Biểu đồ có ý nghĩa như một công cụ trực quan đắc lực, một thành tố rất qua n trọng, thúc
đẩy quá trình dạy và học Địa lý đặc biệt làĐịa lý kinh tế -xã hội. Chúng rấ t hiệu quả trong việc lôi
kéo hoạt động của người học, tăng cường tính độc lập trong tư duy, tạo cho người học khả năng
tự phân tích, đánh giá, tổng hợp một vấn đề hay nội dung nào đó.
Chương trình Đị a lý 12THPT được ph ân phối nhiều nhất các nội dung Đị a lý kinh t ế
- xã hội Việ t Nam. Bởi vậy số l ượng các biể u đồ và bài t ập sử dụng biểu đồ cũng l à l ớn nhất nên v iệc sử
dụng biểu đồtrong dạy học Đị a l ý 12 l à hế t sức quan t rọng và cần thiết.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3961 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp sử dụng biểu đồ trong dạy học địa lý lớp12 THPT (chương trình nâng cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đại
lượng. So sánh tương quan về độ lớn giữa một số
đại lượng.
Biểu đồ cột
3) Thể hiện động thái phát triển và tương quan độ
lớn giữa các đại lượng.
Biểu đồ kết hợp cột đường
B - BIỂU ĐỒ CƠ CẤU
1) Thể hiện cơ cấu thành phần trong một tổng thể
và quy mô của đối tượng cần trình bày.
Biểu đồ tròn Hoặc ô vuông
2) Thể hiện quy mô và cơ cấu thành phần trong
một hay nhiều tổng thể.
Biểu đồ cột chồng cơ cấu
3) Thể hiện đồng thời cả hai mặt: cơ cấu và động thái
phát triển của đối tượng qua nhiều thời điểm.
Biểu đồ miền
- Phân loại theo hình thức:
Theo hình thức biểu hiện, biểu đồ được phân thành biểu đồ hình tròn, biểu đồ hình cột,
biểu đồ đường biểu diễn và biểu đồ miền.
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng biểu đồ trong dạy học Địa lý 12 a. Vai trò
của biểu đồ trong dạy học Địa lý 12:
Biểu đồ là nguồn tri thức để học sinh khai thác, khám phá, lĩnh hội kiến thức cơ bản. Đồng
thời trong quá trình sử dụng biểu đồ còn là phương tiện trực quan giúp học sinh rèn luyện kỹ năng
xử lý và phân tích các số liệu thống kê.
Trong dạy học Địa lý, số liệu thống kê là thành phần không thể thiếu được trong nội dung kiến
thức Địa lý, số liệu thống kê vừa để minh hoạ, chứng minh cho kiến thức Địa lý đồng thời vừa là
một nguồn tri thức về Địa lý tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội.
b. Thực trạng của việc sử dụng biểu đồ trong hoạt động dạy và học Địa lý 12:
Ở một số trường khảo sát, việc sử dụng biểu đồ của giáo viên chủ yếu là hình thức sử
dụng biểu đồ để minh hoạ cho tiết dạy trên lớp và cũng rất ít trường hợp giáo viên chuẩn bị trước
biểu đồ từ nhà để học sinh quan sát được trực quan hơn. Còn đối với hình thức như ra bài tập
hướng dẫn học sinh cách làm việc với biểu đồ để khai thác nguồn kiến thức của bài học còn rất hạn
chế. Do đó đa phần học sinh còn rất lúng túng khi vẽ biểu đồ và rút ra nhận xét, kết luận từ biểu đồ.
Đặc biệt đối với một số loại biểu đồ đã được đa dạng hoá về hình thức như biểu đồ hình
vuông, biểu đồ hình tam giác, biểu đồ bán nguyệt... thì đa số học sinh còn chưa hiểu hết biểu đồ thể
hiện vấn đề gì.
2. Phương pháp sử dụng các loại biểu đồ trong dạy học Địa lý lớp 12 THPT (Chương trình nâng
cao)
2.1. Một số nguyên tắc khi sử dụng biểu đồ trong dạy học Địa lý 12
- Phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản của bài học và nguồn số liệu thống
kê để sử dụng và xây dựng các loại biểu đồ thích hợp.
- Cần tăng cường rèn luyện cho học sinh kỹ năng vẽ các loại biểu đồ, kỹ năng phân tích
biểu đồ, kỹ năng xử lý số liệu thống kê và cao hơn là kỹ năng viết báo cáo ngắn gọn về một vấn
đề kinh tế - xã hội.
- Ngoài ra để việc sử dụng biểu đồ trong dạy học Địa lý lớp 12 THPT đạt hiệu quả cao cần
phải đảm bảo sự phù hợp của các yếu tố sau: nội dung kiến thức cơ bản, thời gian dạy học (cả ở
trên lớp và thời gian học tập ngoài giờ lên lớp của học sinh), trình độ nhận thức và tâm lí lứa tuổi
của học sinh cùng các điều kiện khác...
2.2. Phương pháp sử dụng biểu đồ trong dạy học Địa lý lớp 12 a. Các hình
thức sử dụng biểu đồ trong dạy học ĐL 12:
• Sử dụng biểu đồ trong sách giáo khoa:
Trong SGK Địa lý 12 (Chương trình nâng cao năm 2008) số lượng các biểu đồ cũng như bài
thực hành và bảng số liệu thống kê đã được bổ sung thêm nhiều so với chương trình cũ với 23 biểu
đồ, 7 bài thực hành kỹ năng vẽ biểu đồ, 38 bảng số liệu thống kê có thể sử dụng để thành lập biểu
đồ hỗ trợ cho giảng dạy và học tập. Các biểu đồ trong SGK còn được hỗ trợ bởi các các lược đồ,
sơ đồ hay các loại tranh, ảnh minh hoạ nên rất thuận lợi trong quá trình dạy học Địa lý. Để sử dụng
biểu đồ trong SGK đạt hiệu quả cao giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác nội dung kiến
thức bài học, hiểu được kiến thức trọng tâm của bài và giải đáp các vấn đề do giáo viên nêu ra.
Một trong những cách thúc đẩy học sinh khai thác tri thức biểu đồ từ SGK đạt hiệu quả là lập các
phiếu học tập hoặc ra các bài tập nhận thức.
• Sử dụng biểu đồ thể hiện trong các bản đồ giáo khoa treo tường:
Các bản đồ giáo khoa treo tường với kích thước đủ lớn để đảm bảo tính trực quan trong
dạy học Địa lý, song các biểu đồ thể hiện trên đó lại quá nhỏ khiến cho việc
giảng dạy trên lớp gặp nhiều khó khăn. Để sử dụng có hiệu quả các biểu đồ trên bản đồ giáo khoa treo
tường, giáo viên nên phóng to các biểu đồ cần thiết lên giấy Ao để tiện cho việc trình bày, hướng
dẫn trước cả lớp, đồng thời giáo viên có thể cập nhật thông tin kịp thời, hoặc giáo viên có thể sử dụng
nhiều bản đồ để học sinh tiện quan sát và nghiên cứu theo nhóm ở dưới lớp học.
• Sử dụng biểu đồ trong Átlát Địa lý Việt Nam:
Átlát Địa lý Việt Nam thực chất là một tập hợp các bản đồ treo tường thu nhỏ nhưng được sắp
xếp một cách có hệ thống và khoa học nên có thể coi là cuốn SGK thứ hai của chương trình Địa lý
12 THPT. Trong Átlát Địa lý Việt Nam tuy không có kênh chữ nhưng lại có nhiều bản đồ, biểu đồ,
tranh ảnh và có 32 bản đồ với 5 bản đồ biểu đồ, số lượng lớn hơn nhiều so với SGK nên đây là điều
kiện thuận lợi để học sinh khai thác tri thức và rèn luyện kỹ năng địa lý.
Với số lượng biểu đồ biểu hiện trong Átlát rất nhiều do đó giáo viên cần hướng dẫn học
sinh khai thác nội dung biểu đồ nào trước, nội dung biểu đồ nào sau sao cho phù hợp với nội
dung bài học. Trước tiên, các biểu đồ cần được phân tích để thấy được đối tượng biểu hiện theo xu
hướng nào? tăng hay giảm? tỉ lệ như thế nào so với toàn quốc?... Sau đó kết hợp với bản đồ phân
tích sự phân bố của đối tượng và mối quan hệ giữa các đối tượng.
b. Phương pháp sử dụng biểu đồ trong quá trình dạy học Địa lý lớp 12 THPT:
• Sử dụng biểu đồ trong khâu thiết kế bài giảng:
Để tiến hành bài giảng trên lớp được tốt thì khâu thiết kế bài giảng là khâu rất cần thiết và
quan trọng, bởi đây là bản kế hoạch được chuẩn bị trước của giáo viên về nội dung bài học,
phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, các hoạt động của giáo viên và học sinh, các tình
huống học tập...nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể của bài học. Các bước sử dụng biểu đồ trong
khâu thiết kế bài giảng:
- Bước 1: Lựa chọn biểu đồ
- Bước 2: Hình dung trước cách sử dụng biểu đồ
- Bước 3: Lựa chọn các hình thức biểu hiện của biểu đồ
• Sử dụng biểu đồ để hình thành kiến thức cơ bản cho học sinh ở trên lớp: Dạy học ở
trên lớp là một trong những khâu cơ bản và quan trọng. Việc sử dụng
biểu đồ để hình thành kiến thức cơ bản cho học sinh có vai trò quan trọng trong quá trình
dạy học và hình thành, rèn luyện cho các em kỹ năng tự học. Sử dụng biểu đồ để hình thành kiến thức cơ
bản cho học sinh ở trên lớp được chia thành các phương pháp đó là:
- Phương pháp sử dụng biểu đồ để hình thành khái niệm Địa lý cho học sinh
(phần kinh tế - xã hội)
- Phương pháp sử dụng biểu đồ để phân tích mối liên hệ của các hiện tượng Địa lý kinh tế -
xã hội.
- Phương pháp sử dụng biểu đồ để phân tích sự phân bố các hiện tượng Địa lý kinh tế - xã
hội.
• Sử dụng biểu đồ để củng cố kiến thức cho học sinh:
Việc rèn luyện kỹ năng Địa lý cho học sinh là rất cần thiết và quan trọng, nó vừa làm cho các
em nắm vững kiến thức lý thuyết và thực hành, làm cho kiến thức của các em được sâu rộng và
vững chắc hơn đồng thời làm tăng hứng thú cho việc học tập bộ môn. Việc sử dụng biểu đồ để
rèn luyện một số kỹ năng Địa lý cho học sinh bao gồm các kỹ năng cơ bản sau:
- Kỹ năng xử lý và phân tích bảng số liệu thống kê (chủ yếu là tính toán, chuyển
đổi số liệu...).
- Kỹ năng vẽ biểu đồ (trong đó có kỹ năng lựa chọn biểu đồ phù hợp với số liệu thống kê và
kiến thức đã học...).
- Kỹ năng phân tích biểu đồ.
- Kỹ năng viết báo cáo ngắn gọn về một vấn đề kinh tế - xã hội.
• Sử dụng biểu đồ để đánh giá, kiểm tra kiến thức và kỹ năng của học sinh:
Sử dụng biểu đồ trong khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh còn có tác dụng
rất lớn trong việc rèn luyện kỹ năng thực hành, rèn kỹ năng tự học qua đó phát triển tư duy Địa lý
cho các em. Để sử dụng biểu đồ trong khâu kiểm tra, đánh giá đạt hiệu quả cao cần tuân theo một
số nguyên tắc cơ bản sau:
- Phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình và các điều kiện cần thiết để giáo viên
xác định các loại kiến thức cần kiểm tra, hình thức kiểm tra sao cho phù hợp, trong đề bài kiểm tra
nên có thang điểm cho từng câu, từng phần để học sinh xác định được cần phải trả lời những gì và
bao nhiêu thì đủ.
- Khi kiểm tra cần kiểm tra nhiều loại kiến thức cơ bản, có hệ thống, tránh kiến thức vụn
vặt, có thể đánh giá chính xác, rõ ràng trình độ của học sinh.
- Kiểm tra phải đảm bảo được tính khách quan
KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu đã đề cập đến một số khía cạnh của việc sử dụng biểu đồ trong dạy
học Địa lý 12 THPT đó là:
- Xác định cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng biểu đồ trong dạy học Địa lý
12 THPT chương trình nâng cao phục vụ cho quá trình dạy học Địa lý 12 nói riêng và dạy học Địa lý
nói chung.
- Xác định và phân loại một số biểu đồ cơ bản thường được sử dụng trong SGK Địa lý ở
nhà trường THPT nói chung và SGK Địa lý nói riêng.
Bước đầu xác lập được về quy trình cũng như các hình thức sử dụng biểu đồ trong dạy
học Địa lý 12 THPT, kết hợp với phân tích các ví dụ cụ thể trong SGK để rút ra các phương pháp
hình thành và rèn luyện kỹ năng sử dụng biểu đồ cho học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Thanh Hải, 2003. Phương pháp sử dụng và xây dựng biểu đồ trong dạy học Địa lý kinh tế -
xã hội. Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
[2] Đặng Thị Hoa Lan. Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích biểu đồ trong dạy học Địa lý kinh tế - xã
hội Việt Nam ở lớp 9 - THCS. Khóa luận tốt nghiệp.
[3] Trần Thị Kim Nhung. Khai thác các loại hình biểu đồ trong giảng dạy Địa lý kinh tế
- xã hội lớp 11 THPT. Khóa luận tốt nghiệp.
[4] Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức, 2002. Ôn tập môn Địa lý theo chủ điểm. NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
[5] Đỗ Ngọc Tiến, Phí Công Việt, 2006. Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kỹ năng thi
vào Đại học, Cao đẳng môn Địa lý. NXB Giáo dục.
File đính kèm:
- Phuong phap su dung cac loai bieu do trong day hocDia ly lop 12 THPT.pdf