Đổi mới phương pháp dạy học trong những năm gần đây đã trở thành vấn đề cấp
thiết đang được các cấp, các ngành quan tâm. Sự phát triển giáo dục đòi hỏi phải đổi
mới việc giáo dục, đạo tạo thế hệ trẻ một cách toàn diện,theo kịp thực tế phát triển của
sản xuất và đời sống trong xã hội. Tại nghị quyết TW khoá VII đã nghi rõ “ Đổi mới
phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học và bậc học. Kết hợp tốt việc học với hành,
học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với
xã hội. áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư
duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2122 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí 11 (vận dụng trong bài Đông Nam Á), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ê, HỒ TIÊU CHÈ XINGAPO INĐÔNÊXIA CAMPUCHIA BRUNÂY THÁI LAN VIỆT NAM PHILIPPIN LÀO MALAIXIA MIANMA
18 4.2.3. Dạng 3: Bài tập tổng hợp điền khuyết và ghép nối mối quan hệ. Dạng này có độ phức tạp cao hơn hai dạng trên với yêu cầu cả nhận biết, thông hiểu, vận dụng và phân tích để thấy các mối quan hệ trong sơ đồ một cách khoa học, logic. Đây chính là tiền đề để học sinh có cơ sở tự lập được sơ đồ khi đã có kiến thức vững vàng VD: Điền tiếp vào ô trống và gạch nối vào sơ đồ thể hiện cơ cấu ngành nông nghiệp khu vực Đông Nam Á sao cho hợp lí: 4.2.4. Dạng 4: Bài tập trình bày nội dung theo sơ đồ Thực chất của dạng bài này là dựa trên sơ đồ hoàn chỉnh, nhiệm vụ cụ thể của giáo viên giao, học sinh trình bày nội dung kết hợp chỉ trên sơ đồ để đánh giá mức độ thu nhận thông tin và kỹ năng trình bày các kiến thức qua sơ đồ. VD: Cho sơ đồ sau, hãy trình bày đặc điểm và phân tích sự ảnh hưởng của đặc điểm đó đối với sự phát triển kinh tế xã hội các nước Đông Nam Á: NÔNG NGHIỆP ĐÔNG NAM Á TRỒNG CÂY LƯƠNG THỰC TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ ĂN QUẢ Lúa nương Ngô, Khoai Sắn Cây ăn quả Chăn nuôi Đánh cá Nuôi trồng thuỷ sản
19 4.2.5. Dạng 5: Bài tập thành lập sơ đồ theo yêu cầu, điều kiện Đây là dạng có yêu cầu cao. Dạng này đồi hỏi khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng toàn diện, huy động sự động não kiến thức cũ và mới, vừa để biên tập nội dung, vừa biên tập cho hình thức thể hiện và trình bày mà sản phẩm là sơ đồ. Mọi ý tưởng, ý đồ về nội dung và kiến thức sẽ được thể hiện thông qua sản phẩm này. GV sẽ căn cứ để đánh giá, học sinh sẽ học tập nhau, đánh giá nhau thông qua sơ đồ mà bạn khác làm hay tập thể làm. Ở trên lớp, giáo viên có thể cho thực hiện một sơ đồ với phạm vi nội dung hẹp, đơn giản. Các dạng bài phức tạp nên giao về nhà có hướng dẫn để học sinh vừa có thời gian để tổng hợp, ôn kiến thức, vừa có điều kiện để trình bày một cách khoa học. VD1: Dựa nội dung đã học về nông nghiệp Đông Nam Á, thành lập sơ đồ thể hiện cơ cấu ngành nông nghiệp của khu vực này (mức độ 1-thực hiện tại lớp). VD2: Dựa vào nội dung bài đã học, hãy thiết lập sơ đồ thể hiện sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển nông nghiệp Đông Nam Á. (mức độ 2, yêu cầu tổng hợp, khái quát cao hơn-giao về nhà, có gợi ý về nội dung và bố cục). IV. THỰC NGHIỆM. Để phát huy hiệu quả của phương pháp sơ đồ, giáo viên cần căn cứ nhiều yếu tố để linh hoạt trong việc lựa chọn sử dụng ở khâu nào? Biên soạn nội dung nào có sử dụng sơ đồ? Phải phối hợp như thế nào với các yếu tố khác để việc sử dụng sơ đồ có hiệu quả cao nhất? ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI DÂN CƯ XÃ HỘI Số dân đông Dân số trẻ (số người trong độ tuổi lao động cao) Phân bố dân cư không đều Đa dân tộc Đa tôn giáo, văn hoá,... Thuận lợi Khó khăn
20 1. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM: - Dựa vào tình hình thực tế nhà trường, tôi chọn hai lớp có chất lượng học lực khá tương đương nhau và tiến hành dạy để kiểm nghiệm. + Lớp thực nghiệm – dạy có sử dụng phối hợp các sơ đồ trong các khâu của quá trình dạy học cả trên lớp và giao nài tập về nhà. + Lớp đối chứng – dạy không sử dụng sơ đồ. - Thời lượng : 3 tiết bài Đông Nam Á. - Đánh giá kết quả: Kiểm tra tự luận tiết 1, 2; trắc nghiệm tiết 3 – thời gian: 10 phút. 2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 2.1. Về kết quả bài kiểm tra. Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm: Kết quả thực nghiệm Lớp thực nghiệm (lớp11A1: 54 học sinh) Lớp đối chứng (lớp 11A2: 52 học sinh) Bài thực nghiệm: Khu vực Đông Nam Á. Số lượng học sinh Giỏi % Khá % TB % Yếu % Giỏi % Khá % TB % Yếu % Tiết 1: Tự nhiên, Dân cư-xã hội 109 18,5 68,5 13,0 0 7,7 42,3 42,3 7,7 Tiết 2: Kinh tế. 109 17,7 64,8 18,5 0 9,6 44,2 42,3 3,9 Tiết 3: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. 109 22,2 64,8 13,0 0 14,5 44,2 34,6 7,7 Trung bình 109 19,1 66,1 14,8 0 10,3 43,6 39,7 6,4 Tai lớp đối chứng: - Phương pháp dạy không dùng sơ đồ trong tất cả các khâu của cả ba tiết. Nhìn chung chỉ có số ít có khả năng phân tích để thấy được bản chất. Tư duy của hâu hết học sinh còn phổ biến giản đơn, không có tính toàn diện và hệ thống trong trình bày các kiến thức có độ phức tạp cao như các mối quan hệ nhân quả. - Tỉ lệ điểm dưới trung bình còn rất lớn, tỉ lệ khá khiêm tốn, vẫn còn một số học sinh yếu. Tại lớp thực nghiệm:
21 - Phương pháp dạy có kết hợp sử dụng các sơ đồ ở một số khâu. Phương pháp dạy được kết hợp giữa các phương pháp khác nhau nhưng có điểm mới đó chính là dùng sơ đồ trong cả ba khâu chính: Dạy bài mới, kiểm tra-đánh giá, giao bài tập về nhà. Không khí học tâp sôi nổi, tích cực hơn, hiệu quả hơn. - Tỉ lệ khá và giỏi chiếm tỉ lệ chủ yếu. Tỉ lệ trung bình ở mức thấp hơn và không có học sinh yếu. 2.2. Nhận định tổng quát về kết quả thực nghiệm 2.2.1. Đối với giáo viên : - Qua thực tế chúng tôi thấy 100% giáo viên cho rằng sử dụng phương pháp sơ đồ vào bài giảng địa lí có hiệu quả cao. Các giáo viên dự giờ và dạy thực nghiệm đều công nhận việc sử dụng phương pháp sử dụng sơ đồ đã tạo cho học sinh khả năng tư duy sáng tạo, sự chủ động trong nhận thức, tích cực trong hoạt động. - Đa số giáo viên cho rằng: Trong dạy học hiện nay cần có sự đổi mới phương pháp, phương pháp sơ đồ hoá là một trong phương pháp tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, đề cao vai trò tích cực chủ thể người học, nhưng không coi nhẹ vai trò chỉ đạo của người dạy. 2.2.2. Đối với học sinh: - Sử dụng sơ đồ trong dạy học, học sinh được làm nhiều hơn, được suy nghĩ và tư duy nhiều hơn, chủ động, tích cực hơn trong quá trình tham gia vào xây dựng bài. Học sinh chăm chú nghe giảng, có hứng thú học tập vì, có tính chủ động rõ nét hơn thể hiện ở việc tự suy nghĩ , tìm hiểu và ghi nhớ thông tin. - Thông qua phương pháp sơ đồ, người học xây dựng được mối liên hệ giữa thông tin mới với những kiến thức và kĩ năng sẵn có. Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể tự lực khám phá những cái mình chưa biết, chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã sắp đặt sẵn. - Cả ký năng lí luận và kỹ năng hành động như khả năng tự thiết kế được sơ đồ, phân tích qua sơ đồ, đánh giá qua sơ đồ,... đều được phát huy tối đa trong tiếp nhận thông tin thông qua quá trình tự xử lí thông tin có logic, hệ thống. Với những tình huống và gợi ý của giáo viên đưa ra, học sinh suy nghĩ và tự tìm ra cách giải quyết (điền vào sơ đồ, hoàn chỉnh sơ đồ hoặc làm ngược lại,...). - Về mặt thái độ, tình cảm, học sinh được bộc lộ những khả năng, sáng tạo, linh hoạt ứng dụng vào các tình huống mới, biết tự phát hiện và giải quyết những vấn đề đặt ra và từ đó tạo lòng ham mê học tập, có quan điểm học tập đúng đắn hơn.
22 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Để tính khả thi của đề tài được cao, tôi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất đối với giáo viên và học sinh như sau: 1. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN: - Về nhận thức, có quan điểm và phương pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học đúng đắn. Cần có quan niệm rằng : sử dụng sơ đồ như một phương tiện, một phương thức, một phương pháp dạy học không thể thiếu. Đồng thời việc phải có nhận thức rằng không có một phương tiện hay công cụ nào có tính tối ưu tuyệt đối. Phải biết sử dụng phối hợp với các phương pháp và phương tiện khác. - Người giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian để tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp nhất. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần liên tục điều chỉnh và chọn lựa các phương án để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. - Cần có kỹ năng thiết kế sơ đồ, có tính linh hoạt trong việc đưa nội dung bài học dưới dạng sơ đồ hoá. Khi soạn bài cần phải sắp xếp nội dung một cách hợp lí khoa học, lôgíc từ đó lập ra một sơ đồ phù hợp nhất, trong đó thể hiện được mối liên hệ giữa các kiến thức bài giảng. - Cần có trình độ sử dụng và ứng dụng các phần mềm CNTT cơ bản để thuận lợi cho quá trình thiết kế hiệu quả nhất. 2. ĐỐI VỚI HỌC SINH: - Phải có động cơ học tập đúng đắn; say mê, hứng thú tìm tòi và sáng tạo trong học tập thông qua sơ đồ. - Luôn rèn luyện khả năng tư duy logic, khái quát hoá, ... cũng như các kỹ năng địa lí, đặc biệt tự học tập thông qua các sơ đồ. II. NHỮNG KIẾN NGHỊ - Về phía các nhà lí luận về phương pháp và chuyên môn cần tiếp tục nghiên cứu và viết sách tham khảo liên quan tới việc sử dụng sơ đồ trong dạy và học địa lí. - Các cấp quản lí giáo dục ở mỗi địa phương cũng nên tổ chức lồng ghep thành các chuyên đề trao đổi kinh nghiệm cấp tỉnh để có thể huy động trí tuệ tập thể đặc biệt trong hoàn cảnh chương trình mới còn nhiều bỡ ngỡ. Riêng với vấn đề ứng dụng phương pháp sơ đồ thì càng cần có các chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm từ thực tế nhiều hơn nữa.
23 - Về phía các cấp lãnh đạo tại các trường, cần cố gắng tạo điều kiện nhiều mặt đặc biệt mỗi trường cần có một phòng học bộ môn, có thiết bị nghe nhìn. Mỗi cá nhân giáo viên cần được hỗ trợ về mặt kinh phí cho việc thiết kế các sơ đồ cả trên giấy và trên máy giống như là việc đầu tư cho việc mua dụng cụ và phương tiện thực hành các bộ môn khác. - Về phía cá nhân mỗi giáo viên địa lí, cần có nhận thức đúng đắn qua điểm đổi mới dạy học và vận dụng chúng trong thực tiẽn. Thường xuyên, liên tục vận dụng phương pháp sơ đồ để giảng dạy, biến quá trình dạy truyền thống thành quá trình tự học của học sinh dựa trên sự điều khiển của giáo viên. III. KẾT LUẬN Với việc nghiên cứu, vận dụng lí luận vào những ví dụ cụ thể ở bài 11 - Đông Nam Á - địa lí lớp 11, tôi có đưa ra định hướng và các phương án dạy bằng phương pháp sơ đồ. Đó là những vấn đề mà tôi cảm thấy tâm đắc và thấy rằng nó có tính khả thi cao, ứng dụng không chỉ cho một bài trong chương trình mà còn ứng dụng cho nhiều bài khác ở khối lớp khác. Rộng ra cũng có vận dụng lí luận cho một số môn học khác trong trường THPT. Đề tài này hoàn thành với sự quan tâm chỉ đạo của ban chuyên môn nhà trường, sự tham gia góp ý và động viên của nhiều thầy cô giáo trong tổ và nhóm chuyên môn. Tuy nhiên do kinh nghiệm chưa nhiều, thời gian cho nghiên cứu và hoàn thành ngắn, cơ sở vật chất còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi xin chân thành cảm và mong tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp quí báu của các thầy cô giáo để đề tài có tính ứng dụng cao hơn.
File đính kèm:
- Phuong phap su dung so do trong day hoc Dia li 11.pdf