiến đề xuất……………………………………………...23 C. Kết luận…………………………………………………………………..24 Tài liệu tham khảo 1.Phương pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học - Lê Phương Nga, Nguyễn Trí – Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Dạy học ngữ pháp ở Tiểu học - Lê Phương Nga – Nhà xuất bản Giáo dục. 3. SGK Tiếng việt lớp 4 – Tập 1, 2 – Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Các Chuyên đề Giáo dục Tiểu học – Nhà xuất bản Giáo dục. 5. Bồi dưỡng HSG Tiếng việt lớp 4 – Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh – Nhà xuất bản Giáo dục.

File đính kèm:

  • docSKKN thanh pho hot.doc
Giáo án liên quan