Đề tài Phương pháp sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học địa lí lớp 9 THCS

Biểu đồ có vai trò và chức năng quan trọng trong dạy học địa lý, biểu đồ là hình thức trực quan

sinh động các số liệu thổng kê (SLTK), mà các SLTK lại l à một bộ phậ n quan trọng của kiến thức địa lý

kinh tế -xã hội (KT - XH), nên việc sử dụng biểu đồ để khai thác kiến thức, rèn luyện kỹ năng, đồng thời

phát tri ển tư duy địa lý cho học sinh là rất cần thiết. Ngoài ra, việc sử dụng biểu đồ còn làm tăng hứng thú

học tập bộ môn, tă ng cường sự là m việc độc lập và tạo cho người học khả năng tự phân tích, đánh giá

t ổng hợp một vấn đề hay một chủ đề nào đó.

Trong phân phối chương trình bộ môn đị a lý ở trường trung học, nội dung địa lý KT - XH bắt đầu

được đưa vào SGK địa lý lớp 9. Điều đó đồng nghĩa với việc học sinh lớp 9 bắt đầu được làm quen với

các vấn đề KT - XH của đất nước, bắt đầu tiếp xúc với các biểu đồ KT - XH. Do đó, việc hình thành

kiến thức cơ bản cũng như rèn luyện một số kỹ năng ban đầu trong đó có kỹ năng đọc - phân tích biểu

đồ l à quan trọng. Đây là tiền đề để các em tiếp tục học tập bộmôn địa lý KT -XH ở cấp THPT

pdf4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2349 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học địa lí lớp 9 THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VÀ XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 9 THCS Sinh viên thực hiện: Lê Thu Hường, K55C Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng ĐẶT VẤN ĐỀ Biểu đồ có vai trò và chức năng quan trọng trong dạy học địa lý, biểu đồ là hình thức trực quan sinh động các số liệu thổng kê (SLTK), mà các SLTK lại là một bộ phận quan trọng của kiến thức địa lý kinh tế - xã hội (KT - XH), nên việc sử dụng biểu đồ để khai thác kiến thức, rèn luyện kỹ năng, đồng thời phát triển tư duy địa lý cho học sinh là rất cần thiết. Ngoài ra, việc sử dụng biểu đồ còn làm tăng hứng thú học tập bộ môn, tăng cường sự làm việc độc lập và tạo cho người học khả năng tự phân tích, đánh giá tổng hợp một vấn đề hay một chủ đề nào đó. Trong phân phối chương trình bộ môn địa lý ở trường trung học, nội dung địa lý KT - XH bắt đầu được đưa vào SGK địa lý lớp 9. Điều đó đồng nghĩa với việc học sinh lớp 9 bắt đầu được làm quen với các vấn đề KT - XH của đất nước, bắt đầu tiếp xúc với các biểu đồ KT - XH. Do đó, việc hình thành kiến thức cơ bản cũng như rèn luyện một số kỹ năng ban đầu trong đó có kỹ năng đọc - phân tích biểu đồ là quan trọng. Đây là tiền đề để các em tiếp tục học tập bộ môn địa lý KT - XH ở cấp THPT. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận của phương pháp sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học địa lý lớp 9 THCS 1.1. Các quan niệm và các loại biểu đồ thường sử dụng trong dạy học địa lý lớp 9 THCS - Các quan niệm + Biểu đồ là một hình vẽ hay một cấu trúc đồ học (chủ yếu dùng các ký hiệu hình học) để biểu hiện về lượng của hiện tượng (trong đó mặt lượng có mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất). + Biểu đồ biểu hiện mối quan hệ giữa các hiện tượng và các quá trình địa lý. - Các loại biểu đồ Trong sách giáo khoa (SGK) ở nhà trường trung học có sử dụng rất nhiều nguồn SLTK, nhất là trong địa lý KT – XH. Vì vậy, để minh họa cho các kiến thức, vừa để biểu hiện một cách trực quan các SLTK về sự vật hiện tượng, quá trình KT – XH, SGK phải sử dụng nhiều loại biểu đồ khác nhau, phù hợp với nguồn SLTK, với nội dung kiến thức của bài học, với yêu cầu khác nhau, phù hợp với nguồn SLTK, với nội dung kiến thức của bài, với trình độ nhận thức của học sinh. Đồng thời, mỗi loại biểu đồ lại có thể được dùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. - Biểu đồ hình cột (hoặc thanh ngang) + Biểu đồ cột đơn + Biểu đồ cột đơn gộp nhóm của một số đối tượng hoặc nhiều đối tượng có cùng đại lượng và có quan hệ đối chứng nhau. + Biểu đồ cột đơn gộp nhóm của nhiều đối tượng gồm hai đại lượng khác nhau trải qua một số thời điểm hoặc các thời kỳ. + Biểu đồ thanh ngang: dạng biểu đồ thanh ngang đơn giản, dạng biểu đồ thanh ngang đặc biệt như tháp dân số. - Biểu đồ đường biểu diễn + Biểu đồ có một đường biểu diễn. 2 + Biểu đồ có 2 - 3 đường biểu diễn các đối tượng có cùng đại lượng. + Biểu đồ có hai đường biểu diễn của hai đối tượng không cùng đại lượng. + Biểu đồ có nhiều đường biểu diễn các đơn vị khác nhau. - Biểu đồ hình tròn + Biểu đồ dạng một hình tròn. + Biểu đồ có 2 - 3 hình tròn có bán kính bằng nhau. + Biểu đồ có 2 - 3 hình tròn có bán kính khác nhau. + Biểu đồ cặp hai nửa hình tròn. - Biểu đồ hình vuông. - Biểu đồ kết hợp. - Biểu đồ miền. - Biểu đồ trên bản đồ. Các loại biểu đồ khác. 1.2. Đặc điểm chương trình địa lý lớp 9 THCS Trong chương trình địa lý lớp 8 THCS, các em học sinh đã được học về đặc điểm tự nhiên chung cũng như các vùng tự nhiên của Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng để các em chuẩn bị học chương trình địa lý KT - XH đất nước ở lớp 9. Như vậy, SGK địa lý lớp 9 là phần tiếp tục của địa lý đất nước mà các em đã được học ở lớp dưới, đề cập đến những kiến thức về địa lý KT - XH. Đó là những kiến thức về dân cư, về các hoạt động của con người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, về mặt lao động sản xuất, tổ chức xã hội và xây dựng cuộc sống trên các miền lãnh thổ. Chương trình địa lý lớp 9 chia thành 4 chương với 44 bài Chương 1: Địa lý dân cư (5 bài). Chương 2: Địa lý kinh tế (35 bài). Chương 3: Địa lý địa phương (4 bài). 1.3. Ý nghĩa và vai trò của biểu đồ trong dạy học địa lý lớp 9 THCS - Biểu đồ là hình thức trực quan sinh động các SLTK. - Biểu đồ là phương tiện dạy học để học sinh khai thác tri thức. - Biểu đồ là phương tiện dạy học để học sinh rèn luyện kĩ năng. 1.4. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 9 THCS trong quá trình học tập và nghiên cứu các dạng biểu đồ Học sinh lớp 9 THCS ở trong độ tuổi 14 - 15, thuộc lứa tuổi đầu thanh niên. Ở độ tuổi này, các em đều rất năng động, ham hiểu biết, ham muốn được tìm hiểu bản chất của hiện tượng, cũng như nguyên nhân của các quá trình tự nhiên, xã hội. Đặc biệt, ở lứa tuổi các em, khả năng nhanh nhạy, nắm bắt thông tin đã tương đối khá. Ở lớp 9, học sinh bắt đầu được học, tìm hiểu về các vấn đề địa lý KT - XH đất nước và địa phương. Tuy con bỡ ngỡ, mới lạ và yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đối với học sinh lớp 9 về địa lý KT - XH còn thấp, mức độ nhẹ; song những kiến thức, kỹ năng được thực hành, rèn luyện ở lớp 9 lại là tiền đề hết sức quan trọng để các em học tiếp địa lý KT – XH ở THPT. 3 1.5. Hiện trạng của việc sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học địa lý lớp 9 THCS. Hiện nay, việc sử dụng biểu đồ trong dạy học địa lý nói chung và dạy học địa lý lớp 9 THCS nói riêng còn ít hiệu quả, phần lớn sử dụng một số biểu đồ trong SGK nhưng chủ yếu là để minh họa cho kiến thức, chưa phát huy hết tác dụng của các loại biểu đồ. Việc hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ, xử lí SLTK ở trên lớp rất ít giáo viên chú trọng đến, nên đa số học sinh rất lúng túng khi vẽ biểu đồ và rút ra kết luận từ biểu đồ. 2. Phương pháp sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học địa lý lớp 9 THCS 2.1. Các hình thức biểu hiện biểu đồ trong dạy học địa lý lớp 9 THCS - Sử dụng biểu đồ trong SGK địa lý lớp 9 THCS. - Sử dụng biểu đồ trên các bản đồ giáo khoa treo tường. - Sử dụng biểu đồ trong Atlat địa lý Việt Nam. - Sử dụng biểu đồ trong các sách tham khảo. - Sử dụng biểu đồ trong các phương tiện thiết bị kỹ thuật dạy học hiện đại. 2.2. Sử dụng biểu đồ kết hợp với các phương pháp dạy học - Sử dụng biểu đồ kết hợp với phương pháp đàm thoại. - Sử dụng biểu đồ kết hợp với phương pháp thảo luận theo nhóm nhỏ. - Sử dụng biểu đồ kết hợp với phương pháp đặt và giải quyết vấn đề. 2.3. Phương pháp xây dựng biểu đồ trong dạy học địa lý lớp 9 THCS - Sự cần thiết phải xây dựng biểu đồ. - Nguyên tắc xây dựng biểu đồ. - Hướng dẫn sử dụng phần mềm máy vi tính để xây dựng biểu đồ. 2.4. Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ biểu đồ trong SGK địa lý lớp 9 THCS a. Tiến trình cụ thể hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ biểu đồ - Xác định mục đích khai thác biểu đồ. - Tìm hiểu nội dung, đặc điểm, chức năng của biểu đồ. - Khai thác các kiến thức biểu hiện trên biểu đồ. - Hướng dẫn học sinh kỹ năng vẽ biểu đồ. - Ra bài tập để học sinh tự xây dựng và phân tích biểu đồ. b. Các loại biểu đồ: Biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ miền. 3. Thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm việc sử dụng và xây dựng biểu đồ ở trường THCS Lê Hồng Phong - TP Yên Bái - Tỉnh Yên Bái thu được một số kết quả như sau: - Việc sử dụng biểu đồ để học sinh khai thác kiến thức đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy học địa lý KT - XH nói chung và địa lý lớp 9 THCS nói riêng, đồng thời qua sử dụng biểu đồ đã phát huy tối đa việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Làm cho lớp học sinh động hơn, giúp cho các em nắm được những kiến thức cơ bản của bài, đồng thời rèn luyện cho các em kỹ năng địa lý. - Qua kết quả thực nghiệm cho thấy SGK cần quan tâm hơn nữa tới việc sử dụng biểu đồ như: 4 tăng cường các bài tập thực hành, các kênh hình có sử dụng biểu đồ, để phát huy tác dụng như nó vốn có. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Dược (Tổng chủ biển), 2004. SGK địa lý 9. NXB giáo dục. [2] Nguyễn Dược (Tổng chủ biển), 2004. Sách giáo viên địa lý 9. NXB giáo dục. [3] Nguyễn Trọng Phúc, 2001. Phương tiện thiết bị kỹ thuật dạy học địa lý. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [4] Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Vũ Đình Hòa, Ngô Thị Hải Yến, 2008. Hướng dẫn giải bài tập địa lý 9. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfPhuong phap su dung va xay dung bieu do trong dayhoc dia ly lop 9 THCS.pdf